khắp thành phố. TP. HCM hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
Du lịch: TP. HCM là nơi thu hút được lượng khách quốc tế và trong nước nhiều nhất trong các tỉnh và thành phố hàng năm. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng TP. HCM đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.
Môi trường và điều kiện phát triển:
TP. HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học, công nghệ và đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, thành phố có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ bên cạnh đó nông nghiệp cũng có vị trí quan trọng ở phương diện cung cấp hàng hoá, dịch vụ môi trường, là hành lang xanh của thành phố;
- Có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, một tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
- Thành phố có thế mạnh về giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Là đầu mối về giao thông vận tải và bưu điện, thành phố có giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển và đường không. Có thể nói hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ sân bay, bến cảng, nhà ga, bưu điện đều tập trung về thành phố và từ đây tỏa đi khắp mọi miền đất nước, tới nhiều nước trên thế giới và khu vực.
- TP. HCM gắn với một vùng nông, lâm nghiệp phụ cận phát triển có khả năng cung ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo ra lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái và cân bằng về môi trường.
- TP. HCM còn có lợi thế khác mà các địa phương khác không có. Một thành phố dân cư đông đúc, hơn 7 triệu dân, chưa kể người trong và ngoài nước qua lại trên địa bàn thành phố. Số dân lớn tạo nên sức mua lớn, làm cho thị trường đầu ra của ngành công nghiệp ngày càng tăng, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ; là một trung tâm giao lưu quốc tế thuận lợi so với cả nước, TP. HCM có vị trí quan trọng
trong việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều hình thức như: Xuất nhập khẩu, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết và đầu tư nước ngoài.
3.1.2 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế
Với sự nỗ lực cao độ của toàn dân, những năm vừa qua, nền kinh tế của thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện ở việc các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra hầu hết đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.
Những thành tựu chủ yếu:
Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao một bước đời sống vật chất, trình độ dân trí của nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành nên nhiều vùng nông thôn mới theo hướng văn minh tiến bộ. Trong thời gian 2060 - 2010 kinh tế của thành phố đã tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 10,9%/ năm; giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12% và giai đoạn 2016 -2020 tăng trưởng bình quân đầu người 12%. Xem bảng 3.1.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP qua các năm
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Chỉ tiêu | ĐVT | 2006-2010 | 2011-2015 | 2016-2020 | |
1 | Tốc độ tăng GDP bình quân | (%) | 10,9 | 12 | 12 |
3 | GDP bình quân đầu người | USD | 2.984 | 4.967 | 8.822 |
4 | Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người | 1000 đồng | 56.247 | 121.202 | 266.403 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Mở Rộng Tín Dụng Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Của Một Số Quốc Gia
- Kinh Nghiệm Của Singapore Về Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế.
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
- Vốn Huy Động, Dư Nợ Cho Vay Đối Với Tăng Trưởng Gdp
- Kết Quả Nghiên Cứu Sơ Bộ Định Tính Và Điều Chỉnh Thang Đo
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM 2012 – 2017 [34]
Xét theo khu vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng của các ngành theo xu hướng nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng dần như vậy minh chứng cho thấy TP. HCM đang chuyển dịch theo đúng hướng.
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP trên địa bàn TP. HCM chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2012 – 2017
Đơn vị: Tỷ đồng và Phần trăm (%)
Tổng số | Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản | Công nghiệp - xây dựng | Dịch vụ | |||||
Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | |
2012 | 658.898 | 100,00 | 7,140 | 1,08 | 265,369 | 40,27 | 386,389 | 58,65 |
2013 | 764.561 | 100,00 | 7,769 | 1,02 | 310,640 | 40,63 | 446,152 | 58,35 |
2014 | 852.523 | 100,00 | 8,778 | 1,00 | 335,571 | 39,40 | 508,174 | 59,60 |
2015 | 874.511 | 100,00 | 8,971 | 1,03 | 350,504 | 37,74 | 516,152 | 61,23 |
2016 | 890.010 | 100,00 | 8,702 | 0,82 | 359,126 | 38,57 | 571,201 | 61,41 |
2017 | 959.748 | 100,00 | 6,102 | 0,71 | 419,115 | 31,21 | 613,398 | 68,08 |
Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM 2012 – 2017 [34]
Qua bảng trên cho thấy, ngành nông - lâm - thủy hải sản tỷ trọng giảm dần trong tổng GDP, năm 2012 tỷ trọng là 1,08% đến năm 2017 chỉ còn 0,71%; ngành công nghiệp
– xây dựng năm 2012 chiếm 40,27% đến năm 2017 là 31,21% và ngành dịch vụ năm 2012 là 58,65% và năm 2016 tăng lên 61,41%, riêng năm 2017 tăng lên 68,08%, ngành dịch vụ phù hợp theo định hướng CD CCKT của TP. HCM.
Những khó khăn, tồn tại chủ yếu:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng còn một số khó khăn tồn tại như:
- Kinh tế tăng với tốc độ cao nhưng quy mô còn nhỏ bé, chuyển dịch CCKT chưa đáp ứng vị thế, tiềm năng vốn có của thành phố.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất, phúc lợi xã hội vốn đã thiếu lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là giao thông nông thôn, thuỷ lợi, khu du lịch,... chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhiều vùng làng nghề, khu vực chăn nuôi tập trung đã gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, đến nay chưa được khắc phục.
- Vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là vùng thuần nông, vùng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang cho xây dựng công nghiệp, đô thị.
3.2. KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với điều kiện cụ thể của mình, TP. HCM đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo định hướng nền kinh tế. Thực tiễn đã khẳng định, đây là một chủ trương đúng. Vì thế, trong những năm qua, chuyển dịch CCKT của thành phố đã đạt những thành tựu đáng kể.
3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành trong GDP của Thành phố
Đơn vị: Phần trăm (%)
Năm | ||||||
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Dịch vụ | 58.6% | 58.4% | 59.60% | 61,23% | 61,41% | 68,08% |
Công nghiệp và xây dựng | 40.3% | 40.6% | 38.5% | 37,74% | 38,57% | 31,21% |
Nông nghiệp | 1.08% | 1.02% | 1.0% | 1,03% | 0,82% | 0,71% |
Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [30]
Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ cơ cấu kinh tế ngành của thành phố đã được chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ, năm 2012 chiếm 58,6%, năm 2013 là 58,4% và đến năm 2016 là 61,41%. Cơ cấu kinh tế nhóm ngành dịch vụ tương đối ổn định qua các năm; tỷ trọng bình quân của ngành này trong GDP của thành phố trong giai đoạn 2012 đến năm 2016 là 61,41%, đến năm 2017 tăng lên 68,08%.
- Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, năm 2012 chiếm 40,3% trong tổng giá trị GDP của thành phố, năm 2013 chiếm 40,6% trong GDP với cơ cấu bình quân của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP của thành phố trong giai đoạn 2012 đến 2016 là 38,57% năm, đến năm 2017 giảm xuống tới 31,21%. Đặc biệt, ngành công nghiệp có bước tăng đột biến giảm trong 5 năm gần đây.
- Sản xuất nông nghiệp là ngành có cơ cấu nhỏ nhất phù hợp với định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Năm 2012 cơ cấu ngành này chiếm 1,08% đến năm 2016 chiếm 0,82%, đến năm 2017 vẫn chiếm 0,71%.
Tóm lại TP. Hồ Chí Minh cần tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bao gồm: Cơ khí chế tạo; Điện tử, viễn thông tin học; Công nghiệp hóa chất và dược phẩm; Chế biến lương thực, thực phẩm với giá trị gia tăng cao, cụ thể:
- Công nghiệp cơ khí chế tạo
- Điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông
- Công nghiệp hóa chất
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Bảng 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Phần trăm (%)
Năm | ||||||
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Kinh tế nhà nước | 18,0% | 17,2% | 17,0% | 16,5% | 16,6% | 16,1% |
Kinh tế ngoài nhà nước | 58,5% | 59,0% | 59,0% | 59,5% | 59,6% | 60,0% |
Kinh tế có vốn ĐTNN | 23,5% | 23,8% | 23,0% | 24,0% | 23,0% | 22,1% |
Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [30] Qua bảng 3.4 trên cho thấy, kinh tế nhà nước tỷ trọng giảm dần, năm 2012 chiếm
18%, năm 2017 còn 16,7%; kinh tế ngoài nhà nước tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn, năm
2012 chiếm 58,5% đến năm 2017 lên 60,0%. Kinh tế có vốn đầu tư nước từ năm 2012 chiếm 23,0% đến năm 2017 chiếm 22,1% có xu hướng ổn định.
3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư xây dựng
Nhìn tổng quát, cơ cấu vốn đầu tư XDCB thay đổi theo hướng vốn ngân sách địa phương tăng, vốn ngân sách trung ương giảm, vốn tín dụng tăng.
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2012 -2017
Đơn vị tính: phần trăm (%)
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng số | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
I. Vốn Nhà nước | 53,1 | 46,4 | 38,8 | 29,8 | 31,2 | 31,5 |
1. Vốn NS Nhà nước | 44,8 | 40,6 | 33,5 | 28,7 | 28,7 | 28,9 |
Vốn bộ ngành TW | 34,7 | 30,3 | 17,0 | 9,5 | 3,1 | 3,3 |
Vốn NSTW | 9,0 | 8,2 | 12,3 | 9,8 | 0,7 | 0,8 |
Vốn ngân sách địa phương | 1,1 | 2,1 | 4,2 | 9,4 | 24,9 | 24,2 |
2. Vốn vay | 0,7 | 5,4 | 4,8 | 0,7 | 2,0 | 2,0 |
Vốn tín dụng đầu tư của NN | 0,7 | 5,4 | 4,8 | 0,7 | 1,1 | 1,5 |
Vốn vay khác | - | - | - | - | 0,9 | 0,8 |
3. Vốn tự có của DNNN | 1,3 | 0,4 | 0,5 | 0,4 | 0,5 | 0,5 |
II. Vốn ngoài nhà nước | 46,8 | 52,2 | 59,5 | 62,1 | 68,7 | 68,3 |
1. Vốn của các TC, TD | 1,7 | 4,6 | 5,9 | 14,0 | 16,5 | 16,7 |
2. Vốn của các hộ gia đình | 45,1 | 47,6 | 53,6 | 48,1 | 52,1 | 52,5 |
III. Vốn đầu tư nước ngoài | 0,1 | 1,4 | 1,7 | 8,1 | 0,1 | 0,1 |
1. Vốn liên doanh với nước ngoài | 0,1 | 1,4 | 1,7 | 3,8 | - | - |
2. Đầu tư 100% vốn nước ngoài | - | - | - | 4,3 | 0,1 | 0,1 |
Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [30]
Qua bảng 3.5 trên, xét trên góc độ vốn của nhà nước, cho thấy vốn vay chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2012 chỉ chiếm 0,7%, năm 2016 lên 2% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội. Xét trên nguồn vốn ngoài nhà nước, vốn tín dụng cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2012 chỉ có 1,7% đến năm 2016 lên 16,5%, riêng đối với năm 2017 so với năm 2016 không có mấy khác biệt. Điều này thể hiện vai trò ngày càng lớn của vốn tín dụng đối với CD CCKT thành phố. Bên cạnh các nguồn vốn của Nhà nước, cơ cấu vốn các thành phần tham gia đầu tư trên địa bàn thành phố đã trở nên đa dạng hơn, trong đó vốn của các hộ dân cư và vốn của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có tỷ trọng tăng dần, tỷ trọng nguồn vốn Nhà nước có xu hướng giảm. Một số nguồn vốn nước ngoài đã được chú ý khai thác nhưng tốc độ tăng trưởng không đều và quy mô còn nhỏ bé.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhà nước có thay đổi về cơ cấu theo khu vực sản xuất trong giai đoạn 2012 - 2017. Vốn cho khu vực sản xuất giảm, trong khi đó khu vực dịch vụ có xu hướng tăng về tỷ trọng. Trong sản xuất, đầu tư cho thương mại, dịch vụ tăng
nhanh rõ rệt.
Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB Nhà nước
Đơn vị: Phần trăm (%)
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng số | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
I. Khu vực sản xuất | 23,2 | 46,7 | 46,7 | 15,7 | 15,3 | 15,4 |
Nông nghiệp | 15,9 | 14,5 | 12,1 | 8,1 | 5,2 | 5,1 |
Công nghiệp | 6,4 | 28,6 | 32,0 | 5,0 | 6,3 | 6,5 |
Sản xuất & PP điện nước | 0,4 | 2,8 | 1,7 | 1,6 | 3,8 | 3,8 |
Xây dựng | 0,5 | 0,7 | 0,9 | 1,0 | 0,0 | 0,0 |
II. Khu vực dịch vụ | 76,8 | 53,3 | 53,3 | 84,3 | 84,7 | 84,9 |
Thương nghiệp | 1,7 | 1,3 | 1,1 | 0,4 | 0,1 | 0,1 |
Giao thông vận tải | 38,4 | 16,2 | 18,4 | 40,2 | 34,8 | 35,1 |
Quản lý Nhà nước | 17,2 | 15,2 | 13,6 | 12,8 | 10,1 | 10,3 |
Giáo dục đào tạo | 5,0 | 10,0 | 7,3 | 13,0 | 16,3 | 16,6 |
Y tế | 6,1 | 3,4 | 4,9 | 3,1 | 3,7 | 3,8 |
Văn hóa | 4,4 | 3,0 | 3,7 | 6,6 | 11,2 | 10,6 |
Phục vụ cá nhân cộng đồng | 4,0 | 4,2 | 4,3 | 8,2 | 8,5 | 8,4 |
Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [30]
Qua bảng trên cho thấy vốn đầu tư xây dựng cho khu vực sản xuất dịch vụ, thương mại ngày càng tăng theo xu hướng cơ cấu kinh tế của thành phố đề ra.
Trong khi đó, việc thu hút các nguồn vốn tư nhân tham gia các dự án trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó phản ánh Trung ương chưa chú trọng đúng mức đến việc điều tiết cho đầu tư cho CD CCKT ở thành phố trên địa bàn TP. HCM.
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Qua bảng 3.6 cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thành phố cơ cấu lao động thay đổi rõ rệt theo các ngành kinh tế.
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động trong các ngành
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Nông - Lâm - Ngư (%) | CN & XD (%) | TM & DV (%) | |
2012 | 4.26 | 32.54 | 62.20 |
2013 | 2.95 | 32.25 | 63.40 |
2014 | 2.07 | 32.23 | 64.10 |
2015 | 2.55 | 32.65 | 64.80 |
2016 | 2,21 | 32,84 | 64,95 |
2017 | 2,36 | 33,01 | 64,63 |
Nguồn: Cục Thống kê và tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư [30]
Theo số liệu của Sở Kế hoạch đầu tư thành phố năm 2017, nền kinh tế thành phố tiếp tục có sự tăng trưởng và có sự tác động tích cực đến thị trường lao động. Môi trường đầu tư được cải thiện, đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được quan tâm và thúc đẩy tạo ra sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hướng đến cách mạng 4.0, chất lượng lao động càng được chú trọng.
Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của thành phố. Sự dịch chuyển lao động của các tỉnh khác vào thành phố sẽ tăng cao về số lượng lẫn chất lượng góp phần làm cho thị trường lao động TP. HCM sôi động và mang tính cạnh tranh cao. Cơ hội việc làm tại TP. HCM năm 2018 sẽ rộng mở đối với lao động có chuyên môn, tay nghề cao, trang bị thêm kỹ năng mềm đặc biệt kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động, năng lực ứng dụng tin học và ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, thành phố, công tác xây dựng, xét duyệt các dự án vay vốn để giải quyết việc làm và đào tạo nghề được ngành lao động thương binh xã hội phối hợp với các ngành có liên quan luôn tạo điều kiện triển khai thực hiện. Vào năm đầu năm 2018, địa bàn thành phố đã thẩm định hàng trăm dự án với tổng số tiền cho vay là hàng ngàn tỷ đồng, giải quyết được hàng vạn làm việc mới cho người lao động.