Hỗ Trợ Đào Tạo Nguồn Cán Bộ Quản Lý Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

- Tổ chức tập huấn về quản lý TACN cho cán bộ chuyên ngành tại các địa phương.


- Thành lập ban dự báo thị trường SX TACN, trong đó thành phần là các nhà quản lý, các hội, hiệp hội, các DN SX TACN.


- Đầu tư thêm thiết bị phân tích các phòng phân tích trực thuộc Bộ ngang tầm với các nước trong khu vực, bảo đảm kết quả phân tích đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời tăng cường phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước tạo mạng lưới kiểm soát chất lượng TACN trên toàn quốc.


- Đưa công nghệ thông tin vào quản lý TACN vì thông tin giá cả các nguyên liệu SX TACN không những trong nước mà cả trên thế giới diễn biến hàng ngày, hàng tuần.


5.4.2. Hỗ trợ đào tạo nguồn cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất thức ăn chăn nuôi


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo để nâng cao kiến thức quản lý TACN cho các cán bộ tại các Sở và các DN. Nội dung tập huấn tập trung chủ yếu là các kiến thức văn bản quản lý Nhà nước về TACN; tập huấn lấy mẫu TACN. Cụ thể:


- Tổ chức 5 lớp tập huấn các văn bản quản lý nhà nước về TACN và hướng dẫn công bố hợp quy TACN tại các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Đắc Lắc và thành phố Hồ Chí Minh với tổng cộng 298 học viên đến từ 30 Sở Nông nghiệp (71 học viên) và 163 doanh nghiệp (227 học viên) trên toàn quốc.

- Tổ chức 3 lớp tập huấn lấy mẫu TACN:


+ Một lớp tại Trung tâm Phân tich và Giám định Thực phẩm Quốc gia - Viện Công nghiệp Thực phẩm TP. Hà Nội gồm 50 học viên (33 người thuộc 18 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 người thuộc 7 PTN, 4 người thuộc Cục Chăn nuôi) phía Bắc tham dự.

+ Một lớp gồm 53 học viên (30 người thuộc 18 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 23 người thuộc 7 PTN) phía Nam tại Trung tâm dịch vụ phân tích - Sở KHCN TP. HCM.

+ Một lớp gồm 55 học viên riêng cho tỉnh Tiền Giang (theo chương trình thực hiện thí điểm của Bộ do Cục QLCLNLS và TS chủ trì).

Kết quả: các học viên đều nắm bắt được kỹ thuật lấy mẫu TACNtheo TCVN 4325:2007

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nên hỗ trợ tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo quảng bá và trao đổi thông tin với các DN trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và các địa phương về thị trường, tình hình SXKD và hoạt động quản lý nhà nước để nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị DN cho CBQL trong các DNNVV SX TACN. Hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng NNL được đánh giá là thiết thực, có ý nghĩa quan trọng đối với DNNVV, bước đầu đáp ứng nhu cầu của các DNNVV trong việc nâng cao hiểu biết về SXKD, những nhân tố cần và đủ cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả. Từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cán bộ chủ chốt trong DN về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng NNL, sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo NNL cho DN.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, các CBQL của DNNVV SX TACN rất cần được hỗ trợ đào tạo thêm các kỹ năng mềm được thể hiện trong đồ thị sau:



120










Kỹ năng bán hàng









100


Kỹ năng nghiên cứu thị trường

100


















88



Chăm só c khách hàng

80


77.3




72






Quản lý chất lượng







62.7




P hát triển nhó m làm việc

60











Kỹ năng đàm phán


40





33.3



26.7




Lập và thực hiện kế ho ạch kinh do anh

Kỹ năng lãnh đạo

20

12


12







9.3

Quản trị M arketing











Sử dụng hệ thống mạng máy tính

0










điện tử


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam - 17

Hình 5.1: Nhu cầu đào tạo cho CBQL của DNNVV trong ngành SX TACN

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)

Đồ thị trên cho thấy năm khóa học có nhu cầu hàng đầu với trên 50% người lựa chọn là (theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp): .

Quản trị Marketing

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Phát triển nhóm làm việc

Kỹ năng đàm phán


Họ mong muốn học các kỹ năng của quản trị marketing để góp phần tăng doanh số và xây dựng thương hiệu của DN trong lĩnh vực này. Họ cũng đã hiểu rõ nghiên cứu thị trường cũng là rất cần thiết để hiểu rõ nhu cầu thay đổi của khách hàng khi có nhiều lựa chọn hơn từ nền kinh tế hội nhập và tìm cách đáp ứng nhu cầu này. Theo kết quả khảo sát đã phân tích ở chương 4 thì phần lớn các CBQL ở cả 3 cấp (cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở) của các DNNVV trong ngành SX TACN đều rất yếu về kỹ năng đàm phán và thương thuyết. Chính vì vậy, khóa học này đã được 62,7% DN lựa chọn.

Các DNNVV cần nhiều hỗ trợ cụ thể khác để phát triển nguồn CBQL từ phía Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước. Đồ thị sau là kết quả khảo sát của tác giả về nhu cầu hỗ trợ của DNNVV để phát triển nguồn CBQL:



120









T chc các khóa đào to ti địa phương


100




100




100

Có chương trình đạo tạo từ xa, trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và va










Cung cấp thông tin về các khóa

80


60






62.7


72


61.3


hc cung cp trên thtrường


Có chính sách hỗ trợ về kinh phí đào tạo và phát triển cho DN nhỏ và va

Có chính sách khuyến khích học


38.7








tp sut đời

40









Xây dựng hệ thống đào tạo nghề nghiệp


20


21.3


9.3







Có chính sách khuyến khích DN

phát trin hình thc đào to trong công việc

0









Htrtài chính


Hình 5.2: Nhu cầu hỗ trợ của DNNVV để phát triển nguồn CBQL

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)

Từ kết quả trên cho thấy nhu cầu hàng đầu mà các DNNVV rất mong muốn có được đó là sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và phát triển. Trong khi nguồn ngân sách hỗ trợ hoạt động này còn hạn hẹp thì việc tổ chức thực hiện cần tập trung ít đầu mối, tránh chồng chéo để không bị phân tán nguồn lực.


5.5. Hạn chế của nghiên cứu


Hạn chế về cỡ mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng chỉ tập trung chủ yếu vào các DNNVV của ngành SX TACN ở miền Bắc mà chưa nghiên cứu cho các DNNVV của ngành trong cả nước.


Hạn chế về phương pháp thu thập dữ liệu: Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp chủ các DNNVV của ngành SX TACN ở miền Bắc, NCS gặp một số khó khăn là có những thông tin mong muốn không thể khai thác hết.


Hạn chế về phạm vi nghiên cứu: Đề tài mới chỉ nghiên cứu về phát triển nguồn CBQL ở các DNNVV, với các loại hình DN chủ yếu là Tư nhân, TNHH và Cổ phần không có yếu tố vốn nhà nước và nước ngoài.


Hạn chế về thời gian ứng dụng kết quả nghiên cứu: Kết quả đề tài chỉ ứng dụng trong thời gian đến năm 2020, sau đó phải có những nghiên cứu khác để bổ sung phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành SX TACN trong tương lai xa hơn.


Đề tài mới chỉ giới hạn nghiên cứu các giải pháp chủ yếu giúp DN tự phát triển nguồn CBQL trong DN, chưa nghiên cứu các giải pháp mang tính chất tổng thể, vĩ mô, đòi hỏi sự tham gia của nhà nước, của Bộ, ngành trong việc phát triển nguồn CBQL cho ngành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Chương 5 đã đưa ra định hướng phát triển NNL và nguồn CBQL trong các DNNVV, đồng thời làm rõ quan điểm phát triển nguồn CBQL để đề xuất giải pháp phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành SX TACN.


Căn cứ mục tiêu, định hướng phát triển, kết quả phân tích thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nguồn CBQL trong DNNVV của ngành SX TACN, chương 5 đã đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn CBQL và hoàn thiện hoạt động này tại các DNNVV của ngành. Các giải pháp tập trung vào 2 nhóm nội dung: 1. Nhóm giải pháp cho các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nguồn CBQL; 2. Nhóm giải pháp cho các hoạt động phát triển nguồn CBQL.


Đồng thời tác giả đưa ra các kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ phát triển DNNVV như hoàn thiện các chính sách vĩ mô, chương trình trợ giúp đào tạo NNL, nguồn CBQL cho các DNNVV…

KẾT LUẬN


DNNVV SX TACN có những đóng góp rất quan trọng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi Việt nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế, các DNNVV với những đặc điểm còn nhiều hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ, năng lực quản lý...sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển. Phát triển NNL nói chung và nguồn CBQL nói riêng là một giải pháp quan trọng giúp DNNVV thực hiện được các mục tiêu chiến lược SXKD, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi Việt nam trong những năm tới.


Luận án đã hệ thống hóa những lý luận về phát triển NNL và nguồn CBQL; đã tổng hợp lý thuyết về nội dung, hoạt động phát triển nguồn CBQL trong DNNVV. Trên cơ sở đó, luận án đã thu thập thông tin, phân tích thực trạng về nguồn CBQL và các hoạt động phát triển nguồn CBQL trong DNNVV của ngành SX TACN. Luận án đã chỉ ra những năng lực còn yếu của CBQL và những hạn chế trong hoạt động phát triển nguồn CBQL. Phần lớn chủ DN có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động phát triển nguồn CBQL nhưng họ chưa thực hiện có hiệu quả. Các DNNVV chưa có quy trình cụ thể để đánh giá hiệu quả phát triển nguồn CBQL; không có bộ phận chuyên trách về phát triển NNL; hoạt động phát triển NNL và nguồn CBQL không được thực hiện thường xuyên. Vì vậy mà các DNNVV chưa có kế hoạch phát triển cá nhân phù hợp với kế hoạch phát triển của DN cho từng CBQL để họ có kế hoạch học tập nâng cao năng lực.


Trên cơ sở những đánh giá nêu trên, luận án đã đề xuất một số quan điểm, các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nguồn CBQL trong DNNVV của ngành SX TACN. Các giải pháp cho DNNVV là: Chủ các DNNVV cần hiểu rõ tầm quan trọng của phát triển nguồn CBQL và vai trò của mình trong phát triển nguồn CBQL; Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển nguồn CBQL; Xây dựng các chương trình hỗ trợ cho đào tạo và phát triển NNL và nguồn CBQL; Thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển cá nhân cho nguồn CBQL; Bên cạnh sự nỗ lực của DNNVV, Nhà nước, Bộ, ngành cần hoàn thiện các chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích phát triển DNNVV.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Th.s Nguyễn Thị Anh Trâm và Th.s Phạm Thị Thúy Vân, "Năng lực cán bộ quản lý trong các DNNVV ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam", Số 187 (II) tháng 1/2013, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, trang 109-114


2. Th.s Nguyễn Thị Anh Trâm, "Nhu cầu đào tạo một số kỹ năng cần thiết cho cán bộ quản lý trong các DNNVV ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam", Số 450 tháng 3/2013, Tạp chí Lao động và xã hội, Bộ Lao động thương binh xã hội, trang 30-31


3. Th.S Nguyễn Thị Anh Trâm, "Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Thực trạng năng lực lãnh đạo - quản lý của nữ doanh nhân Hà nội", tháng 09/2012, Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Quản trị kinh doanh, trang 35-40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt


1. Bùi Thị Phương Thảo (2007), Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 2007 – 2020, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.


2. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản tư pháp.


3. CIEM, DOE, ILSSA (2008), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam – Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007. Nhà xuất bản tài chính.


4. Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.


5. Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo Nguồn nhân lực cho DNNVV.


6. Đặng Văn Tùng (2003), Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông trong giai đoạn 2002 – 2010, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.


7. Đinh Văn Toàn (2005). Đánh giá nhu cầu đào tạo - một nội dung trọng tâm của công tác lập kế hoạch đào tạo ở đơn vị. Tạp chí Điện lực số 5, tháng 5/2005, tr. 3-5.


8. Hồng Minh (2006), “Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Lao động & Xã hội, Số 283 (từ 16/3 – 31/3/2006).


9. Lê Bá Lịch (2007), Tổng quan ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí