- Yêu cầu đổi mới công nghệ SX TACN: Trong những năm tới, các DNNVV SX TACN Việt Nam nên áp dụng công nghệ dây chuyền SX TACN công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực: có hệ thống xilo dự trữ bảo quản nguyên liệu; có hệ thống điều khiển tự động đối với tải nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, xử lý nhiệt, ép đùn viên; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý TACN.
4.2. Thống kê mô tả mẫu
Như đã được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, đối tượng tham gia trong nghiên cứu là các giám đốc/chủ DN hoặc trưởng phòng/phụ trách nhân sự của DNNVV trong ngành SX TACN tại miền Bắc Việt Nam. Số lượng phiếu phát ra là 150 phiếu, số lượng phiếu thu về là 90 phiếu, số phiếu có thể sử dụng là 75 phiếu.
Trong tổng cộng 75 phiếu hồi đáp, 43 người tham gia trả lời rằng DN của họ được thành lập và hoạt động được 5 – 10 năm (57,33%). Số DN hoạt động trên 10 năm là 22 với tỷ lệ 29,3%. Số DN hoạt động dưới 5 năm trong ngành này là thấp nhất với 10 DN (13,3%).
Hình 4.1: Số năm hoạt động của doanh nghiệp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Theo kết quả khảo sát thì đa số (65.3%) các DN hoạt động trong ngành nghề này là DN cổ phần. Số còn lại là DN TNHH và DN tư nhân với tỷ lệ lần lượt là 21,3% và 13,3%.
13.3%
Tư nhân
21.3%
TNHH
65.3%
Cổ phần
Hình 4.2: Loại hình của doanh nghiệp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Hình 4.3: Tổng số lao động của DN
Hình 4.4: Tổng số CBQL của DN
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Phần lớn DN có tổng số lao động từ 50 – 100 người với tỷ lệ 64%. Số DN có 100 – 300 lao động chiếm 22,7% và còn lại là dưới 50 người (13,3%).
Trong đó số DN có lao động quản lý từ 10 – 30 người chiếm tỷ lệ lớn nhất (64%). DN có trên 30 CBQL chiếm 22,7% và chỉ có 13,3% DN có số CBQL dưới 10 người.
Theo kết quả phỏng vấn, thì đa số người tham gia đều trả lời rằng số lao động quản lý chiếm khoảng 10% trên tổng số lao động của DN. Họ cũng khẳng định rằng cơ cấu đó hoàn toàn hợp lý, đáp ứng được yêu cầu hoạt động và phát triển của DN.
4.3. Thực trạng nguồn cán bộ quản lý
Việc đánh giá hiện trạng nguồn CBQL sẽ giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ cán bộ trong các DNNVV của ngành SX TACN tại miền Bắc Việt Nam. Từ đó chỉ ra những năng lực, kỹ năng còn thiếu so với yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong hiện tại và tương lai sắp tới, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn CBQL sau này. Kết hợp với việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL sẽ giúp cho việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV phù hợp với yêu cầu phát triển của các DN cũng như từng cá nhân CBQL trong thời gian tới.
4.3.1. Về số lượng
Theo như kết quả khảo sát của tác giả thì có đến 73,3% DN trả lời số lượng CBQL của DN trong 5 năm qua tăng ít hơn 20% so với tổng số và chỉ có 10,7% trong tổng số các DN điều tra có số lượng CBQL tăng nhiều hơn 20%. Như vậy, còn có 16% DN không tăng số lượng CBQL trong 5 năm qua.
4.3.2. Về chất lượng
Chất lượng nguồn CBQL của các DNNVV được đánh giá thông qua khung năng lực thực hiện nhiệm vụ ở 3 cấp độ quản lý trong DN: CBQL cấp cao, CBQL cấp trung và CBQL cấp cơ sở. Năng lực thực hiện nhiệm vụ phụ thuộc vào sự hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lãnh đạo và giải quyết công việc hàng ngày của các CBQL và đặc biệt còn phụ thuộc vào thái độ, phong cách làm việc của họ. Nghiên cứu này của tác giả sẽ đưa ra những đánh giá về năng lực hiện có của CBQL ở 3 cấp trong DNNVV của ngành SX TACN.
CBQL cấp cao
Đối với CBQL cấp cao, phiếu đánh giá gồm 4 tiêu chuẩn lớn (Năng lực tư duy, Năng lực quản lý, Năng lực chuyên môn, Quan hệ giao tiếp và ứng xử), với 14 tiêu chí cụ thể.
Bảng 4.8: Năng lực thực hiện nhiệm vụ nguồn CBQL cấp cao
Năng lực cán bộ quản lý | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý (%) | Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý (%) | |
Năng lực tư duy | |||||
1 | Có tầm nhìn dài hạn về sự PT của ngành, cơ quan, đơn vị | 3.20 | 0.615 | 10.7 | 30.7 |
2 | Đề ra được kế hoạch thực hiện mục tiêu chiến lược | 3.16 | 0.717 | 18.7 | 34.7 |
Năng lực quản lý | |||||
3 | Bố trí bộ máy tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ | 3.12 | 0.697 | 18.7 | 30.7 |
4 | Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với định hướng PT của DN | 2.93 | 0.502 | 16 | 9.3 |
5 | Xây dựng các quy chế quản lý rõ ràng, hợp lý và được sự đồng thuận của cán bộ | 3.15 | 0.730 | 20 | 34.7 |
6 | Tạo lập được môi trường làm việc đoàn kết, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và hợp tác | 3.37 | 0.785 | 12 | 42.7 |
7 | Ra quyết định quản lý phù hợp và kịp thời | 3.19 | 0.748 | 20 | 38.7 |
Năng lực chuyên môn | |||||
8 | Hoạch định chiến lược và kế hoạch PT chuyên môn chuyên ngành sâu thuộc phạm vi phụ trách | 3.21 | 0.684 | 14.7 | 36 |
9 | Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng PT đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp với sự PT chuyên ngành | 3.09 | 0.738 | 22.7 | 32 |
10 | Đề ra và thực hiện đúng chính sách khen thưởng, kỷ luật | 3.53 | 0.977 | 16 | 50.7 |
Năng lực giao tiếp, ứng xử | |||||
11 | Thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác | 3.17 | 0.724 | 18.7 | 36 |
12 | Có kỹ năng đàm phán, thương thuyết | 2.87 | 0.502 | 20 | 6.7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Cbql
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Của Hoạt Động Phát Triển Nguồn Cbql Trong Dn
- Đặc Điểm Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Ngành Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Nam
- Đánh Giá Năng Lực Hiện Có Của Nguồn Cbql Cấp Trung
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Cán Bộ Quản Lý
- Nguyên Nhân Dn Không Tổ Chức Thực Hiện Phát Triển Nguồn Cbql
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
Giải quyết, điều hoà tốt các mâu thuẫn trong đơn vị | 3.44 | 0.904 | 18.7 | 53.3 | |
14 | Có khả năng tiếp cận và đánh giá chính xác các thông tin liên quan đến thị trường | 3.19 | 0.711 | 17.3 | 36 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
Về năng lực tư duy, có 2 tiêu chí cụ thể về năng lực tư duy là khả năng phân tích tổng hợp và khả năng hoạch định, chiến lược, sách lược. Trong đó tiêu chí về khả năng phân tích tổng hợp được đánh giá với tỷ lệ không cao (điểm trung bình = 3,20); 30,7% người được hỏi nhận định rằng CBQL cấp cao của DN họ có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển của ngành, cơ quan, đơn vị.
Theo kết quả khảo sát, 34,7% DN khẳng định rằng CBQL cấp cao của họ đề ra được kế hoạch thực hiện được mục tiêu chiến lược (có khả năng tổng hợp và phân tích môi trường hoạt động; hiểu được đặc điểm điều kiện và khả năng phát triển của ngành), tỷ lệ này khá thấp. Trong một môi trường luôn biến động thì việc nhận rõ cơ hội, thách thức và những ảnh hưởng có thể có của môi trường tác động đến các hoạt động của DN là hết sức quan trọng. Do vậy, năng lực về khả năng phân tích tổng hợp và kỹ năng phân tích môi trường hoạt động cho CBQL cần được nâng cao hơn nữa trong tương lai gần.
Việc xác định mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu dựa trên định hướng chiến lược vốn là yêu cầu cần thiết để tổ chức duy trì và phát triển. Vì vậy, các DN cần thiết phải nâng cao năng lực đó của các CBQL trong thời gian tới đây.
Năng lực quản lý nói chung của các CBQL được đánh giá ở mức trung bình (điểm từ 2,93 đến 3,53). Trong đó, tiêu chí Đánh giá cán bộ, khuyến khích động viên và Năng lực tổ chức, quản lý và điều hành được cho điểm cao nhất (lần lượt là 3,53 và 3,37). Đây là điểm mạnh của đội ngũ CBQL trong các DNNVV và cần tiếp tục được phát huy hơn nữa.
Xét về năng lực tổ chức, quản lý và điều hành thì tiêu chí “Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với định hướng phát triển của DN” được đánh giá thấp hơn cả (điểm trung bình = 2,93).
Đánh giá cán bộ và khuyến khích động viên là một kỹ năng quan trọng cần có của đội ngũ CBQL. Với mức điểm trung bình là 3,53 cho thấy việc đánh giá cán bộ và khuyến khích động viên cán bộ nhân viên đã được thực hiện khá tốt theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của các DN. Song để phát huy cao hơn nữa tinh thần làm việc hăng say của CBQL, để giữ lại những người tài, lãnh đạo và chủ DN cần có những cơ chế động viên, chế độ thưởng phù hợp.
Về năng lực chuyên môn: Ngoài những năng lực về tư duy, quản lý điều hành nói trên, một quản lý giỏi cũng cần có hiểu biết sâu, nắm vững thật chắc chuyên ngành phụ trách. Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ CBQL của DN có chuyên môn chưa cao (điểm trung bình dao động là 3,0).
Khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển chuyên môn chuyên ngành sâu thuộc phạm vi phụ trách được đánh giá mức 3,21 là không cao. Chúng ta cũng thấy trong tiêu chuẩn về năng lực tư duy ở trên, việc xác định và xây dựng kế hoạch cho mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cũng chỉ ở mức 3,16. Cho nên kỹ năng xây dựng và kế hoạch thực hiện mục tiêu đặt ra rất cần được đội ngũ CBQL của DN chú trọng và có biện pháp nâng cao trong thời gian tới.
Về quan hệ giao tiếp và ứng xử, Khả năng giao tiếp, ứng xử được đánh giá trên mức trung bình với các tiêu chí cụ thể trong nhóm này là thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác, giải quyết, điều hoà tốt các mâu thuẫn trong đơn vị) đều được cho điểm trên 3,0.
Khả năng đàm phán, thương thuyết và ra quyết định được đánh giá ở mức thấp nhất (điểm trung bình = 2,87). Chỉ có 6,7% người được hỏi trả lời rằng CBQL của DN họ có kỹ năng này khá tốt. Việc nắm bắt những kỹ năng đàm phán và thương thuyết sẽ phục vụ rất nhiều cho hoạt động và sự phát triển của DN. Đây là một đòi hỏi cấp thiết, cần được đội ngũ lãnh đạo DN chú trọng.
Tóm lại, qua bảng đánh giá năng lực hiện có của đội ngũ CBQL trong các DNNVV, chúng ta thấy nổi lên một số mặt mạnh cần phát huy và một số hạn chế cần khắc phục trong tương lai.
Bảng 4.9: Đánh giá năng lực hiện có của nguồn CBQL cấp cao
Một số hạn chế | |
Đánh giá cán bộ và khuyến khích động viên Giải quyết, điều hoà tốt các mâu thuẫn trong đơn vị Tạo lập được môi trường làm việc đoàn kết, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và hợp tác | Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với định hướng phát triển của DN còn yếu. Kỹ năng đàm phán, thương thuyết và ra quyết định còn hạn chế |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)
CBQL cấp trung
Đối với CBQL cấp trung, phiếu đánh giá gồm 3 tiêu chuẩn lớn (Năng lực quản lý, Năng lực chuyên môn, Quan hệ giao tiếp và ứng xử), với 16 tiêu chí (Bảng 4.10)
Về năng lực quản lý, các tiêu chí trong nhóm này được đánh giá khá đồng đều và ở mức trên trung bình. Trong đó khả năng tạo lập được môi trường làm việc đoàn kết, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và hợp tác được đánh giá cao nhất (điểm trung bình = 3,35) với 45,3% sự đồng thuận của các DN tham gia khảo sát. Tuy nhiên tiêu chí xây dựng các quy chế quản lý rõ ràng, hợp lý và được sự đồng thuận của cán bộ chỉ nhận được mức điểm trung bình = 3,09, thấp nhất trong nhóm năng lực này.
Kỹ năng đánh giá cán bộ và khuyến khích động viên cũng nhận được mức điểm tương đối tốt so với các tiêu chí khác trong nhóm này. Đây là kỹ năng rất quan trọng và cần thiết vì thế các DN cần phải quan tâm hơn nữa để trang bị kỹ năng này cho các CBQL.
Bảng 4.10: Năng lực thực hiện nhiệm vụ của nguồn CBQL cấp trung
Nội dung | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Hoàn toàn không đồng ý và Không đồng ý (%) | Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý (%) | |
Năng lực quản lý | |||||
1 | Bố trí bộ máy tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ | 3.20 | 0.697 | 16 | 36 |
2 | Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với định hướng phát triển của DN | 3.20 | 0.735 | 18.7 | 38.7 |
3 | Xây dựng các quy chế quản lý rõ ràng, hợp lý và được sự đồng thuận của cán bộ | 3.09 | 0.841 | 30.7 | 40 |
4 | Tạo lập được môi trường làm việc đoàn kết, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và hợp tác | 3.35 | 0.668 | 10.7 | 45.3 |
5 | Ra quyết định quản lý phù hợp và kịp thời | 3.27 | 0.741 | 17.3 | 44 |
6 | Giám sát, kiểm tra việc thực hiện công việc thường xuyên, đúng quy trình và điều chỉnh, đề xuất điều chỉnh kế hoạch thực hiện kịp thời | 3.29 | 0.632 | 9.3 | 38.7 |
7 | Sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện một cách rõ ràng, có tính thuyết phục | 3.32 | 0.640 | 9.3 | 41.3 |
8 | Đề ra và thực hiện đúng chính sách khen thưởng, kỷ luật | 3.25 | 0.660 | 12 | 37.3 |
Năng lực chuyên môn | |||||
9 | Có chuyên môn sâu về chuyên ngành phụ trách | 3.49 | 0.760 | 9.3 | 52 |
10 | Có kiến thức, hiểu biết rộng về những lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan | 3.23 | 0.727 | 17.3 | 40 |
11 | Hoạch định được chiến lược và kế hoạch phát triển chuyên môn chuyên ngành sâu thuộc phạm vi phụ trách | 3.28 | 0.627 | 9.3 | 37.3 |
12 | Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chuyên môn chuyên ngành phù hợp với định hướng chung của DN | 3.13 | 0.759 | 22.7 | 36 |
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành | 3.16 | 0.736 | 20 | 36 | |
Năng lực giao tiếp, ứng xử | |||||
14 | Có kỹ năng đàm phán, thương thuyết | 3.11 | 0.669 | 17.3 | 28 |
15 | Giải quyết, điều hoà tốt các mâu thuẫn trong đơn vị | 3.35 | 0.688 | 12 | 46.7 |
16 | Có khả năng tiếp cận và đánh giá chính xác các thông tin liên quan đến thị trường | 3.33 | 0.844 | 18.7 | 46.6 |