Giá Trị Sản Xuất Ngành Trồng Trọt Và Chăn Nuôi Của Huyện Củ Chi Các Năm 2010-2015 (Tính Theo Giá So Sánh 2010)


trại, cải tạo môi trường, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò cũng được từng bước cơ giới hoá. Các máy vắt sữa, máy băm cỏ, hầm biogas, trang thiết bị bảo quản sữa… được khuyến khích nông dân thực hiện. Đó chính là nỗ lực đáng ghi nhận của nông nghiệp huyện Củ Chi trong bước đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Về cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, trong giai đoạn 2005-2010, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 48,24% vượt 13,4% so nghị quyết đề ra, trồng trọt 40,11%, dịch vụ nông nghiệp 11,65% [11].

Củ Chi đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho các xã, thị trấn, nhất là đối với 5 xã điểm (Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Trung An, Trung Lập Hạ) và thực hiện thí điểm xây dựng 2 xã nông thôn mới (Tân Thông Hội và Thái Mỹ) theo 19 tiêu chí của Trung ương, bước đầu đạt được hiệu quả thiết thực. Trong giai đoạn 2006 - 2010 vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là 784,68 tỷ đồng, trong đó 5 xã điểm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là 120,68 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đạt doanh thu trên 100 triệu/ha/năm như mô hình trồng rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo theo hướng kinh tế trang trại.

Đối với diện tích trồng rau, năm 2005, trên địa bàn Củ Chi có 15 xã với tổng diện tích canh tác 802,83 ha, trong đó có 4 xã được Thành phố công nhận là vùng sản xuất rau an toàn (Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Thái Mỹ, Thị Trấn). Năm 2015, sản lượng rau các loại của Củ Chi là 88.144 tấn, chiếm 35,9% tổng sản lượng rau của cả Thành phố (245.334 tấn) [54; tr. 225].

Lĩnh vực chăn nuôi: Củ Chi đã đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng hình thành nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp như nuôi tôm càng xanh, cá kiểng, cá sấu, nâng tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp lên 30%.

Củ Chi đã đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa. Năm 2010, đàn bò sữa của huyện khoảng

40.000 con. Đến năm 2015 tổng đàn bò sữa của huyện là 79.487 con, cung cấp nguyên liệu cho các công ty sản xuất sữa như Vinamik, Dutch Lady…


Bảng 3.4. Số lượng bò phân theo quận/huyện năm 2015

Đơn vị: con


2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số

102.343

108.669

112.011

127.245

130.577

Quận 2

146

72

113

77

86

Quận 7

36

34

22

18

-

Quận 9

1.688

1.465

1.500

1.974

1.802

Quận 12

5.991

5.007

5.130

5.848

5.990

Gò Vấp

503

381

304

325

181

Tân Bình

313

286

98

82

57

Tân Phú

55

72

45

22

18

Bình Thạnh

199

190

171

189

165

Thủ Đức

539

628

620

574

165

Bình Tân

756

1.096

1.011

960

895

Củ Chi

62.044

69.015

73.705

82.703

79.487

Hóc Môn

23.882

23.305

23.767

29.386

20.333

Bình Chánh

6.052

6.988

5.383

4.889

4.438

Nhà Bè

21

72

80

96

72

Cần Giờ

118

58

62

102

139

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 14

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr.212.

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy số lượng đàn bò ở Củ Chi luôn cao nhất Thành phố, chiếm đến 60,87% tổng số lượng bò của toàn TP. Hồ Chí Minh (năm 2015). Năm 2015, dù số lượng bò giảm gần 3.000 con so với năm 2014, song nhìn chung, xu hướng tăng sản lượng bò sữa vẫn tương đối ổn định ở Củ Chi. Tính riêng trong 4 năm từ 2011 đến 2015, đàn bò ở Củ Chi đã tăng 17.443 con.

Nuôi heo tiếp tục được củng cố và mở rộng. Chăn nuôi heo tập trung ở các trại chăn nuôi của nhà nước và tư nhân như trại heo Tân Trung, hợp tác xã chăn nuôi heo Tiên Phong. Củ Chi là địa phương có số lượng đàn heo cao nhất trong Thành phố theo bảng 3.5 như sau:


Bảng 3.5. Số lượng heo phân theo quận/huyện

Đơn vị: Con



2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số

309.704

324.359

286.749

276.864

307.706

Quận 2

723

567

335

470

315

Quận 7

463

469

252

227

129

Quận 8

110

93

43

-

-

Quận 9

22.705

21.657

20.557

21.809

16.200

Quận 12

9.562

10.262

9.238

9.476

8.281

Gò Vấp

1.101

762

389

330

322

Tân Bình

93

24

-

-

-

Tân Phú

34

80

54

55

46

Bình Thạnh

1.093

884

1.105

989

1.174

Thủ Đức

10.317

9.902

9.713

9.337

8.530

Bình Tân

5.950

4.960

3.282

2.847

3.900

Củ Chi

164.915

173.842

153.125

145.379

185.070

Hóc Môn

36.430

40.565

37.834

34.347

28.967

Bình Chánh

47.291

50.261

41.943

43.354

48.049

Nhà Bè

6.018

6.747

5.637

5.281

4.495

Cần Giờ

2.899

3.284

3.242

2.963

2.228

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr.213.

Theo bảng trên, Củ Chi là huyện chiếm tới hơn một nửa trong tổng số đàn heo của toàn TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: 53,3% (năm 2011), 53,6% (2012), 53,4% (2013), 52,5%

(2014) và 60,1% (2015). Điều này đã phản ánh vị trí quan trọng của Củ Chi trong ngành chăn nuôi của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên do giá cả thực phẩm ngày càng tăng, dịch bệnh lở mồm long móng diễn ra đe dọa đàn heo liên tục, giá heo thấp người nông dân nuôi heo có lời nhưng ít vì vậy những hộ nuôi cá thể nhỏ lẻ đã bỏ chuồng không tiếp tục chăn nuôi.

Xét về giá trị ngành trồng trọt và chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, có thể thấy qua biểu đồ 3.9 sau đây:


Biểu đồ 3.9. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện Củ Chi các năm 2010-2015 (tính theo giá so sánh 2010)

Đơn vị: tỉ đồng

3000.0.000

2690.235.000 2754.045.000

2500.0.000

2325.964.000

2086.413.000

2000.0.000

1798.372.000

1500.0.0001273.765.000 1321.121.000 1351.096.000 1399.014.000 1474.167.000

1000.0.000

1581.455.000

1563.747.000

500.0.000

.0.000

2010

2011

2012

2013

2014

2015

trồng trọt chăn nuôi

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 -2015.

Từ biểu đồ trên, có thể thấy: Thứ nhất, giá trị sản lượng chăn nuôi và trồng trọt của huyện Củ Chi tăng đều qua các năm, trong đó, tốc độ phát triển bình quân trong cả giai đoạn 2010-2015 của ngành trồng trọt là 104,19%, ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh hơn với 111,73%. Thứ hai, xét về tỷ trọng, năm 2010, ngành chăn nuôi chiếm 47,7% tổng giá trị ngành nông nghiệp thì các năm 2011-2015 con số tương ứng là: 50,4%; 53,1%, 62,4%, 64,6% và 63,8%. Như vậy, nhìn chung xu hướng là tỉ trọng giá trị ngành chăn nuôi tăng, ngành trồng trọt giảm trong cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp huyện Củ Chi.

Về tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất của nông nghiệp, có thể thấy qua bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế huyện Củ Chi

Đơn vị: %



Kết quả đạt được

Giai đoạn

Tăng trưởng bình

quân

Nông nghiệp

Công nghiệp, thủ

công nghiệp

Thương mại,

Dịch vụ

2005 - 2010

20,26

9,41

20,91

27,34

2010 - 2015

18,96

8,16

20,01

18,76

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi, nhiệm kỳ VII, VIII, IX, X

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp hơn so với công nghiệp - thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Theo thống kê, năm 2010, giá


trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 2.855.220 triệu đồng; đến năm 2015, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp toàn huyện đạt 4.317.792 triệu đồng (tính theo giá so sánh 2010), tăng 108,62% [30]. Đây cũng là xu thế tất yếu trong quá trình đô thị hóa tại các vùng nông thôn của nước ta.

3.4.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Về giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ trên địa bàn Củ Chi có bước phát triển mạnh.

Trong giai đoạn 2005 - 2010, cơ cấu sản xuất công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp dân doanh.

Đến năm 2010, trên địa bàn Củ Chi có 2.029 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 67 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thu hút trên 43.959 lao động củađịaphương và một phần lao động nhập cư [11]. Giátrị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn trong các năm từ 2010 đến 2015 liên tục tăng nhanh:

Bảng 3.7. Giá trị toàn ngành công nghiệp của Củ Chi trong 5 năm 2010 - 2015


Chi tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ phát triển bình quân 2010- 2015

(%)

Giá trị (triệu đồng)


Giá trị (triệu đồng)

Giá trị (triệu đồng)


Giá trị (triệu đồng)


Giá trị (triệu đồng)


Giá trị (triệu đồng)

B

1

2

3

4

5

6

7

Tổng số

8.703.916

10.670.976

12.834.286

14.938.814

17.766.625

21.659.858

120,01

Theo cấp quản lý








Huyện quản lý

4.910.092

5.490.705

5.912.087

7.538.814

9.266.625

10.656.446

116,76

Thành phố quản lý

3.793.84

5.180.271

6.922.199

7.400.000

8.500.000

11.003.412

123,73

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010-2015.

Có thể thấy sự gia tăng nhanh chóng của giá trị ngành công nghiệp qua các năm. Chỉ tính riêng trong 5 năm 2010 - 2015, tốc độ phát triển bình quân của ngành là 129,01%, trong đó công nghiệp huyện quản lí đạt 116.76%; công nghiệp Thành Phố quản lí 123.73%. Điều này làm thay đổi cơ cấu giá trị các ngành kinh tế của huyện Củ Chi. Có thể thấy qua biểu đồ

3.10 như sau:


Biểu đồ 3.10. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị tính: %

18,86 10,87

70,27

nông lâm nghiệp

công nghiệp thương mại , dịch vụ

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ VII, VIII, IX, X.


Biểu đồ 3.10 cho thấy: Trong giai đoạn 2006 - 2010, công nghiệp, thủ công nghiệp là ngành có vị trí chủ đạo trong kinh tế của huyện Củ Chi. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp tiếp tục tăng trong cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện qua biểu đồ 3.11:

Biểu đồ 3.11. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 2015

Đơn vị tính: %


15,95

11,78

72,18

nông lâm nghiệp công nghiệp

thương mại , dịch vụ

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015.


Như vậy, ngành công nghiệp đã chiếm 72,18% giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Củ Chi (tăng 1,91% so với giai đoạn 2006 - 2010). Có thể nói, công nghiệp đã trở thành ngành kinh tế quan trọng nhất trong kinh tế của huyện. Đây là minh chứng rõ nét của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở huyện Củ Chi.


Từ năm 2010, tỷ trọng giá trị doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng cao luôn ở mức trên 90%. Trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 50% giá trị sản xuất (năm 2010 là 54.27%; năm 2015 đạt 56.40%).

Bảng 3.8. Tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp ngoài nhà nước của huyện Củ Chi

Đơn vị: %


Tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp ngoài nhà nước

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

95,58

97,44

97,27

97,21

97,35

97,28

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Củ Chi, số liệu tổng hợp năm 2015, mục Công nghiệp.


Củ Chi cũng là huyện có tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước ở mức cao so với các huyện ngoại thành thể hiện qua bảng 3.9:

Bảng 3.9. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước của các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: %


Huyện

Năm

2006

2008

2010

Củ Chi

99,2

114,9

193,7

Hóc Môn

172,2

112,4

123,9

Bình Chánh

216,3

129,4

131,8

Nhà Bè

82,8

122,5

126,6

Cần Giờ

123,5

81,8

144,9

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2002, 2006, 2008, 2010.


Dưới tác động mạnh mẽ của đô thị hóa, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra quá trình chuyển đổi nhanh chóng trong cơ cấu sản xuất kinh tế. Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2002 - 2008, Bình Chánh là huyện có tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước cao nhất. Song, đến năm 2010, Củ Chi là huyện có sự phát triển vượt bậc trong giá trị các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Nếu phân loại theo các sản phẩm công nghiệp, thứ tự đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của Củ Chi như sau:


Bảng 3.10. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp huyện Củ Chi

Đơn vị: %


Sản phẩm

Năm

2010

2015

Chế biến thực phẩm và đồ uống

18,28

24,77

Dệt

7,29

7,83

Sản xuất trang phục

10,55

6,82

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

8,44

3,89

SX sản phẩm từ cao su và plastic

42,13

41,41

SX máy móc thiết bị điện chưa được đưa vào các

hạng mục khác

4,76

8,77

Các ngành khác

8,55

6,51

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015.


Ở Củ Chi không có ngành công nghiệp khai khoáng do đặc điểm tự nhiên, vì vậy, 100% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện từ các ngành công nghiệp chế biến và tái tạo. Trong đó, ngành chủ lực của huyện là sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic (chiếm trên 40%). Trong vòng 5 năm, từ 2010 đến 2015, tăng nhanh nhất về giá trị là ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống (4.49%), tiếp đó là ngành sản xuất máy móc thiết bị điện chưa được đưa vào các hạng mục (tăng 4.01%) và ngành dệt (0.54%). Các ngành còn lại đều có xu hướng giảm tỉ trọng: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 4.55%), sản xuất trang phục (3,73%). Sự thay đổi tỉ trọng này phù hợp với định hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến của huyện Củ Chi.

Từ sự phát triển đó, ở Củ Chi đã hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy mô lớn. Đây là nhân tố quan trọng đưa tới những thay đổi mạnh mẽ trong kinh tế công nghiệp của huyện. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Năm 2010, trên địa bàn huyện Củ Chi đã có 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đi vào hoạt động với quy mô diện tích khoảng

2.000 ha và thu hút hàng chục ngàn lao động địa phương và nhập cư. Đến năm 2013, 06

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí