Thông Tin Về Nuôi Trùn: Từ Kết Quả Thu Thập, Phân Tích Và Nhận Định Trong Thực Tế Sản Xuất Đã, Đang Nuôi Trùn Với Hình Thức Nào, Qui Mô Bao Nhiêu?.


Hình 1 2 1 Trao đổi và thu thập thông tin 1 3 4 Hỏi và ghi nhận thông tin Sau khi 1Hình 1 2 1 Trao đổi và thu thập thông tin 1 3 4 Hỏi và ghi nhận thông tin Sau khi 2


Hình 1.2.1. Trao đổi và thu thập thông tin


1 3 4 Hỏi và ghi nhận thông tin Sau khi trao đổi về tình hình nuôi và tiêu thụ 3

1.3.4. Hỏi và ghi nhận thông tin

Sau khi trao đổi về tình hình nuôi và tiêu thụ trùn, lần lượt hỏi các câu hỏi theo thứ tự đã chuẩn bị sẵn ở trong bảng. Hỏi đến câu hỏi nào, ghi chép thông tin câu hỏi đó vào bảng câu hỏi (Hình 1.2.2).


Hình 1.2.2. Ghi chép thông tin vào phiếu hỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Trong quá trình trao đổi, có những thông tin phù hợp nhưng không có trong bảng câu hỏi thì ghi những thông tin đó vào trong sổ mang theo.

* Lưu ý: Khi thu thập thông tin, người hỏi cần:

- Có thái độ thân thiện và thoải mái;

- Tiếp xúc bằng mắt;

- Hỏi những câu hỏi đơn giản và rõ ràng;

- Tránh định hướng câu trả lời khi đưa ra câu hỏi;

- Sử dụng câu hỏi bắt đầu bằng “cái gì, khi nào..” để thăm dò thông tin;

- Làm rõ thông tin khi cần thiết;

- Diễn giải lại thông tin để đảm bảo bạn hiểu đúng thông điệp từ người cung cấp thông tin;

- Đặt câu hỏi với người cung cấp thông tin khi bạn nghi ngờ về độ chính xác của thông tin được cung cấp (ví dụ: đưa ra ví dụ về các thông tin đối lập được thu thập từ các nguồn khác);

- Bày tỏ sự quan tâm và chú ý vào người nói;


- Làm cho người cung cấp thông tin nghĩ rằng họ là chuyên gia;

- Không ngắt lời người cung cấp thông tin;

- Thường xuyên bày tỏ sự đồng tình hoặc thán phục;

- Giữ yên lặng để khuyến khích người cung cấp thông tin nói.

1.4. Phân tích thông tin

Trên cơ sở bảng trả lời câu hỏi đã ghi chép và những nội dung khác thu thập được, tiến hành phân tích từng loại thông tin:

1.4.1. Thông tin về nuôi trùn: Từ kết quả thu thập, phân tích và nhận định trong thực tế sản xuất đã, đang nuôi trùn với hình thức nào, qui mô bao nhiêu?.

1.4.2. Thông tin về chuẩn bị nuôi trùn: Phân tích, so sánh về nơi bán, giá cả con giống, nguồn thức ăn cho trùn, công xây dựng chuồng trại, dụng cụ phục vụ cho nuôi và thu hoạch trùn....

1.4.3. Thông tin tiêu thụ trùn và các sản phẩm của trùn: Phân tích về nhu cầu tiêu thụ trùn và các sản phẩm của trùn quế, phương thức mua bán … của cơ sở đã đi điều tra.

1.5. Kết luận thông tin nuôi và tiêu thụ trùn

- Kết luận thông tin về diện tích (qui mô) trùn được nuôi, các hình thức nuôi, kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng và thu hoạch trùn.

- Kết luận thông tin nơi bán, giá cả con giống, dụng cụ phục vụ nuôi trùn, phương thức mua bán …

- Kết luận về quy mô tiêu thụ trùn và các sản phẩm của trùn.

2. Khảo sát vị trí xây dựng chuồng nuôi trùn

2.1. Chọn hướng chuồng

Trùn quế được nuôi với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi trong khay, chậu, thùng xốp hoặc nuôi trên luống… nên người nuôi trùn chưa quan tâm nhiều đến việc chọn hướng chuồng. Tuy nhiên, nếu chọn được hướng chuồng phù hợp thì sẽ đảm bảo được các điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… trong chuồng nuôi, tạo điều kiện sống tốt nhất giúp trùn sinh trưởng và phát triển.

Cũng như chuồng nuôi các động vật khác, nguyên tắc làm chuồng là phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Chính vì vậy, chuồng nuôi thường được đặt theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam (Hình 1.2.3). Khi đặt chuồng nuôi trùn theo một trong hai hướng này sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng buổi sáng chiếu vào chuồng, lượng ánh sáng này có chứa tia cực tím giúp chuồng nuôi được khô ráo, sạch sẽ và còn góp phần tiêu diệt vi khuẩn làm môi trường trong chuồng nuôi trùn được tốt hơn.


Hình 1 2 3 Hướng chuồng nuôi trùn thuận lợi nhất 2 2 Chọn vị trí đặt chuồng 4


Hình 1.2.3. Hướng chuồng nuôi trùn thuận lợi nhất

2.2. Chọn vị trí đặt chuồng

2.2.1. Nền chuồng

a. Các yêu cầu khi chọn vị trí đặt chuồng

- Nền chuồng cao ráo, thoáng mát, không bị ngập úng, đất cứng;

- pH đất đạt trung tính (6,5-7,5);

- Ít ánh sáng chiếu vào;

- Tránh xa các loại địch hại (gà, vịt, cóc, nhái, chuột, kiến….);

b. Các phương pháp xác định pH đất;

* Sử dụng thiết bị, dụng cụ đo

- Kiểm tra bằng giấy quỳ

Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ dùng để đo độ pH của đất bao gồm 5

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ dùng để đo độ pH của đất bao gồm:


+ Giấy qùy hay còn gọi là qùy tím được dùng để thử độ pH của đất (Hình 1.2.4).


Hình 1.2.4. Giấy quỳ


+ Chai và ly nhựa


+ Cân đồng hồ loại 1kg (Hình 1.2.5).


Bước 2. Lấy mẫu đất


Hình 1 2 5 Cân đồng hồ loại 1 kg Xác định vị trí và lấy mẫu đất trên 6

Hình 1.2.5. Cân đồng hồ loại 1 kg

+ Xác định vị trí và lấy mẫu đất: trên mảnh đất làm nền nuôi trùn chúng ta lấy 5 mẫu đất ở 5 vị trí khác nhau (4 vị trí ở 4 góc và 1 vị trí ở trung tâm) (Hình 1.2.6 và 1.2.7)


Hình 1 2 6 Các vị trí đất cần lấy Hình 1 2 7 Lấy mẫu đất Trộn đều 5 mẫu 7Hình 1 2 6 Các vị trí đất cần lấy Hình 1 2 7 Lấy mẫu đất Trộn đều 5 mẫu 8

Hình 1.2.6. Các vị trí đất cần lấy Hình 1.2.7. Lấy mẫu đất


+ Trộn đều 5 mẫu đất lại với nhau, sau đó để ngoài nắng phơi cho khô đất (Hình 1.2.8 và 1.2.9).



Hình 1 2 8 Trộn đều 5 mẫu đất Hình 1 2 9 Phơi khô đất Đập đất khô ra nhỏ 9Hình 1 2 8 Trộn đều 5 mẫu đất Hình 1 2 9 Phơi khô đất Đập đất khô ra nhỏ 10

Hình 1.2.8. Trộn đều 5 mẫu đất Hình 1.2.9. Phơi khô đất


+ Đập đất khô ra nhỏ rồi trộn đều (Hình 1.2.10).


+ Cân lấy 100 g để đem kiểm tra độ pH của đất (Hình 1.2.11).


Hình 1 2 10 Đập nhỏ đất Hình 1 2 11 Cân đất Bước 3 Tiến hành đo độ pH Cho 11

Hình 1.2.10. Đập nhỏ đất


Hình 1 2 11 Cân đất Bước 3 Tiến hành đo độ pH Cho 100g đất mẫu đã được 12

Hình 1.2.11. Cân đất


Bước 3. Tiến hành đo độ pH


+ Cho 100g đất mẫu đã được phơi khô, tán nhỏ, nhặt sạch rễ cây, rơm rạ, đá sỏi vào chai nhựa (Hình 1.2.12).


Hình 1 2 12 Cho đất vào chai Đổ nước vào khoảng 2 3 chai lắc kỹ cho đất hòa 13

Hình 1.2.12. Cho đất vào chai


+ Đổ nước vào khoảng 2/3 chai, lắc kỹ cho đất hòa tan với nước (Hình 1.2.13 và 1.2.14).


Hình 1 2 13 Đổ nước vào chai Hình 1 2 14 Lắc đều Để lắng khoảng 30 phút Hình 14Hình 1 2 13 Đổ nước vào chai Hình 1 2 14 Lắc đều Để lắng khoảng 30 phút Hình 15

Hình 1 2 13 Đổ nước vào chai Hình 1 2 14 Lắc đều Để lắng khoảng 30 phút Hình 16

Hình 1.2.13. Đổ nước vào chai Hình 1.2.14. Lắc đều


+ Để lắng khoảng 30 phút (Hình 1.2.15).


Hình 1 2 15 Để lắng lấy nước trong Rót phần nước trong ra khoảng 2 3 ly Hình 1 17

Hình 1.2.15. Để lắng lấy nước trong


+ Rót phần nước trong ra khoảng 2/3 ly (Hình 1.2.16).


Hình 1.2.16. Rót nước ra ly


+ Xé 1 tấm giấy qùy (Hình 1.2.17) và nhúng nhẹ vào nước, chờ vài phút hoặc đến khi giấy quỳ đổi màu (Hình 1.2.18).


Hình 1 2 17 Xé giấy quỳ Hình 1 2 18 Nhúng giấy quỳ vào nước Bước 4 Đọc kết 18Hình 1 2 17 Xé giấy quỳ Hình 1 2 18 Nhúng giấy quỳ vào nước Bước 4 Đọc kết 19


Hình 1.2.17. Xé giấy quỳ Hình 1.2.18. Nhúng giấy quỳ vào nước


Bước 4: Đọc kết quả

Để mảnh giấy qùy đã đổi màu ấy trên mặt hộp. Sau đó so sánh màu sắc của mảnh giấy với các phần màu in trên mặt hộp trùng màu nào thì bên cạnh tương ứng có ghi độ pH đất và đọc kết quả (Hình 1.2.19).

Đất có độ pH từ 3 0 5 0 là đất có tính axit rất cao đất rất chua Đất có 20

Đất có độ pH từ 3,0-5,0 là đất có tính axit rất cao (đất rất chua)

Đất có độ pH từ 5,1 -6,0 là đất có tính axit cao (đất chua)

Đất có độ pH từ 6,1-7,0 là đất có tính axit trung bình (đất trung tính)

Đất có độ pH từ 7,1-8,0 là đất có tính hơi kiềm (đất kiềm)


Hình 1 2 19 So sánh với thang màu Kiểm tra bằng máy đo pH cầm tay Bước 1 Cắm 21

Hình 1.2.19. So sánh với thang màu


- Kiểm tra bằng máy đo pH cầm tay

Bước 1. Cắm đầu que nhựa ngập trong đất, tạo thành một lỗ nhỏ trên mặt đất, độ sâu khoảng 5 cm (Hình 1.2.20).


Hình 1.2.20. Cắm que nhựa vào trong đất


Bước 2. Mở máy bằng nút on-off, sau đó chờ khoảng 5 giây để máy tự hiệu chỉnh (Hình 1.2.21).


Bước 3. Cắm đầu điện cực vào lỗ nhỏ vừa tạo xong và chờ khoảng 30 giấy, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên (Hình 1.2.22).


Hình 1 2 21 Hiệu chỉnh máy đo pH Hình 1 2 22 Cắm đầu điện cực vào trong lỗ 22

Hình 1.2.21. Hiệu chỉnh máy đo pH


Hình 1 2 22 Cắm đầu điện cực vào trong lỗ Bước 4 Đọc kết quả đo hiển 23

Hình 1 2 22 Cắm đầu điện cực vào trong lỗ Bước 4 Đọc kết quả đo hiển 24

Hình 1.2.22. Cắm đầu điện cực vào trong lỗ


Bước 4. Đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình máy đo pH (Hình 1.2.23).


Hình 1.2.23. Đọc kết quả


Bước 5. Vệ sinh dụng cụ

+ Rửa điện cực bằng nước sạch, lau khô bằng vải mềm (Hình 1.2.24).

+ Rửa cây tạo lỗ bằng nước sạch và lau khô (Hình 1.2.25).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024