Phân Tích Bảng Biểu Báo Cáo Tài Chính Chủ Yếu Của Công Ty:


tiếp nhận giá chứ không phải người đặt giá cả, lợi nhuận DN do nhu cầu xã hội (xh) quyết định, nhà sx, người tiêu dùng hiểu và có thể tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. (loại cạnh tranh này chỉ có trên lý thuyết).

Cạnh tranh độc quyền : các nhà sản xuất có khả năng không chế giá cả trên thị trường. Nhưng không có hiện tượng 1 DN có thể tác động, ảnh hưởng đến DN khác.

Độc quyền nhóm : một số ít các nhà sản xuất chiếm được phần lớn phân ngạch thị trường và có ảnh hưởng lớn đến thị trường:

Độc quyền: là hiện tượng 1 số ít các DN sản xuất ra sản phẩm có tính chất đặc biệt (không có hoặc thiếu sản phẩm thay thế). Nhà sản xuất có thể quyết định số lượng và giá cả của sản phẩm

v. Tốc độ tăng trưởng và vòng đời sản phẩm của ngành

a. Để xác định tốc độ tăng trưởng của ngành

Sử dụng những công cụ toán học để tính toán, ước lượng tốc độ tăng trưởng ngành, sau khi thu được kết quả ta đem so sánh với GDP và các ngành khác.

b. Xác định xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào của vòng đời

Những yếu tố để phân tích: tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận thị trường chi phí số lượng DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

(1)Giai đoạn bắt đầu tăng trưởng: việc nghiên cứu sản phẩm, phí tiêu dùng phát triển tương đối cao, thị trường lại nhỏ hẹp, sức mua yếu, tình trạng thua lỗ, thiệt hại lại khá phổ biến , các DN phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro rất lớn. Đến cuối thời kỳ này cũng với sự nâng cao của kỹ thuật sản xuất của ngành nghề, tổng chi phí sản xuất sẽ hạ và nhu cầu của thị trường sẽ được mở rộng, các ngành nghề mới dần bước vào thời kỳ phát triển.

(2) Giai đoạn tăng trưởng nhanh: trong suốt giai đoạn tăng trưởng nhanh, thị trường phát triển. Số lượng các công ty trong ngành nhỏ nên sự

Phân tích cổ phiếu niêm yết nghành dược Việt Nam - 3


cạnh tranh thấp, từng công ty có thể có những đơn hàng lớn. Lợi ích biên là rất cao. Mức tăng trưởng doanh số bán cao và mức lợi ích biên cao đã làm cho các công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Trong thời kỳ này, lợi nhuận có thể tăng trưởng vượt qua 100%/năm.

(3) Giai đoạn tăng trưởng chín muồi

Sự thành công trong giai đoạn 2 thoả mãn phần lớn nhu cầu đối với hàng hoá dịch vụ của ngành. Như vậy, tăng trưởng doanh số bán trong tương lai có thể vượt qua mức bình thường nhưng nó tăng nhanh không lâu hơn. Ví dụ, nếu toàn bộ nền kinh tế đang tăng trưởng 8%, doanh số bán của ngành có thể tăng vượt qua tỷ lệ bình thường 15 % đến 20%/ năm. Như vậy tăng trưởng nhanh doanh số bán và mức lợi ích biên cao thu hút những đối thủ cạnh tranh đối với ngành đó, đó là nguyên nhân làm tăng cung và giảm giá, điều đó có nghĩa là lợi ích biên bắt đầu giảm tới mức đó bình thường.

(4) Giai đoạn ổn định

Đây có thể là giai đoạn dài nhất, tỷ lệ tăng trưởng ngành giảm xuống so với tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế hoặc phân đoạn ngành. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư có thể ước lượng dễ dàng mức tăng trưởng bởi vì doanh số bán có mối tương quan với số liệu nền kinh tế. Mặc dù doanh số bán tăng tuyến tính với nền kinh tế, mức tăng trưởng lợi nhuận là khác nhau giữa các ngành bởi vì cấu trúc cạnh tranh thay đổi bởi ngành, và từng công ty với ngành bởi vì khả năng kiểm soát chi phí khác nhau giữa các công ty.

(5) Giai đoạn tăng trưởng giảm và suy thoái

Trong giai đoạn chín muồi, mức tăng trưởng doanh số bán giảm bởi sự dịch chuyển cầu hoặc sự tăng trưởng sản phẩm thay thế. Lợi ích biên tiếp tục bị sứ ép và một số công ty phải đối mặt với lợi nhuận thấp hoặc thậm chí là không có. Các công ty còn lại có thể có mức lợi nhuận trên vốn thấp. Cuối cung các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi cách sự dụng vốn.


Mặc dù, đây chỉ là sự mô tả thông thường về sự thay đổi chu kỳ sống, chúng sẽ giúp các nhà đầu tư nhận ra những giai đoạn trong ngành, từ đó giúp xác định mức tăng doanh số bán tiềm năng. Đối chiếu doanh số bán và tăng thu nhập của một ngành tương tự sự tăng trưởng trong nền kinh tế giúp các nhà đầu tư nhận ra cụ thể giai đoạn của ngành trong chu kỳ sống.


1.2.3.3 Phân tích công ty

Phân tích công ty là bước cuối cùng trong quá trình phân tích ba bước.

Phân tích công ty gồm 2 phần:

1. Phân tích cơ bản về công ty

2. Phân tích tài chính của công ty

1.2.3.3.1 Phân tích cơ bản về công ty:

1.2.3.3.1.1 Phân tích triển vọng phát triển của công ty

Nếu công ty có triển vọng phát triển tốt trong tương lai thì các nhà đầu tư sẽ nhận thấy những tiềm năng của xu thế phát triển trong tương lai đó, ngay lập tức có thể mua vào cổ phiếu của các công ty này, vì thế giá cổ phiếu của các công ty sẽ tăng nhanh. Ngược lại, các nhà đầu tư lo ngại cho tình hình phát triển trong tương lai của các công ty, lập tức sẽ bán ra cổ phiếu của các công ty khiến cho giá cổ phiếu của những công ty đó bị mất giá. Triển vọng phát triển của công ty tốt hay xấu, có thể dựa vào một số phương diện sau để tiến hành phân tích.

a) Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty

Chiến lược kinh doanh là kế hoạch có tính tổng thể mà công ty đặt ra trong môi trường đầy những thách thức và rủi ro khắc nghiệt, đầy những biến động mang tính khốc liệt mà các DN phải đối mặt, để tiến đến sự sinh tồn lâu dài và không ngừng phát triển. Việc đánh giá chiến lược kinh doanh của các công ty có thể tiến hành trên những phương diện sau:


Khảo sát xem công ty có phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn và thống nhất hay không.

Lãnh đạo cấp cao của công ty có ổn định hay không.

Các hạng mục đầu tư, tài nguyên, tài lực, tài nguyên nhân lực … có phù hợp với yêu cầu của chiến lược kinh doanh của công ty hay không.

b) Phân tích phương hướng tập trung vốn của các công ty

Công ty thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của công ty hoặc số vốn thu thập được nhờ vay từ ngân hàng (NH) để tập trung cho việc đầu tư. Các hạng mục đầu tư của công ty có phải có tiền đồ phát triển sáng lạn, có phải có năng lực doanh thu cao, là vấn đề then chốt để phán đoán triển vọng phát triển của một công ty. Các nhà đầu tư nên quan tâm nhiều đến tình hính tiến triền và các kế hoạch của các hạng mục đầu tư của công ty trên thị trường.

c) Phân tích việc thay đổi và đưa ra các sản phẩm ngày càng mới của công ty:

Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế hàng hóa những yêu cầu của thị trường đối với các công ty sản xuất sẽ ngày càng cao, không chỉ yêu cầu các sản phẩm phải có chất lượng tốt mà hình thức mẫu mã còn phải được cải tiến liên lục. Vì vậy, công ty phải tăng cường cho việc đầu tư kỹ thuật, mở rộng khai thác, sáng tạo các sản phẩm mới, chỉ có vậy thì mới có thể dựa vào những yêu cầu khác nhau, đa dạng của thị trường để tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với những yêu cầu đó của thị trường.

1.2.3.3.1.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty

Năng lực cạnh tranh của một công ty là mạnh hay yếu, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tăng giảm giá cổ phiếu của công ty. Để tiến hành phân tích năng lực cạnh tranh của công ty, có thể căn cứ vào các phương diện sau:


a) Phân tích địa vị cạnh tranh của công ty

Trong một ngành nghề, địa vị của các công ty trên thị trường ở ngành nghề đó sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của công ty đó là mạnh hay yếu. Nếu như công ty nào chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành nghề ấy thì năng lực cạnh tranh của công ty đó khá mạnh. Đối với các DN có năng lực cạnh tranh tương đối mạnh thì giá cả cổ phiếu của nó tương đối ổn định. Địa vị cạnh tranh của công ty thường dựa vào doanh thu và thị phần thuốc trên thị trường.

b) Tỷ lệ sản phẩm của công ty chiếm lĩnh trên thị trường

Việc phân tích tỷ lệ sản phẩm của công ty chiếm lĩnh trên thị trường là rất quan trọng. Nếu như sản phẩm của các DN trên thị trường cung không đủ cầu thì tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm ấy sẽ cao, giá cổ phiếu của công ty đó cũng không ngừng tăng cao. Nếu các sản phẩm của công ty không thể tiêu thụ được, sản phẩm bị tồn kho thì sẽ khiến cho giá cả cổ phiếu công ty sụt giảm.

c) Phân tích năng lực cạnh tranh của các sản phẩm

Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu bao gồm ba phương diện sau: Phân tích ưu thế tổng chi phí sản xuất, phân tích ưu thế kỹ thuật, phân tích ưu thế chất lượng.

Ưu thế về tổng chi phí sản xuất là việc trong quá trình sản xuất công ty phải bỏ ra một mức chi phí thấp nhưng thu được mức doanh thu lớn hơn so với các DN khác trong cùng một ngành nghề. Trong rất nhiều ngành nghề thì ưu thế về tổng chi phí sản xuất là yếu tố then chốt trong việc quyết định ưu thế cạnh tranh.

Ưu thế về kỹ thuật của DN là việc DN đó có những thực lực về kỹ thuật và năng lực nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm mới mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành nghề. Những năng lực này chủ yếu thể hiện ở hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm và trình độ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.


Ưu thế về chất lượng là việc công ty dựa vào chất lượng sản phẩm của công ty mình cao hơn sản phẩm của các công ty khác mà chiếm lĩnh thị trường, từ đó, đạt được những ưu thế về cạnh tranh. Những công ty có ưu thế về chất lượng sản phẩm trên thị trường sẽ chiếm được vị trí dẫn đầu trong ngành nghề đó.

1.2.3.3.1.3 Phân tích năng lực quản lý kinh doanh của công ty

Trình độ quản lý kinh doanh của công ty trên thị trường là tốt hay xấu cũng có thể có những tác động đến sự thay đổi, giao động của giá cả cổ phiếu. Công ty nào trên thị trường có công tác quản lý kinh doanh tốt thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn khi đầu tư vào đó, từ đó, cổ phiếu của những công ty này sẽ thu hút được sự quan tâm và tìm kiếm của các nhà đầu tư. Việc phân tích năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của công ty thông thường bao gồm các phương diện sau: Phân tích năng lực và tố chất của nhân viên nghiệp vụ, nhân viên quản lý của công ty đó, phân tích quan niệm về kinh doanh và phong cách quản lý của công ty.


1.2.3.3.2 Phân tích tài chính của công ty:

1.2.3.3.2.1 Phân tích bảng biểu báo cáo tài chính chủ yếu của công ty:

a) Các loại Bảng Biểu:

Bản cân đối kế toán: là bản báo cáo chính nói lên mối quan hệ cân bằng giữa tài sản và các khoản nợ của công ty (bao gồm cả quyền lợi cổ đông)

Báo cáo kết quả kinh doanh: là bản báo cáo phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm hay 1 quý)

Bảng lưu chuyển tiền tệ: phản ánh quá trình thay đổi cụ thể từ đầu kỳ đến cuối kỳ của hạng mục tiền mặt trên bảng báo cáo tài chính.

b) Chức năng bảng biểu:

Thông qua việc phân tích bảng cân đối kế toán, nắm rõ tình hình tài chính của công ty từ đó đưa ra các phán đoán về năng lực hoàn trả nợ của công ty, kết cấu tiền vốn có hợp lý hay không, tiền vốn lưu thông có đủ hay không.

Thông qua việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nắm rõ tình hình lợi nhuận của công ty, năng lực thu lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, xác định vị trí của công ty trong cạnh tranh nghành nghề .

Thông qua phân tích bản lưu chuyển tiền tệ dự đoán khả năng chi trả và trả nợ công ty và tình hình nhu cầu của công ty với đòng vốn bên ngoài. Từ đó đưa ra những dự đoán phát triển trong tương lai của công ty.

c) Phương pháp phân tích:

Phân tích tỷ lệ tài chính từng năm


Phân tích so sánh giữa các thời kỳ khác nhau

Phân tích so sánh với các công ty khác trong cùng ngành.

1.2.3.3.2.2 Phân tích tỷ lệ tài chính từng năm:

a) Hệ số khả năng thanh toán

i. Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Tổng tài sản lưu động

Hệ số thanh toán ngắn hạn = ----------------------------------

Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Tài sản lưu động gồm: tiền mặt, các khỏan tiền phải thu, phiếu chứng khoán có giá, hàng hóa tồn kho…các khoản Nợ ngắn hạn gồm: các khoản tiền phải chi trả, ngân phiếu trong thời kỳ ngắn hạn đến dài hạn, tiền thuế và các khoản khác cần phải chi trả. Thông thường người ta cho rằng tỉ lệ lưu động thấp nhất không nên dưới một, còn đẹp nhất là hai. Tuy nhiên tỉ lệ này không nên quá cao vì nếu cao nó có thế gây khó khăn cho việc sử dụng hiệu quả đồng vốn hoặc sẽ dẫn đến hàng hóa tồn đọng nhiều.

- Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.

ii. Hệ số thanh toán nhanh:

Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = ------------------------------------------------

Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. Ta loại bỏ hàng tồn kho vì khả năng biểu hiện của hàng hóa tồn kho trong quá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022