Xử Lý Bã Sắn Thành Thức Ăn Chăn Nuôi Bằng Bằng Công Nghệ Đường Hóa Và Lên Men Đồng Thời

Xây dựng đường chuẩn Glucose: Dung dịch glucose chuẩn 0,1%: Pha 10ml dung dịch glucose 0,1% (hay 5555,56 µM) bằng cách cân 0,01g glucose, sau đó bổ sung nước cất để có 10ml dung dịch. Xây dựng đường chuẩn glucose (Bảng 1.1, Phụ lục 1).

Dựng đường chuẩn Maltose: Dung dịch maltose chuẩn 0,1% (hay 2923,98

µM) bằng cách cân 0,01g maltose, sau đó bổ sung nước cất để có 10ml dung dịch. Từ dung dịch maltose chuẩn, pha các dung dịch maltose có nồng độ từ 0; 584,80; 1169,59; 1754,39; 2339,18 và 2923,98 µM và xây dựng đường chuẩn maltose (Bảng 1.2, Phụ lục 1). Trộn đều, đo mật độ quang ở bước sóng 540 nm, nồng độ hồ tinh bột là 1%.

Phương pháp đo

Phản ứng của dung dịch đường cần phân tích với thuốc thử DNS được tiến hành như sau:

Từ enzyme thô pha loãng ra các nồng độ 500, 1000, 2000 lần với đệm axetat 0,05M, pH 6,5. Sau đó tiến hành kiểm tra hoạt tính enzyme.

Bảng 3.1. Xác định hoạt tính enzyme


Thành phần

Mẫu thử (Blank)

Mẫu kểm tra (Test)

Enzyme thô (µl)

0

50

Cơ chất tinh bột (µl)

50

50


Ủ 500C trong 10 phút


DNS (µl)

100

100

Đun ở 1000C trong 5 phút để nguội ở nhiệt độ phòng

Enzyme thô (µl)

50

0

Nước cất (µl)

800

800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển chủng nấm sợi và tối ưu điều kiện lên men sản xuất đa enzyme α-amylase, glucoamylase, cellulase ứng dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi - 7

Lắc đều, đo OD ở bước sóng 540nm

Nồng độ đường khử trong mẫu được xác định nhờ vào đường chuẩn glucose và đường chuẩn maltose đã dựng.

Dựa vào đường chuẩn glucose xác định được hoạt tính cellulase (cơ chất CMC) và glucoamylase (cơ chất tinh bột), dựa vào đường chuẩn maltose xác định hoạt tính của α-amylase.

Một đơn vị hoạt tính enzyme (Unit: U) được xác định là lượng enzyme cần thiết để tạo ra 1µM glucose hoặc maltose từ cơ chất trong 1 phút ở điều kiện thí nghiệm. Hoạt tính cellulase, α - amylase và glucoamylase được thể hiện bằng đơn vị trên 1 gam cám gạo lên men (U/g).

Hoạt tính enzyme (U/g) = X.k

t

Trong đó: X: hàm lượng đường khử (µM) được giải phóng trong dung dịch sau phản ứng enzyme; k: hệ số pha loãng; t: thời gian phản ứng (phút).

e. Tối ưu điều kiện lên men xốp chủng nấm sợi đột biến chọn lọc cho sinh tổng hợp đa enzyme (α- amylase, glucoamylase và cellulase)

Các thông số được nghiên cứu bao gồm: Cơ chất (cám mì, cám gạo, vỏ trấu, mùn cưa). Độ ẩm cơ chất (20, 30, 40, 50, 60 và 70%, w/v). Nhiệt độ lên men (20,

25, 30, 35, 40 và 45oC). pH ban đầu của cơ chất lên men (3,0; 3,5; 4; 4,5; 5; 5,5;

6; 6,0; 6,5 và 7). Thời gian lên men (từ 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 ngày), tuổi giống (1, 2, 3 và 4 ngày). Nguồn carbon và nitrogen: Nguồn carbon gồm glucose, maltose, tinh bột gạo, sucrose, mỗi loại 1% được bổ sung vào cơ chất lên men xốp. Nguồn nitrogen như: ure, cao nấm men, tryptone, peptone, NH4Cl, NH4NO3, mỗi loại 1% được bổ sung vào cơ chất lên men xốp.

Tiến hành: Tiến hành tối ưu đơn biến từng thành phần theo thứ tự các thông số lên men như sau:

Tối ưu cơ chất lên men: Lên men xốp chủng nấm sợi đột biến chọn lọc với các cơ chất khác nhau (cám mì, cám gạo, vỏ trấu, mùn cưa), độ ẩm 30%, pH 4,5, tuổi giống 3 ngày tuổi, lên men ở nhiệt độ 30oC trong 5 ngày. Sau khi lên men, xác định hoạt tính cellulase, α-amylase và glucoamylase, lựa chọn cơ chất thích hợp nhất cho sự sản sinh các enzyme của chủng nấm sợi chọn lọc.

Tối ưu độ ẩm lên men: Tiến hành lên men xốp chủng nấm sợi chọn lọc với cơ chất tối ưu, điều chỉnh cơ chất lên men ở các độ ẩm khác nhau (20, 30, 40, 50, 60 và 70%), pH 4,5, tuổi giống 3 ngày tuổi, nhiệt độ 30oC, thời gian lên men 5 ngày. Lựa chọn độ ẩm thích hợp nhất cho sự sản sinh các enzyme.

Tối ưu nhiệt độ lên men: Lên men xốp chủng nấm sợi chọn lọc ở cơ chất tối ưu với độ ẩm thích hợp, pH 4,5, tuổi giống 3 ngày tuổi, lên men trong 5 ngày ở các nhiệt độ khác nhau (20, 25, 30, 35, 40 và 45oC). Xác định hoạt tính của các enzyme cellulase, α-amylase và glucoamylase và lựa chọn pH thích hợp nhất.

Tối ưu pH: Lên men xốp chủng nấm sợi chọn lọc ở cơ chất tối ưu với độ ẩm thích hợp, điều chỉnh pH của môi trường lên men ở các mức khác nhau (3,0; 3,5; 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,0; 6,5 và 7), tuổi giống 3 ngày tuổi, lên men trong 5 ngày ở nhiệt độ tối ưu. Xác định hoạt tính của các enzyme cellulase, α-amylase và glucoamylase và lựa chọn pH thích hợp nhất.

Tối ưu thời gian lên men: Tiến hành lên men xốp chủng nấm sợi chọn lọc ở cơ chất tối ưu, điều chỉnh cơ chất ở độ ẩm và pH thích hợp, bổ sung giống 3 ngày tuổi, lên men từ 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 ngày ở nhiệt độ tối ưu. Sau các thời gian lên

men, xác định hoạt tính enzyme và lựa chọn thời gian lên men thích hợp nhất cho sự sản sinh cellulase, α-amylase và glucoamylase của chủng nấm chọn lọc.

Tối ưu tuổi giống: Lên men chủng nấm sợi chọn lọc với cơ chất đã được lựa chọn, điều chỉnh độ ẩm, pH ban đầu ở mức thích hợp, bổ sung giống ở các tuổi giống khác nhau (1, 2, 3 và 4 ngày tuổi), lên men ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Lựa chọn tuổi giống thích hợp nhất cho sự sản sinh các enzyme.

Lựa chọn nguồn cacbon bổ sung: Tiến hành lên men xốp chủng nấm sợi ở các điều kiện tối ưu đã được lựa chọn, bổ sung 1% nguồn cacbon (glucose, maltose, tinh bột gạo, sucrose). Xác định hoạt tính enzyme và lựa chọn nguồn carbone bổ sung thích hợp nhất cho sự sản sinh cellulase, α-amylase và glucoamylase của chủng nấm chọn lọc.

Lựa chọn nguồn nitơ bổ sung: Tiến hành lên men xốp chủng nấm sợi ở các điều kiện tối ưu đã được lựa chọn, bổ sung 1% nguồn cacbon thích hợp và 1% các nguồn nitơ khác nhau (ure, cao nấm men, tryptone, peptone, NH4Cl, NH4NO3). Xác định hoạt tính enzyme và lựa chọn nguồn nitơ bổ sung thích hợp nhất cho sự sản sinh cellulase, α-amylase và glucoamylase của chủng nấm chọn lọc.

3.2.2. Xử lý bã sắn thành thức ăn chăn nuôi bằng bằng công nghệ đường hóa và lên men đồng thời

3.2.3.1. Vật liệu

Bã sắn tươi được thu gom trực tiếp từ các cơ sở chế biến tinh bột thuộc xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Bã sắn được chứa trong các túi nilon và giữ trong phòng lạnh (<10°C) cho đến khi sử dụng trong vòng 30 ngày.

Chế phẩm đa enzyme thô gồm cellulase, α-amylase và glucoamylase có hoạt tính mỗi enzyme đạt 30 U/g, được sản xuất từ chủng nấm sợi đột biến Aspergillus niger GA15 bằng phương pháp lên men xốp ở điều kiện tối ưu tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo quy trình ở phụ lục 5.

Chế phẩm probiotic: Chế phẩm probiotic bao gồm Saccharomyces cerevisiae, Lactobacillus sp. và Bacillus sp. sử dụng trong đề tài được đóng gói dưới dạng bột, mật độ đạt 107cfu/g mỗi loại từ Phòng Các chất chức năng sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

3.2.2.2. Phương pháp

a. Đường hóa bã sắn bằng enzyme

Lựa chọn nồng độ enzyme thích hợp: Cân 10g bã sắn tươi cho vào bình tam giác 250 ml, điều chỉnh độ ẩm 30% (w/v) bằng HCl 0,01%. Bổ sung chế phẩm đa enzyme thô ở các nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8, 10%) (theo khối lượng cơ chất). Ủ

hỗn hợp ở nhiệt độ phòng, sau 24 giờ tiến hành lấy mẫu xác định hàm lượng tinh bột, xơ thô và hàm lượng đường khử. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần.

Lựa chọn thời gian đường hóa: Tiến hành ủ bã sắn với enzyme ở nồng độ thích hợp ở điều kiện như mô tả ở trên trong 60 giờ. Cứ sau 12 giờ ủ, mẫu được lấy để xác định lượng đường khử. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần.

b. Đường hóa và lên men bã sắn đồng thời tạo sản phẩm giàu protein

Xác định mức bổ sung (NH4)2SO4 thích hợp: Cân 10 g bã sắn cho vào bình tam giác 250 ml, điều chỉnh độ ẩm 30% bằng HCl 0,01%, bổ sung chế phẩm enzyme thô ở hàm lượng thích hợp và 0,5% chế phẩm probiotic (theo khối lượng cơ chất). Bổ sung (NH4)2SO4 vào hỗn hợp lên men với hàm lượng 0; 0,5; 1; 1,5 g/100g bã sắn (tương ứng 0; 0,5; 1; 1,5 %). Tiến hành lên men ở nhiệt độ phòng. Sau 48 giờ xác định hàm lượng protein thô, protein thực, lượng protein tăng để xác định hàm lượng bổ sung (NH4)2SO4 thích hợp.

Lượng Protein tăng (Protein gain- PG) được xác định bằng công thức: PG = Pf - Po (% vật chất khô (VCK))

Trong đó: Po: Hàm lượng protein ở thời điểm bắt đầu (0 giờ) (% VCK) Pf: Hàm lượng protein sau khi lên men (48 giờ) (% VCK)

Xác định thời gian tối ưu: Lên men lỏng bã sắn có bổ sung enzyme, chế phẩm probiotic (như mô tả ở trên) cùng nitơ ở nồng độ thích hợp. Lên men trong 96 giờ ở nhiệt độ phòng, sau mỗi 24 giờ lấy mẫu phân tích hàm lượng protein thực, xác định thời gian lên men thích hợp cho đường hóa và lên men đồng thời bã sắn. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần.

c. Lên men bã sắn ở điều kiện tối ưu làm thức ăn cho lợn

Cân 80kg bã sắn tươi vào thùng lên men (dung tích 120l), bổ sung 400g chế phẩm probiotic (tương ứng 0,5%), chế phẩm đa enzyme và (NH4)2SO4 với hàm lượng thích hợp, trộn đều, điều chỉnh về độ ẩm 30% bằng nước máy. Đặt các bình lên men ở trong phòng kín. Sau thời gian lên men thích hợp, tiến hành lấy mẫu xác định thành phần dinh dưỡng (protein thô, protein thực, tinh bột, xơ thô, lipit thô, khoáng tổng số, axit hữu cơ tổng số, HCN), pH và chất lượng cảm quan.

d. Phương pháp phân tích

Phương pháp lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325:2007 Xác định hàm lượng vật chất khô theo TCVN 4326:2007.

Định lượng khoáng tổng số (tro thô) theo TCVN 4327:2007. Định lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007.

Xác định hàm lượng lipit thô theo TCVN 4321:2007. Định lượng canxi theo TCVN 1526: 2001.

Định lượng protein thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328:2007.

Phương pháp xác định hàm lượng Protein thực: Nghiền nhỏ mẫu, hòa với nước cất trong bình tam giác, đun cách thủy trong 30 phút. Để nguội, kết tủa protein bằng axit tricloaxetic. Tách kết tủa, rửa sạch và định lượng nitơ theo phương pháp của Kjeldahl.

Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột: Tinh bột được thủy phân thành đường trong dung dịch HCl 10% ở điều kiện đun sôi trong bình cách thủy trong 90 phút. Dung dịch thủy phân được làm nguội và trung hòa bằng NaOH với chỉ thị methyl da cam. Hàm lượng đường sau khi thủy phân được xác định bằng phương pháp DNS theo mô tả của Miller (1959).

Đường khử được xác định theo phương pháp DNS được đề xuất bởi Miller (Miller, 1959).

pH được đo bằng máy đo pH để bàn của hãng Mettler Toledo, Trung Quốc. HCN và aflatoxin được gửi phân tích tại viện Vệ sinh và an toàn thực phẩm

Quốc gia.

3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bã sắn lên men trong khẩu phần ăn đến năng suất chăn nuôi lợn thịt

3.2.3.1. Vật liệu

Lợn F1(Landrace x Yorkshire): 72 lợn cái và 72 lợn đực thiến có khối lượng trung bình từ 20kg đến xuất chuồng.

3.2.3.2. Bố trí thí nghiệm

Chọn ngẫu nhiên 144 lợn con F1 (Landrac x Yorkshire) đồng đều về tuổi và khối lượng được chia ngẫu nhiên vào 4 lô (ĐC, TN1, TN2 và TN3), mỗi lô 36 con chia làm 3 ô (lặp lại 3 lần), mỗi ô thí nghiệm là 12 con (6 đực, 6 cái). Bốn lô nuôi bằng 4 khẩu phần ăn có sử dụng mức bã sắn lên men khác nhau (tương ứng: 0, 10; 20 và 30% BSLM (tính theo VCK) (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm


Chỉ tiêu

ĐC

TN1

TN2

TN3

Số con/ô thí nghiệm (con)

12

12

12

12

Số lần lặp lại

3

3

3

3

Tổng số lợn/lô thí nghiệm (con)

36

36

36

36

Thời gian nuôi (ngày)

122

122

122

122

Thời gian nuôi GĐ1 (ngày)

50

50

50

50

Thời gian nuôi GĐ2 (ngày)

72

72

72

72

KL bắt đầu TN (kg)

20,04 ± 1,49

20,37 ± 1,59

20,41 ± 1,56

19,80 ± 1,57

BSLM (% VCK)

0

10

20

30

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm gồm có bã sắn sau lên men (BSLM) phối trộn với các nguyên liệu thông thường đang được sử dụng để cân đối khẩu phần dựa trên tiêu chuẩn NRC (2012). Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn thí nghiệm chia làm 2 giai đoạn 20-50 kg và 50 kg đến xuất bán (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng khẩu phần thí nghiệm


Nguyên liệu

Giai đoạn 20-50kg


Giai đoạn 50 kg - đến xuất bán

ĐC

Lô TN1

Lô TN2

Lô TN3

ĐC

Lô TN1

Lô TN2

Lô TN3

Thành phần nguyên liệu (% VCK)

Ngô hạt

47,30

42,00

33,50

28,80

48,50

40,20

34,50

31,40

Cám mì

24,00

20,30

18,00

14,00

30,00

30,00

26,00

19,00

Khô đỗ tương

20,00

20,00

19,00

16,50

13,00

12,00

13,00

13,10

Bột cá nhạt

5,00

3,90

3,80

4,80

4,50

3,50

1,50

1,30

Dầu ăn

1,00

1,10

3,00

3,20

1,00

1,30

2,00

2,20

Premix khoáng (*)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Methionine

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

lysine

0,20

0,20

0,20

0,20

0,10

0,10

0,10

0,10

D.C.P 18%

1,80

1,80

1,80

1,80

2,00

2,00

2,00

2,00

Bazyme P

0,00

0,00

0,00

0,00

0,10

0,10

0,10

0,10

Muối ăn

0,25

0,25

0,25

0,25

0,35

0,35

0,35

0,35

Toxisorb

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

BSLM

0,00

10,00

20,00

30,00

0,00

10,00

20,00

30,00

Thành phần dinh dưỡng

Protein thô (%)

19,01

19,01

19,01

19,04

16,76

16,66

16,53

16,76

Lipit thô (%)

5,03

4,59

4,11

3,72

4,77

4,3

3,81

3,43

Xơ thô (%)

5,13

6,07

7,02

7,87

5,33

6,49

7,42

8,14

Khoáng tổng số (%)

4,06

4,59

4,94

5,61

3,8

4,23

4,42

4,87

Canxi (Ca) (%)

0,79

0,77

0,79

0,85

0,81

0,79

0,73

0,75

Photpho (P) (%)

0,88

0,98

1,11

1,25

0,91

1,03

1,1

1,2

NLTĐ (ME, kcal/kg)

3039,07

3069,18

3145,93

3178,37

2982,7

2991,75

2912,55

3044,75

(*) Thành phần Primix khoáng gồm ZnSO4, FeSO4. MnSO4, CuSO4, biotin như bảng 1.4 phụ lục 1

Lợn được cho ăn 3 lần/ngày. Trong chuồng có hệ thống núm uống nước tự động cho lợn uống tự do. Lợn con được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy trình của Trung tâm giống lợn Chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn, năng suất thân thịt, chất lượng và thành phần hóa học của thịt lợn.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích và xác định các chỉ tiêu theo dõi

Phân tích thành phần hóa học nguyên liệu và thức ăn tại Phòng thí nghiệm trung tâm Khoa Chăn nuôi- Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo phương pháp ở mục 3.2.2.

Xác định năng lượng trao đổi (ME) theo công thức của Noblet & Perez (1993): ME (kcal/kg VCK) = 4168 - 12,3 x KTS + 1,4 x Protein thô + 4,1 x Lipit thô - 6,1 x Xơ thô (Trong đó: ĐVT của biến: g/kg/VCK)

Khả năng sinh trưởng: khối lượng bắt đầu (kg), khối lượng kết thúc giai đoạn nuôi (kg), sinh trưởng tích luỹ qua các tháng tuổi (kg), sinh trưởng tuyệt đối (ADG) (g/ngày)

Khối lượng của từng cá thể được xác định tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử Mettler Toledo (Trung Quốc), lợn được cân từng con vào buổi sáng trước khi cho ăn. Tăng khối lượng (g/ngày) được tính dựa trên chênh lệch về khối lượng kết thúc và khối lượng bắt đầu của từng cá thể và số ngày nuôi thí nghiệm.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): Tổng lượng thức ăn thu nhận/tổng khối lượng lợn tăng lên trong giai đoạn thí nghiệm.

Năng suất thịt: khối lượng giết mổ (kg), khối lượng móc hàm (kg), khối lượng thịt xẻ (kg), tỷ lệ thịt móc hàm (%), tỷ lệ thịt xẻ (%), chiều dài thân thịt (cm), độ dày mỡ lưng (mm) và dày cơ thăn (mm)

Kết thúc thí nghiệm, mỗi lô chọn 6 lợn thịt của 3 lần lăp lại (tỷ lệ đực cái: 1:1, lợn có khối lượng bằng khối lượng trung bình của lô trong mỗi lần lặp lại) để xác định các chỉ tiêu về năng suất thân thịt. Lợn mổ khảo sát được cho nhịn đói 24 giờ trước khi giết mổ.

Sau khi xác định khối lượng sống, tiến hành giết mổ cạo lông, bỏ tiết và nội tạng cân xác định khối lượng móc hàm. Tỷ lệ móc hàm được tính dựa trên khối lượng trước khi giết thịt và khối lượng móc hàm. Khối lượng thịt xẻ được cân sau khi đã bỏ đầu và 4 chân. Tỷ lệ thịt xẻ được tính dựa trên khối lượng thịt xẻ và khối

lượng trước giết thịt. Dài thân thịt được xác định bằng thước dây đo từ đốt sống cổ số một (đốt Atlas) đến xương Pubis.

Dày mỡ lưng và dày cơ thăn được đo bằng máy đo siêu âm Agroscan AL với đầu dò ALAL 350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 3-4 cuối, cách đường sống lưng 6 cm trên từng cá thể sống cùng với thời điểm cân khối lượng kết thúc theo phương pháp được mô tả trong nghiên cứu của Youssao &cs. (2002) trên con lai (LY). Ước tính tỷ lệ nạc bằng phương trình hồi quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ khuyến cáo năm 1999 dựa trên dày mỡ lưng và dày cơ thăn: y = 59,902386 - 1,060750X1 + 0,229324X2; trong đó: y = tỷ lệ nạc ước tính (%), X1 = độ dày mỡ lưng, bao gồm da (mm), X2 = độ dày cơ thăn (mm).

Tổng số 24 mẫu cơ thăn (6 mẫu/công thức: 3 cái và 3 đực) được lấy ngay sau khi giết thịt ở vị trí xương sườn 13-14, bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Cơ thăn được cắt thành 2 mẫu với độ dày từ 4 cm (01 mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 4°C để phân tích các chỉ tiêu cảm quan ở 24 giờ sau giết thịt, 01 mẫu còn lại được bảo quản ở -50oC để phân tích thành phần hoá học thịt).

Giá trị pH được đo bằng máy Testo 230 (Đức) tại các thời điểm 45 phút (pH45) và 24 giờ (pH24) sau giết thịt. Màu sắc thịt được xác định bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản) với các chỉ số L* (lightness), a* (redness) và b* (yellowness) tại thời điểm 24 giờ (L*, a*, b*) sau giết thịt. Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau bảo quản ở thời điểm 24 giờ. Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau chế biến (mẫu cơ thăn được hấp cách thủy bằng máy Waterbach Memmert ở 75oC trong 50 phút. Độ dai của cơ thăn (N) được xác định bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt.

3.2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SAS 9.0, phân tích phương sai (ANOVA) với phép thử TURKEY ở mức ý nghĩa P < 0,05. Các tham số thống kê: dung lượng mẫu (n), trung bình mẫu (Mean), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE). So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép so sánh Tukey HSD.

Mô hình tuyến tính tổng quát GLM được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của khẩu phần và tính biệt đến các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất

Ngày đăng: 14/02/2023