Mục Đích, Nội Dung, Đối Tượng, Phương Pháp, Thời Gian Kiểm Nghiệm

* Bước 3: Thực hiện dự án

Thu thập thông tin liên quan đến hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh DBĐH dân tộc trong thời gian học tại trường DBĐH. Từ thực tiễn tham gia hoạt động, tổng hợp lại những nội dung hoạt động đã tham gia của mỗi thành viên trong nhóm. Tìm hiểu thêm những nội dung về hoạt động học tập liên hệ với phòng Bồi dưỡng, quản lý chất lượng để thu thập thêm thông tin, kế hoạch học tập; hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao liên hệ với văn phòng đoàn Thanh niên để thu thập tìm hiểu thêm về các hoạt động; nội dung học sinh DBĐH dân tộc với cuộc sống nội trú liện hệ với phòng Công tác học sinh để tìm hiểu thêm nội quy, quy định tại ký túc xá, phát động phong trào thi đua; Nội dung với phong trào tình nguyện liên hệ Đoàn thanh niên để thu thập thông tin, kế hoạch, hình ảnh, video về hoạt động tiêu biểu, phân biệt rõ hoạt động tình nguyện để thu thập thông tin cho phù hợp là hoạt động tình nguyện trong nhà trường và hoạt động tình nguyện được thực ngoài nhà trường. Đồng thời còn tìm hiểu, thu thập thông tin thêm qua sách báo tại thư viện nhà trường, qua mạng Internet, qua khảo sát, điều tra, phỏng vấn thầy cô giáo, đội ngũ cán bộ công nhân viên trường DBĐH và học sinh DBĐH dân tộc.

Xử lý thông tin: Tổng hợp, lựa chọn thông tin phù hợp, phân tích, đánh giá có thể biểu diễn bằng sơ đồ, biểu đồ;

Thường xuyên tổ chức thảo luận giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện;

Sử dụng phần mềm Powerpoint để xây dựng báo cáo kết quả. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

* Bước 4: Báo cáo sản phẩm

- Các nhóm cử đại diện thuyết trình, báo cáo kết quả sản phẩm của nhóm.

- Hình thức báo cáo: Trình bày bằng PowerPoint.

* Bước 5: Đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm của nhóm khác.

- Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá kết quả và quá trình thực hiện so với yêu cầu của dự án, mục tiêu đã đề ra, những ưu điểm, nhược điểm để rút kinh nghiệm. Từ đó học sinh rút ra những bài học.

- Vị trí của dự án trong chương trình môn Tin học tại trường DBĐH: Dự án này gắn liền với chủ đề 1, 2, 4 trong chương trình môn Tin học. Trong dự án kết hợp kiến thức nhiều phần soạn thảo văn bản, tìm kiếm tư liệu, xử lý âm thanh, hành ảnh, phần mềm trình chiếu Powerpoint,...đây là dự án mang tính phức hợp.

- Dự kiến thời gian thực hiện dự án: Dự án dự kiến thực hiện từ tuần thứ 11 theo lịch trình môn học, học sinh DBĐH dân tộc đã được trang bị kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản (Microsft Word), trình chiếu (Microsft powerpoint).

Để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoàn thành các dự án theo nội dung cụ thể như bảng sau:

Tiết

Tên bước thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Mục tiêu


1


Mở đầu

Giới thiệu phương pháp dạy học dự án, cách học theo phương pháp dạy học dự án.

Giới thiệu chủ đề tiểu dự án.

Yêu cầu đối với sản phẩm của các tiểu dự án.

Học sinh có khái niệm sơ lược về phương pháp dạy học dự án, một số lưu ý để học hiệu quả.

Học sinh xây dựng ý tưởng và chọn tiểu chủ đề theo sở thích.

Học sinh định hình về các nhiệm vụ cần thực

hiện trong dự án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 15

Tên bước thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Mục tiêu


2


Lập kế hoạch thực hiện

Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ dự án (gợi ý về nhiệm vụ, định hướng

phân công nhiệm vụ, , …)

Học sinh lập được kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong nhóm.

Trình bày và hoàn

thiện kế hoạch

3

Thực hiện dự án

Theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện các kế hoạch đề ra theo kế hoạch nhiệm vụ.

Học sinh thu thập được thông tin từ nhiều nguồn, biết cách lựa chọn, xử lý, tổng hợp thông tin.

Báo cáo kết quả công

việc, hoàn thiện kết quả

4

Thực hiện dự án


5


Thực hiện dự án

6

Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm


Hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm báo cáo.

Hướng dẫn học sinh phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cho bài báo cáo tổng hợp

Xây dựng và trình bày sản phẩm phù hợp, có thẩm mĩ, đầy đủ yêu cầu.

Tạo hiệu ứng chuyển động cho phần thông tin tổng hợp được, chỉnh sửa bố cục trình bày.

Chèn âm thanh và video đã thực hiện vào powerpoint, chỉnh sửa bố cục trình bày

Đặt thông số chung, chỉnh sửa bố cục trình bày, hoàn thiện sản phẩm

Hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị nội dung báo cáo bằng phần mềm

trình chiếu.

7

Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm

8

Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm


9


Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm

Tiết

Tên bước thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Mục tiêu


10


Báo cáo sản phẩm

Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sản phẩm sử dụng phần mềm trình chiếu

Học sinh cáo cáo được sản phẩm của nhóm.

Sử dụng có hiệu quả phần mềm trình chiếu, làm nổi bật kết quả sản

phẩm.


11


Đánh giá

Tổ chức cho học sinh đánh giá, kết quả sản phẩm của các nhóm.

Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm của các nhóm

Học sinh Biết đánh giá và chia sẻ rút kinh nghiệm lẫn nhau

Giáo viên tổng hợp ý kiến góp ý, nhận xét của học sinh; Tổng hợp đánh giá, rút ra kết

luận.

Tiết

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Từ nghiên cứu khung cơ sở lý luận, thực tiễn năng lực sử dụng CNTT&TT, đặc điểm của học sinh DBĐH dân tộc và đặc thù hoạt động học tập của học sinh trường DBĐH là cơ sở để đề xuất 3 biện pháp dạy học môn Tin học phát triển năng sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc: Thiết kế bài dạy tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT; Dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn; Tổ chức dạy học tin học theo dự án học tập. Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Hệ thống các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả, tập trung vào phát triển năng lực cho học sinh, coi trọng đưa hoạt động thực tiễn vào giảng dạy môn Tin học. Khi vận dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc giáo viên môn Tin học phải mềm dẻo, linh hoạt căn cứ trên các điều kiện về CSVC-TB, phương tiện dạy học, năng lực của học sinh, nội dung chương trình, giúp cho học sinh nhanh chóng đạt được mức độ cao các tiêu chí, của năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT.

Tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc sẽ được kiểm nghiệm, đánh giá trong chương 3 của luận án.

Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ


3.1. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA

3.1.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian kiểm nghiệm

3.1.1.1. Mục đích kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đề ra. Đồng thời đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đã đề xuất, trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học kết quả đánh giá định tính, định lượng, để mở rộng và triển khai thực hiện các biện pháp đó.

3.1.1.2. Nội dung kiểm nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết, mức độ tính khả thi của các biện pháp

Nội dung chuẩn bị bao gồm: Qui trình thực hiện các biện pháp đã đề xuất, giáo án, phiếu đánh giá, phiếu xin ý kiến chuyên gia.

3.1.1.3. Đối tượng

Thực hiện thông qua phiếu hỏi ý kiến dành cho 25 giáo viên Tin học thuộc 4 trường DBĐH trên địa bàn nghiên cứu.

3.1.1.4. Phương pháp, kỹ thuật thực hiện

a. Phương pháp thực hiện

Thu thập ý kiến bằng phiếu hỏi với 04 mức độ đánh giá đối với các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc:

- Mức độ cần thiết: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết.

- Mức độ khả thi: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.

b. Kỹ thuật và công cụ xử lý số liệu

- Đánh giá định tính qua biểu đồ thống kê trong MS.Excel;

- Đánh giá định lượng bằng phân tích Cronbach Alpha và EFA trong SPSS 22.0 để kiểm tra độ tin cậy.

3.1.1.5. Thời gian thực hiện

Thực hiện xin ý kiến chuyên gia từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020

3.1.2. Kết quả kiểm nghiệm

3.1.2.1. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả kiểm định độ tin cậy số liệu đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc bằng phần mềm SPSS thể hiện qua bảng 3.1 và bảng 3.2

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha tính cần thiết của các biện pháp

Reliability Statistics


Cronbach's

Alpha


N of Items

.922

3


Item-Total Statistics



Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total

Correlation

Cronbach's Alpha if Item

Deleted

1. Thiết kế bài dạy môn Tin học phát triển năng lực sử dụng

CNTT&TT


7.3200


1.310


.856


.916

2. Dạy học Tin học gắn với bối

cảnh thực tiễn


7.5200


.843


.858


.909

3. Tổ chức dạy học Tin học

theo dự án học tập


7.4000


1.000


.908


.833


Bảng 3.2: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính cần thiết của các biện pháp


KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.748

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square

61.159

df

3


Sig.

.000

Giá trị Cronbach Alpha là 0.922 thoả mãn điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item - Total Correlation) của cả 3 biến đều có giá trị lớn hơn 0,3; giá trị Cronbach Alpha nếu biến bị xoá đi (Cronbach Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng nên dữ liệu thu thập có độ tin cậy, không biến nào bị loại bỏ. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, hệ số KMO là 0.748 lớn hơn 0.5; giá trị Sig là 0.00 nhỏ hơn 0.05. Như vậy kết quả phân tích Cronbach Alpha và EFA cho thấy, dữ liệu ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc là có ý nghĩa thống kê.

TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP

100%


90%


80%


70%


60%


50%


40%


30%


20%


10%


0%

BP1

BP2

BP3

Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Tổng hợp kết quả đánh giá thể hiện qua biểu đồ:



















































Biểu đồ 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả thể hiện qua biểu đồ 3.1 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá của giáo viên môn Tin học đều cho rằng ba biện pháp luận án đề xuất là rất cần thiết. Trong đó:

Biện pháp 1: “Thiết kế bài dạy môn Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT” có 80.0% ý kiến đánh giá ở mức “rất cần thiết”; 20% ý kiến

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí