Truyện về Kai Kinh và dãy núi Kai Kinh
Từ Hà Nội đi lên, quá thị trấn Mẹt của huyện Hữu Lũng một chút, có một dãy núi đá cao sừng sững ở về phía bên trái kéo dài suốt dọc đường quốc lộ 1A tới tận Chi Lăng và ăn sâu vào Bằng Mạc, giáp tận Bình Gia, Bắc Sơn trông rất trùng điệp và vô cùng hiểm trở. Đó là dãy núi Kai Kinh.
Kai Kinh là tên một thủ lĩnh họ Hoàng, người dân tộc Tày, đã từng làm cai tổng và chỉ huy nghĩa quân đánh thực dân Pháp khi chúng mới đặt chân lên đất Xứ Lạng.
Hoàng Đình Kinh sinh ra và lớn lên ở xóm Thượng, tổng Thuốc Sơn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nằm trong vùng Chi Lăng giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm.
Mùa xuân năm ấy, hoa đào, hoa mận nở trắng rừng, cậu bé Hoàng Đình Kinh cùng với dân làng đi hội. Trong lúc đang vui hội, mấy tên phỉ đến cướp bóc dân làng, ăn uống no say và quát tháo ầm ĩ. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Hoàng Đình Kinh rất căm tức, liền cầm lấy chiếc kéo cắt vải của một người phụ nữ gần đó, xông đến túm mớ tóc đuôi xam của tên phỉ đang ngúc ngoắc sau lưng cắt. Bọn phỉ tức giận, đuổi bắt được Hoàng Đình Kinh, quát : “Thằng nhóc này dám hỗn láo, mày đã cắt mớ tóc của tao thì tao phải cắt mày một cái tai!”. Vừa nói dứt lời thì vành tai của Kinh đã bị cắt đứt, chỉ còn một vành tai. Từ đó Hoàng Đình Kinh càng nuôi chí căm thù bọn gian ác. Lớn lên, chàng tập hợp nhiều thanh niên trong vùng luyện tập võ nghệ cung kiếm, rồi tổ chức đánh phỉ bảo vệ dân làng. Nhờ đó ông được cử làm Cai Tổng nên thường gọi là Kai Kinh.
Sau khi thực dân Pháp chiếm được Bắc Kỳ và Hà Nội, chúng liền chuẩn bị đánh chiếm Lạng Sơn. Nghe tin đó, Kai Kinh rất nóng lòng và chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp nếu chúng tiến đến quê hương ông.
Khi quân Pháp tiến đến Hữu Lũng, nghĩa quân của Hoàng Đình Kinh còn phối hợp với hoạt động của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đánh địch ở vùng Lạng Giang, phủ Lạng Thương, khiến cho quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn.
Khi quân Pháp tiến đánh Lạng Sơn lần thứ hai, nghĩa quân Kai Kinh đã phục đánh một trận ở cầu Quan Âm – Sông Hóa và thắng lợi lớn. Rồi ông còn tiến đánh địch ở đền Bắc Lệ buộc địch phải rút chạy về phủ Lạng Thương
Năm 1885, quân Pháp theo đường Chũ, Đình Lập đánh chiếm được Lạng Sơn. Chúng mở công trường đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn. Nghĩa quân của Kai Kinh hoạt động ở Lạng Sơn và nghĩa quân Đề Thám hoạt động ở Bắc Giang đã làm cho địch nhiều phen nguy khốn và làm chậm kế hoạch của chúng.
Cuối 1885, quân Pháp tăng cường đánh chiếm nhiều nơi của tỉnh Lạng Sơn. Nghĩa quân Kai Kinh chuyển vào vùng Tam Yên – Hữu Lũng làm căn cứ và xuất quỉ nhập thần đánh địch ở khắp mọi nơi. Suốt từ 1885 – 1886, các tướng của nghĩa quân Kai Kinh là Kai Bình, Kai Hai ( em Kai Kinh), Hoàng Quế Thọ ( ở Bình Gia), Hoàng Thái Nam và Hoàng Thái Nhân ( ở Bắc Sơn)… đã đánh địch liên tục từ Phủ Lạng Thương, Mai Sao, Than Muội, Đồng Đăng, và Đèo Tam Keng ( Bắc Sơn) … làm cho địch mất ăn mất ngủ, tổn thất nặng nề.
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 12
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 13
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 14
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 16
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 17
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 18
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Bước sang năm 1887, quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô lớn vào trung tâm căn cứ nghĩa quân. Dựa vào thế núi rừng hiểm trở, nghĩa quân đã đánh nhiều trận diệt nhiều lực lượng địch.
Không thắng nghĩa quân bằng sức mạnh quân sự. Chúng dùng âm mưu mua chuộc, cài cấy người vào nghĩa quân làm phản. Tổng Cỏn vốn có tư thù với Hoàng Đình Kinh, lại ham tiền của, đã cấu kết với Pháp thực hiện âm mưu hèn hạ này.
Cuối năm 1887, Kai Hai (em Kai Kinh) bị tên lính phản bội bắn chết. Hoàng Đình Kinh vô cùng đau xót về sự hi sinh của người em ruột và là tướng giỏi của mình đã cho làm lễ tế hồn Kai Hai và truy lùng xử tội bọn làm phản.
Tổng Cỏn hèn hạ đào mồ cha Hoàng Đình Kinh lấy hài cốt vứt xuống sông Hóa rồi tung tin: Kai Kinh đã mất mả bố, không phát làm quan được nữa. Đồng thời hắn tung tiền mua chuộc thúc ép bọn tay chân làm nội gián.
Lĩnh Thảnh là một viên quan của nghĩa quân luôn được gần gũi Hoàng Đình Kinh, đang có âm mưu chiếm vợ Kai Kinh làm vợ mình, đã tụ tập một nhóm làm phản, đóng giả làm quân Pháp đánh vào tư dinh của Hoàng Đình Kinh. Bị bất ngờ, lực lượng bảo vệ Hoàng Đình Kinh bị thiệt hại nặng. Đề Dã là một viên quan trung thành đã dẫn Hoàng Đình Kinh lên hang Dơi ẩn náu và hàng ngày tiếp tế lương thực.
Chiếm được đại bản doanh, Lĩnh Thảnh bắt giữ vợ con Hoàng Đình Kinh và tiếp tục truy lùng ông. Chúng xục đến hang Dơi thì Hoàng Đình Kinh đã đi xa, chúng chỉ phát hiện những tàu lá chuối gói cơm tiếp tế. Chúng đem những tàu lá chuối đó về chắp thử vào cây chuối các nhà trong làng và phát hiện ra những lá chuối đó là của vườn Đề Dã. Chúng bắt Đề Dã đi tìm Hoàng Đình Kinh. Đề Dã dắt chúng đi hết đèo này núi khác không thấy Hoàng Đình Kinh. Biết bị lừa, chúng bắn chết Đề Dã, chặt đầu về nộp quan Tây lĩnh thưởng.
Bọn quan Tây Lạng Sơn phát hiện ra Kai Kinh chưa bị giết liền đòi Lĩnh Thảnh lên xét hỏi và bắn chết Lĩnh Thảnh. Tiếp đó chúng cho truy lùng tiếp Hoàng Đình Kinh. Lúc này ông đang ẩn náu ở các làng trong vùng núi Chi Lăng đến Bắc Sơn và tìm cách xây dựng lại lực lượng.
Vì bị cụt mất một vành tai nên bọn chúng đã tìm bắt được ông đem về xử tử. Hoàng Đình Kinh đã anh dũng hi sinh ngày 6/7/1888. Nhân dân các dân tộc trong vùng vô cũng kính phục và nhớ tiếc ông, đã đặt tên dãy núi trùng điệp mà ông làm căn cứ là dãy Kai Kinh. Xã Thuốc Sơn quê hương ông cũng được đặt tên là xã Kai Kinh. Tên tuổi và sự nghiệp của Hoàng Đình Kinh từ đó đến nay và mãi sau sống mãi với quê hương và núi non hùng vĩ.
( Theo Quang Huynh, Ai Lên Xứ Lạng – Hà Văn Thư - Hoàng Nam - Vi Hồng Nhân - Vương Toàn , trang 50 - 54)
Truyền thuyết núi Tay Ngai
Từ Chi Lăng xuôi về Sông Hóa khoảng chững bảy cây số, dãy núi Cai Kinh ở vào thế lượn vào, vòng ra, lên xuống trông giống như cái ngai khổng lồ của các bậc đế vương. Chính trên hai tay ngai đó, thủ lính Cai Kinh đặt tên cho hai vọng gác, khống chế con đường từ Bắc Giang lên, bảo vệ cửa ngõ Chi Lăng. Nhân dân quen gọi là núi Tay Ngai.
Truyện kể rằng vào một ngày cuối thu năm 1886, ngay trên vọng gác của núi Tay Ngai này, nghĩa binh đã tận mắt chứng kiến tài bắn súng tuyệt vời của Cai Kinh, vị thủ lĩnh yêu mến của nghĩa quân. Trưa hôm ấy bầu trời trong và đẹp, núi như xích lại gần nhau hơn. Từ xa các nghĩa binh phát hiện một đoàn gồm năm người; hai người mặc quần chùng áo dài đen, ô che; ba người khác mối người gánh hai hòm da rất nặng, chẳng biết đựng gì bên trong...Theo tin tức của đội kỵ mã tiền tiêu báo về thì đó là bọn cha đạo lợi dụng uy thế của nhà thờ, được Thực dân Pháp dùng làm gián điệp đội lốt thầy tu đi do thám tình hình nghĩa quân, vu cáo xuyên tạc, bôi nhọ mục đích của cuộc khởi nghĩa. Theo lệnh của Cai Kinh , khi bọn cha cố với danh nghĩa truyền giáo lọt vào căn cứ của ta để hoạt động gián điệp thì phải báo ngay để ông trực tiếp giải quyết.
Nhưng đúng vào thời điểm đó thì Cai Kinh lại đang ở nhà một người bạn chiến đấu là Cai Hào tại Hữu Kiên, cách xa vọng gác chừng hơn hai mươi cây số theo đường tắt. Một nghĩa sỹ được lệnh tế ngựa về Hữu Kiên cấp báo. Còn bọn người áo đen càng gần dến vọng gác càng đi chậm lại, coi chừng khá thận trọng và dè dặt trước quang cảnh núi rừng ngày càng hiểm trở khi vào trong sâu này...
Nói về người bạn của Cai Kinh là Cai Hào – ông họ Ma, tên là Hòa quê ở Hữu Lân – Hữu Kiên. Là một người giầu lòng yêu nước; ngay từ buổi đầu của cuộc khởi nghĩa chống Pháp, ông đã đứng ngay bên cạnh Cai Kinh cùng
kề vai sát cánh chiến đầu vì tự do của quê hương. Ông tỏ ra là một nhà chỉ huy có tài thao lược, mưu trí và giỏi kỵ binh được Cai Kinh hết sức tin cậy.
Sinh thời Cai Hào có một con tuấn mã màu xám tro mà ông yêu quí như một phần của cuộc đời mình. Tương truyền rằng: Một hôm có một phường buôn ngựa đi qua nghỉ nhờ lại nhà ông. Trong đàn ngựa có hàng trăm con ấy có một con mầu xám tro, từ vóc dáng, vó tiền, vó hậu, nước kiệu, dáng đứng, nhịp đi...hơn hẳn cả bầy. Cả phường buôn đều mê con tuấn mã, không ai cưỡi nổi con ngựa quí này. Biết tiếng Cai Hào, sau bữa cơm họ mời ông ra bãi bình ngựa. Cai Hào ung dung bước đến bên con tuấn mã, đưa tay vuốt nhẹ cái bờm mượt mà như nhung của nó. Con tuấn mã như gặp được chủ, hý lên một hơi dài. Khi ông Hào nhảy phóc lên mình nó, con ngựa hạ vó hậu, cất cao vó tiền, xoay một vòng như chào mọi người rồi phi một đường tròn tuyệt đẹp trước sự kinh ngạc của cả phường buôn; họ biếu luôn ông con ngựa quí đó. Nhưng một tuần sau, người bạn tốt Cai Kinh đến chơi nhà Cai Hào. Một buổi chiều hai ông đưa nhau ra ngoài bãi cỏ; tại đậy ông Hào lại được chứng kiến tài xem ngựa và dùng ngựa tuyệt vời của bạn mình. Ông Hào biếu Cai Kinh con tuấn mã đó. Con tuấn mã phi như gió, đường hiểm trở và xa xôi mấy cũng chỉ qua một lần là nhớ mãi. Ngược dốc nó biết hạ vó tiền phải, xuống dốc hạ vó hậu làm cho lưng ngựa luôn ở thế cân bằng, tạo cho chủ một thuận lợi cưỡi trên mình nó; ngay cả khi băng dốc, vượt đèo vẫn bắn mười phát trúng cả mười trên mình ngựa.
Con tuấn mã đã theo ông suốt chặng đường chiến đấu. Khi tin cấp báo đến, Cai Kinh từ biệt bạn, phi ngựa như bay về phía núi Tay Ngai. Ông vừa ghìm cương thì đoàn người mặc áo màu đen kia cũng đi ngang tầm súng. Ngồi trên mình ngựa, từ trên núi cao Cai Kinh nheo mắt nhìn năm người lạ đang đi trên con đường độc đạo dưới chân núi.
Ông nâng khẩu súng lên ngang tầm mắt, tuyên bố" phải cảnh cáo bọn do thám đội lốt tu hành nguy hiểm này...".
Vừa dứt lời ba tiếng nổ giòn vang lên như một mệnh lệnh. Các nghĩa binh reo hò vang động khi được tận mắt chứng kiến ba phát súng thần diệu của người thủ lĩnh đã phạt đứt đôi ba chiếc đòn gánh của bọn người gánh hành lý. Bọn người lạ mặt khiếp dảm chạy bán sống, bán chết về xuôi, bỏ lại sau chiếc hòm da nặng kia. Khi mở ra, lẫn trong những tập sách truyền giáo là những truyền đơn và rất nhiều tài liệu hoạt động gián điệp.
Núi Tay Ngai vẫn sừng sững muôn đời, như con mắt, lỗ tai của những nghĩa binh Cai Kinh; ghi thêm dấu ấn về chiến công và tài nghệ bắn giỏi của người thủ lính nghĩa quân Cai Kinh.
(Theo tài liệu Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Trang 219 - 222)
Truyền thuyết Mã Yên Sơn
Chếch phía đông nam cách núi Kỳ Lân phục chừng già nửa cây số là một quả núi giống hình yên ngựa. Con ngựa đứng chầu về phía nam trên lưng có nguyên cả một cỗ yên, đó là Mã Yên Sơn.
Thời thuộc Đường, nhân dân miền xuôi cũng như miền núi bị bọn thống trị bóc lột và đàn áp nặng nề. Bao nhiêu của quí của nước ta đều bị đem cống nạp. Vì vậy liên tiếp nổ ra những cuộc khởi nghĩa chống đô hộ giành quyền độc lập. Hồi ấy, tại vùng này đồng bào Tày, Nùng đã nổi dậy khởi nghĩa cùng với đội kỵ binh nổi tiếng. Các nghĩa binh cưỡi những con tuấn mã được huấn luyện hết sức công phu, được trang bị những bộ yên cương bằng da thú rừng quí giá. Họ đã nhiều phen khiến quân thù khiếp đảm về tài phi ngựa và bắn cung. Đoàn kỵ binh thoắt ẩn, thoắt hiện ào đến xông vào phá tan giặc rồi lại biến mất, không để lại dấu tích nào.
Bọn giặc đô hộ rất tức giận, chúng đã nhiều lần mai phục định bắt sống cho được dù chỉ một nghĩa binh, nhưng không thể làm được. Đã có lần chúng bắn trúng tim một kỵ sỹ, tưởng nghĩa sĩ ngã vật xuống, nhưng không – người nghĩa sĩ đã nằm phủ phục trên yên như dính liền vào thân ngựa. Trong chớp
mắt con tuấn mã khôn ngoan lao vút vào màn đêm mạng theo người tử sĩ vẫn còn nằm trên yên ngựa. Quân giặc hoảng sợ cho lập miếu tế thần, cầu mong thần phù hộ cho chúng; bới chúng cho rằng những kỵ sĩ tài giỏi kia sở dĩ chết rồi mà vẫn không ngã ngựa là nhờ có cỗ yên cương linh thiêng ấy. Cho đến ngày, một đoàn người ngựa đi kín đường dài hàng chục dặm hò hét om sòm. Đó là đoàn quân đô hộ đi áp tải dân phu của ta gánh vàng bạc, châu báu sang cống nạp "Thiên triều".
Khi qua mảnh đất này chúng tăng cường kiểm soát gắt gao hơn; bất chấp quân địch đông và mạnh gấp bội, đoàn kỵ sỹ của ta dũng mãnh xông ra chặn địch, cứu người và của cải. Trong trận này bên ta có một nghĩa sỹ bị tử thương, con tuấn mã quị cả bốn vó. Quân giặc xông vào lôi kỵ sỹ xuống nhưng bị con tuấn mã lồng lên cắn trả vào cổ. Chúng điên cuồng chém cụt đầu con tuấn mã rồi hè nhau lột bằng được bộ yên cương linh thiêng kia. Tuy vậy chúng không thể nào nhấc nổi bộ yên cương kỳ lạ đó ra khỏi lưng ngựa, nó vẫn dính chặt vào đó, chúng thất vọng bỏ đi. Đêm xuống con tuấn mã trung thành cùng bộ yên cương đã hóa thành đá. Đầu con tuấn mã bị lìa khỏi cổ nhưng từ trong hố mắt trào ra hai giọt nước mắt long lanh; giọt nước mắt trung thành đầy thương cảm giành cho người chủ đã bị tử thương. Chỗ đó trở thành giếng Mã Yên Sơn trong mát quanh năm, không bao giờ cạn.
(Theo tài liệu Nguyễn Trường Thanh (1987), Kỳ tích Chi Lăng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Trang 10 - 12)
Truyền thuyết núi Bàn Cờ
Cách Biện Thự xứ về phía Nam hơn bốn km là thôn Đồng Bành. Đây là mảnh đất cực nam của xã Chi Lăng và cũng là nơi giáp ranh giữa hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng.
Thiên nhiên đã tạo nên cho mảnh đất này một cảnh trí tuyệt vời. Bao quanh khu vực là những cánh rừng đại ngàn bát ngát và dãy núi đá Cai Kinh sừng sững cao vút. Ở giữa là những ngọn núi đều đặn đứng sát bên nhau tạo
thành một khối trập trùng, một mầu xanh thẫm, trông xa giống hệt một bàn cờ khắc nổi. Đó chính là núi Bàn cờ. Dù nhìn từ hướng nào ta cũng đều thấy những điều rất lạ. Những vai búi kề nhau tạo thành những đường kẻ đều đặn, thẳng tắp, chia quả núi ra thành những ô gần đều nhau; chẳng khác gì ta lấy bút chì xanh thắm vạch ô chỉ trên giấy lụa màu xanh nhạt.
Nhìn kỹ những đỉnh núi chập trùng trên khu núi bàn cờ, ta thấy có mười tám ngọn, trông xa giống hình người; từng đôi một đứng chống cằm suy nghĩ những nước cờ hóc búa. Tương truyền rằng: đó là mười tám vị quận công người các dân tộc đang vạch thế trận trên bàn cờ. Những học giả miền núi đời trước thật sự đã có công trong việc vạch ra trận đồ cùng nhân dân giữ gìn quê hương đất nước, nên được “Trời tạc thành tượng” ghi công.
Ngày xưa theo luật lệ thi cử sau khi mỗi thí sinh đã đỗ văn bài về phương pháp dựng nước ở kinh đô, sẽ được đưa lên núi Bàn Cờ thi tài cuối cùng về binh pháp giữ nước. Ai đỗ trọn vẹn hai bài mới được phong tước quận công.
Những năm nhà nước mở hội thi binh pháp giữ nước, khu vực này vui như hội mùa xuân. Trường thi được dựng trên núi Bàn Cờ bằng tre, gỗ, nứa…mọc xung quanh nơi đó, dứt khoát không được lấy nguyên vật liệu nơi khác đưa về vì làm như vậy trời đất, thần linh sẽ không giúp cho. Phòng làm binh pháp được che bằng nhiễu điều lụa xanh, cờ xí rực rỡ đủ mầu, tung bay rợp núi rừng.
Thí sinh sau khi đến trường thi được quan trường cấp ngựa và lương thảo dung trong năm ngày, tự mình đi thị sát địa hình, địa vật, qua chín cửa ải; từ Nhất môn quan đến Cửu môn quan nơi mở trường thi. Thị sát xong, thí sinh về trao lại ngựa cho quan quản mã rồi vào phòng thi. Trước khi vào phòng thi thí sinh phải qua phòng khám xét. Nếu thí sinh nào không tuyệt đối tin ở trí nhớ của mình, mà mang trộm bản đồ sông núi, địa hình vào phòng thi thì sau năm ngày thị sát coi như bị loại.