Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 13


3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam‌

NHTMCPCTVN cần có quy chế bổ sung và hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo hướng phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống về đầu tư cho hàng xuất khẩu, kiểm soát ngoại tệ tạo nguồn ngoại tệ khép kín cho hàng nhập khẩu. Đơn giản hoá thủ tục, cải tiến phương thức điều hành nhằm khai thác tiềm năng của các đơn vị. Tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn về chất lượng và uy tín thanh toán, nguồn ngoại tệ cũng như các mặt kinh doanh đối ngoại khác.

Phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể hạch toán kế toán đối với các nghiệp vụ quyền chọntrên tinh thần các văn bản của NHNN, các Bộ ngành liên quan

Để phát triển các nghiệp vụ quyền chọn nói riêng và kinh doanh đối ngoại nói chung một cách bền vững cần có đủ cán bộ có năng lực, trình độ. Do đó việc đào tạo cần được đầu tư thích đáng. NHTMCPCTVN cần mở nhiều lớp đào tạo thường xuyên và đa dạng, kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn để đào tạo cán bộ cho các chi nhánh. Đối với các chi nhánh hoạt động kinh doanh xuất sắc, NHTMCPCTVN có thể có kế hoạch cho đi tu nghiệp ở nước ngoài nơi có thị trường ngoại hối phát triển. Cần thiết phải chú trọng vào khâu đào tạo nhân lực để phát triển những mảng nghiệp vụ mới. Tuyển chọn những cán bộ có năng lực nghiên cứu làm nòng cốt để đào tạo chuyên sâu qua các chương trình đào tạo chuyên ngành của NHTMCPCTVN, hợp tác với các Ngân hàng đại lý có quan hệ kinh doanh để gửi đi đào tạo, thực tập. Từ đó, những cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm phát triển các sản phẩm mới và đào tạo lại cho các cán bộ tác nghiệp tại các chi nhánh NHTMCPCTVN trước khi triển khai.

Nâng cao trình độ quản trị rủi ro:

Hơn bất kỳ một loại sản phẩm dịch vụ nào, kinh doanh công cụ tài chính phái sinh nói chung và quyền chọn ngoại tệ nói riêng cần phải quán triệt và tuân thủ tốt 4 bước cơ bản trong quy trình và 3 nguyên tắc cơ bản (Nguyễn Thị Thanh Hương 2008) về quản lý rủi ro và phải được thực hiện thường xuyên bởi những cán bộ có năng lực, trình độ. Bởi vì, với các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chưa xuất hiện ngay các luồng tiền thanh toán thực nên khó kiểm soát,


kết hợp với những yếu tố đầu cơ, gian lận của nhân viên đã che dấu việc thực hiện các trạng thái mở quá lớn là những nguyên nhân gây nên tổn thất lớn của các Ngân hàng.

Bốn bước cơ bản của quy trình quản lý rủi ro như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.



Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 13

Nhận biết rủi ro => Định lượng rủi ro => Điều tiết rủi ro => Giám sát rủi ro

Ba nguyên tắc cơ bản trong quản trị rủi ro tài chính:


- Cập nhật và đo lường chính xác mức độ rủi ro đơn vị đang đối mặt;


- Xây dựng các hạn mức rủi ro hợp lý cho từng loại rủi ro riêng lẻ và tổng thể rủi ro của đơn vị;

- Mức rủi ro đơn vị chấp nhận phải nằm trong khả năng chịu đựng rủi ro của đơn vị.

Tỷ giá công bố của NHTMCPCTVN áp dụng cho các chi nhánh cần linh hoạt mềm dẻo, sát với thị trường để các chi nhánh vận dụng vào các nghiệp vụ được hiệu quả.

NHTMCPCTVN cần tổ chức tốt vấn đề điều hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống đảm bảo thu được hiệu quả hoạt động giữa các chi nhánh.

Tích cực tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm tạo được các cơ hội kinh doanh và thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác tạo điều kiện cho các chi nhánh mở rộng và tiếp cận với thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng phục vụ và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm giúp các chi nhánh phát triển hơn nữa.

Cần triển khai các sản phẩm kinh doanh ngoại hối mới:

(i) Đối với các sản phẩm cơ bản như giao ngay: cần tiếp tục mở rộng quy mô bằng cách thực hiện tốt chiến lược khách hàng để thu hút khách hàng đến giao dịch mua bán ngoại tệ.


(ii) Đối với các sản phẩm phái sinh như giao dich kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn: Ngân hàng cần giới thiệu, tư vấn để khách hàng hiểu rõ về các nghiệp vụ này cũng như những lợi ích của chúng để tiến hành thực hiện các giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chứ không bó hẹp là chỉ thực hiện với các ngân hàng khác.

(iii) Đối với các giao dịch tương lai, cấu trúc: cần thực hiện nghiên cứu, nắm vững lý thuyết, quy định của NHNN, quy trình giao dịch cũng như phải học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để khi có đầy đủ điều kiện thuận lợi sẽ sẵn sàng thực hiện các giao dịch này.

Nhanh chóng đưa hệ thống Treasury mới vào vận hành để hỗ trợ định giá giao dịch quyền chọn và phát triển các giao dịch ngoại tệ khác.

Về chiến lược tiếp thị khách hàng:

Cần có chiến lược bài bản tiếp cận, thuyết phục khách hàng thấy được lợi ích khi sử dụng những sản phẩm mới.

3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo

Các khoa tài chính ngân hàng ở các trường đại học kinh tế, tài chính nên bổ sung các môn học liên quan về thị trường ngoại hối, hoạt động KDNT, đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu chứ không dừng lại ở việc tiếp cận, tìm hiểu về các nghiệp vụ KDNT. Ngay từ trong trường đại học, sinh viên đã được tiếp cận, làm quen với những kiến thức này để đến khi tốt nghiệp ra trường, trong những vị trí công việc khác nhau tại ngân hàng, doanh nghiệp…liên quan đến KDNT thì họ sẽ không thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm và tâm lý e ngại sẽ giảm bớt. Từ đó, các nghiệp vụ KDNT trở nên phổ biến và gần gũi hơn.

3.3.4. Kiến nghị với khách hàng

Doanh nghiệp cần tích cực tham gia thị trường ngoại hối, các nhà quản trị doanh nghiệp cần tìm hiểu để biết nhiều về bản chất của các loại công cụ tài chính phái sinh; biết được những lợi ích và ứng dụng của các nghiệp vụ phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các thương vụ kinh doanh của mình. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh cũng là một công cụ đầu cơ để kiếm lợi nhuận


hữu hiệu. Theo ông Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng cho biết, xét tổng thể qua hàng năm, chỉ riêng doanh nghiệp nước ngoài khi đưa vốn ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, sau khi thu lợi nhuận và chuyển tiền về nước, nếu sử dụng công cụ phái sinh, họ sẽ tránh được thiệt hại khi có rủi ro về tỷ giá. Tiếp đó là các dự án đầu tư với số vốn lớn, các dự án này đều vay hay mua chịu một lượng lớn hàng hóa nước ngoài bằng USD, nếu sử dụng hoán đổi (Swaps) thì có thể tránh được thiệt hại không nhỏ với những biến động khó lường của thị trường ngoại hối. Thế nhưng, chủ các dự án này gần như chưa bao giờ sử dụng công cụ phái sinh.

Doanh nghiệp có thể mua/ bán quyền chọn với 2 mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về ngoại tệ... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro tài chính. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng rất lớn, thậm chí khi rủi ro xảy ra có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoặc khủng hoảng tài chính... nếu hoạt động của doanh nghiệp, của tổ chức tài chính, của thị trường không hiệu quả. Chính vì vậy, từng nhà quản trị doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về bản chất và những rủi ro gia tăng từ công cụ tài chính phái sinh.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, tiếp cận các phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật vì đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ. Nghiệp vụ phái sinh nói chung và quyền chọn nói riêng rất phức tạp nên đòi hỏi doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin về thị trường, có khả năng dự báo biến động tỷ giá để có những quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.

Một doanh nghiệp muốn ứng dụng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh trong hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả đòi hỏi trình độ quản trị rủi ro của đơn vị phải ở mức độ cao. Như đã đề cập ở trên, thực hiện giao dịch công cụ ngoại hối phái sinh cần phải quán triệt và tuân thủ tốt 4 bước cơ bản trong quy trình và 3


nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro và phải được thực hiện thường xuyên bởi những cán bộ có năng lực, trình độ.

Các doanh nghiệp cần có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể, phải luôn qui định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng với từng vị trí lãnh đạo và với từng khu vực hay từng quốc gia nếu đó là Công ty xuyên quốc gia. Bởi vì Một doanh nghiệp thậm chí biết rõ là sẽ có rủi ro tỷ giá khi đang tiến hành các nghiệp vụ phái sinh, trong điều kiện tỷ giá giao ngay đang tăng lên mạnh và biết rõ nếu làm hoán đổi sẽ đỡ thiệt hơn nhiều... nhưng chỉ vì tư duy “trách nhiệm truyền thống” sợ rằng nếu đưa ra quyết định hoán đổi, nhưng chẳng may có một điều kiện khách quan nào đó làm cho tỷ giá thị trường giảm xuống trái với xu hướng ban đầu, không những uy tín, mà “sinh mạng chính trị” của người ra quyết định đó cũng bị lung lay; Còn nếu mọi dự báo đúng như thực tế thì bản thân người quyết định đó cũng không được “ban thưởng” gì!


KẾT LUẬN‌

Phát triển hoạt động KDNT thông qua việc triển khai các nghiệp vụ mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan, phù hợp với một nền kinh tế “mở” hội nhập quốc tế và khu vực, phù hợp với vị thế của NHTMCPCTVN - một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt nam. Triển khai nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN trong thời gian qua mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu mới của nền kinh tế.

Nhận thức được điều đó, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này và luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa các lý thuyết về nghiệp vụ quyền chọn và các chiến lược quyền chọn cơ bản trong hoạt động KDNT của NHTM để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công cụ đầu cơ hữu hiệu và hưởng chênh lệch phí khi là trung gian thực hiện giao dịch...

Thứ hai: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN, có thể thấy rằng ngân hàng đã đa dạng hóa được sản phẩm, làm quen dần với tập quán bảo hiểm rủi ro tỷ giá…Tuy nhiên những bất cập như công nghệ còn lạc hậu, văn bản quy định về sản phẩm còn chưa đầy đủ… khiến việc triển khai nghiệp vụ còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba: Từ những hạn chế trong triển khai nghiệp vụ quyền chọn, tác giả đề xuất một số giải pháp vĩ mô, vi mô để phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN. Nêu một số kiến nghị với NHNN, NHTMCPCTVN, cơ sở đào tạo, khách hàng nhằm hỗ trợ thực hiện được các giải pháp trên.

Nội dung nghiên cứu của luận văn là vấn đề tương đối mới và phức tạp, vì vậy luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tác giả của luận văn rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thày cô và các bạn đồng nghiệp quan tâm để bổ sung hoàn thiện đề tài có chất lượng hơn, cũng như nâng cao nhận thức của tác giả về vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Chính phủ nước CHXHCNVN (1998), Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối, Hà Nội.

2. Chính phủ nước CHXHCNVN (2005), Nghị định 131/2005/NĐ-CP ngày 18/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/1998/NĐ- CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối, Hà Nội.

3. Frederich S. Mishkin (1994), Tiền tệ-ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật.

4. TS Nguyễn Thị Thanh Hương (2008), Thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam – Những tác động đến phát triển kinh tế và giải pháp kế toán, Hà Nội.

5. Hội đồng bộ trưởng (1988), Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 về điều lệ Quản lý Ngoại hối, Hà Nội.

6. Lê Quốc Lý (2004), Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. TS Nguyễn Đại Lai (2007), Bình luận và tóm tắt nội dung Hội thảo khoa học: Giải pháp phát triển thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam, Hà Nội.

8. TS Nguyễn Đại Lai (2008), Nhận dạng và bình luận sự phát triển của thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 02/01/2008, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1989), Thông tư 33-NH/TT ngày 15/03/1989 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 về điều lệ Quản lý Ngoại hối, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/03/1999 về quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Thông tư 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/04/1999 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định 648/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 thay thế 1 phần văn bản 679 ngày 01/07/2002 về quy định kỳ hạn đối với giao dịch kỳ hạn và phương pháp tính tỷ giá kỳ hạn, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2006,2007,2008,2009,2010, Hà Nội.

14. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2009), Quy trình giao dịch quyền chọn tiền tệ QT.21.02 theo quyết định 1677/QĐ-NHCT21 ngày 18/06/2009, Hà Nội.

15. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản tài chính.

16. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

17. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (luật số 47/2010/QH12), Hà Nội

18. Nguyễn Văn Tiến (2004), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Tiến (2000), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Tiến (2000), Nghiệp vụ Option, NXB Thống kê, Hà Nội.


22. Nguyễn Văn Tiến (2005), Giáo trình Kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

23. Lê Văn Tư (2003), Thị trường hối đoái, NXB Thống kê, Hà Nội.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí