CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
2.1. Khái quát về sách giáo khoa
SGK là loại tài liệu được sử dụng phổ biến trong dạy học. Trong dạy học, sách giáo hoa có nhiều chức năng hác nhau đối với hoạt động nhận thức của HS và tổ chức hoạt động nhận thức của GV, quan niệm về SGK cũng há phong phú.
2.1.1. Quan niệm về sách giáo khoa
Đã có nhiều quan niệm hác nhau về SGK, dưới đây trình bày quan niệm chung về SGK và quan niệm về SGK VL.
2.1.1.1. Quan niệm chung về sách giáo khoa
Theo Đại Bách hoa toàn thư Xô Viết, tập 27, in lần thứ 3, 1977, trang 439: SGK trình bày có hệ thống những iến thức cơ sở của một lĩnh vực hoa học nhất định, ở mức độ hiện đại những thành tựu hoa học và văn hóa [30], [5].
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Phát Triển Năng Lực Làm Việc Với Sách Giáo Hoa Trong Dạy Học Ở Trung Học Phổ Thông
- Làm Việc Với Sách Theo Hướng Là Một Phương Pháp Dạy Học
- Cấu Trúc Của Sách Giáo Khoa Vật Lí Theo Các Kênh Thông Tin
- Phát Triển Năng Lực Làm Việc Với Sách Giáo Khoa Cho Học Sinh
- Kỹ Năng Làm Việc Với Kênh Chữ Phối Hợp Kênh Hình
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Sách giáo khoa là quyển sách chứa đựng các khái niệm, các kiến thức chủ yếu của một khoa học, quyển sách cung cấp những kiến thức của một khoa học, được dùng làm cơ sở hay một phần cơ sở của một khóa học [133].
Theo Đ.Đ. Zuep, SGK là nguồn tri thức quan trọng nhất đới với HS, là loại sách học tập phổ biến” là phương tiện mang nội dung học vấn và là phương tiện dạy học giúp HS lĩnh hội tài liệu học tập” [137].
Theo "Sách hướng dẫn của UNESCO về nghiên cứu và đánh giá SGK, UNESCO, 1999": SGK là một trong những đầu vào quan trọng nhất của giáo dục, nội dung của SGK phản ánh các tư tưởng cơ bản về văn hóa của các dân tộc và thường là điểm khởi đầu cho các cuộc tranh luận và bàn cãi về văn hóa. SGK là một trong ba yếu tố quyết định nhất đến chất lượng giáo dục của một quốc gia bên cạnh yếu tố GV và hệ thống tổ chức giáo dục, hệ thống chương trình [41], [70]. SGK ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của xã hội xét cả về số lượng và chất lượng [63].
Khoản 2, điều 29 của Luật Giáo dục Việt Nam 2005 quy định: SGK cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và KN quy định trong chương trình GD của các môn học ở mỗi lớp của GDPT, đáp ứng yêu cầu về PP GDPT” [66].
Như thế, sách giáo khoa là cụ thể hóa chương trình. Tức là cụ thể hóa chuẩn về mục tiêu, phạm vi, số lượng và mức độ của kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Cũng theo Luật Giáo dục Việt Nam 2005, SGK trước hết là sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và được ban hành trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập và đánh giá HS ở nhà trường và các cơ sở GDPT khác [66].
Theo Tài liệu bồi dưỡng GV môn VL lớp 10, SGK là tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học [11].
Trong quá trình dạy học, cả GV và HS đều tương tác trực tiếp với SGK. Căn cứ vào tác dụng của các công cụ giúp HS nhận thức trực tiếp thế giới hiện thực thì SGK là phương tiện dạy học quan trọng nhất. SGK cung cấp cho HS hệ thống tri thức và những tình cảm lành mạnh, những phong cách và PP làm việc hiện đại [85]. Nhìn chung, các nội dung học tập của mỗi bậc học được trình bày trong
SGK một cách có hệ thống, phù hợp với chương trình quốc gia về bộ môn, phù hợp với các yêu cầu chung đối với SGK như: đảm bảo tính khoa học của nội dung, tính hiện đại, tính cập nhật, tính trực quan, tính dễ hiểu, tính logic của việc trình bày. SGK phải phù hợp với nhận thức của HS và có mối liên hệ hữu cơ với các môn học khác [46], [70], [85].
Theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 07/2015): Sách giáo khoa là tài liệu chính để dạy và học trong nhà trường, đáp ứng được những tiêu chí do Nhà nước quy định, có tác dụng hướng dẫn hoạt động dạy và hoạt động học, chủ yếu về nội dung và phương pháp dạy học.” [14].
Như vậy, các quan niệm trên đều cho rằng SGK là cuốn sách trình bày hệ thống iến thức cơ sở của một hoa học, phản ánh các tư tưởng văn hoá của mỗi dân tộc, cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung iến thức và ỹ năng quy định trong
chương trình GD của quốc gia. SGK là một trong ba yếu tố quyết định nhất đến chất lượng dạy học, là tài liệu sử dụng chính thức trong giảng dạy và học tập. SGK là PTDH rất cần thiết cho quá trình tổ chức nhận thức cho HS của GV, giúp định hướng quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo NL của người học, góp phần giáo dục nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho HS.
2.1.1.2. Quan niệm về sách giáo khoa vật lí
- SGK VL là một PTDH có đầy đủ các đặc điểm, chức năng của SGK nói chung. Vật lí là môn học có đặc điểm riêng, vừa phải nêu bật bản chất hiện tượng tự nhiên, vừa phải thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng, khảo sát, vừa phải áp dụng công cụ toán học để biện luận và thống ê. Do đó, SGK VL vừa phải cung cấp nội dung kiến thức, vừa phải bổ sung các thông tin cần thiết hỗ trợ mô tả, thiết kế cách thực hiện thí nghiệm, định hướng các hoạt động dạy học. Ngoài ra, SGK VL có sử dụng các công cụ toán học giúp HS hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ nhất. SGK VL cũng nêu ra các ứng dụng điển hình của VL vào đời sống và kỹ thuật.
- Nội dung SGK VL là đối tượng của việc dạy và học VL trong nhà trường. SGK VL vừa cung cấp thông tin khoa học, vừa có tác dụng bồi dưỡng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ cho HS [70], [85], …Nội dung SGK VL được chọn lọc từ tri thức phong phú của khoa học VL, được sắp xếp theo một cấu trúc phù hợp với quy luật nhận thức của HS và đảm bảo tính khoa học cần thiết. Vì vậy, SGK VL là một PTDH VL quan trọng ở trường phổ thông. SGK VL cung cấp hệ thống kiến thức VL phù hợp với chuẩn kiến thức, chuẩn KN theo quy định của chương trình. Việc trình bày ở SGK VL đảm bảo tính khoa học, hiện đại, cập nhật, trực quan, dễ hiểu, lo-gíc và liên hệ với các hiện tượng, các quy luật thực tế và với các môn học khác. SGK VL thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là phương tiện học tập của HS, vừa hỗ trợ GV hiểu và thực hiện chương trình dạy học theo quy định [58], [70].
Như vậy, SGK VL là sách dùng riêng cho giảng dạy VL. SGK VL trình bày hệ thống kiến thức cơ sở của bộ môn VL, cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và KN quy định trong chương trình VL. Nó là phương tiện rất cần thiết cho quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học VL. SGK VL giúp định hướng
quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học, góp phần bồi dưỡng các PP nhận thức khoa học cho HS.
2.1.2. Chức năng sách giáo khoa vật lí
Một cuốn SGK VL phổ thông có thể có nhiều chức năng hác nhau, các chức năng này phụ thuộc vào người sử dụng và hoàn cảnh biên soạn [58]. SGK VL là PTDH nên nó có mang đầy đủ các chức năng cơ bản của một PTDH. Cùng với một chức năng chung nhất cho mọi loại xuất bản phẩm là chức năng GD nhân văn theo các chuẩn mực giá trị đạo đức đã được chấp nhận trong xã hội đương đại, SGK VL còn có các chức năng chủ yếu: cung cấp kiến thức VL cho HS, chức năng dạy học và phát triển, tức là hướng dẫn PP học tập, nghiên cứu, trên cơ sở củng cố và phát triển năng lực tư duy của các em, dẫn dắt HS nghiên cứu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kích thích hứng thú học tập,…[58], [70].
Như vậy, SGK VL có chức năng quan trọng đối với người học, và người dạy. SGK VL mang đầy đủ các chức năng cơ bản của SGK nói chung. Dưới đây trình bày các chức năng cơ bản của SGK VL đối với hoạt động dạy và hoạt động học.
2.1.2.1. Chức năng của SGK VL đối với hoạt động dạy của GV
- SGK VL cung cấp các kiến thức VL phù hợp với yêu cầu về chuẩn kiến thức và chuẩn KN theo quy định của chương trình GD bộ môn. Từ đó, GV xác định mục tiêu bài học, lựa chọn phương án, PPDH để tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện các KN cần thiết. SGK VL giúp GV được định hướng tham khảo các tài liệu cần thiết, đặt câu hỏi, bài tập, gợi ý nhiệm vụ học tập, giao nhiệm vụ nghiên cứu cho HS. Khi xác định rõ mục tiêu kiến thức, GV sẽ tổ chức tốt cho mỗi HS, mỗi nhóm HS tương tác với kiến thức. Đây cũng chính là bước quan trọng của việc rèn luyện và phát triển cho HS những KNLV với SGK VL cần thiết. Đồng thời, SGK VL có thể giúp GV hơi gợi và phát huy khả năng tự học VL của HS [58], [85].
- Dựa vào SGK VL, GV xác định được yêu cầu về nội dung kiểm tra, đánh giá HS phù hợp mục tiêu và CTGD. SGK VL cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức và chuẩn KN của CTGD của quốc gia, giúp GV tham khảo để hiểu và xác định kiến thức của mỗi phần, mỗi chương, mỗi bài học cụ thể. Do vậy, GV có thể biết được yêu cầu về kiến thức và KN cần có của mỗi bậc học, cấp học, lớp học, phần học, bài học.
Từ yêu cầu về kiến thức và KN, GV có thể định hướng việc kiểm tra, đánh giá HS theo chuẩn thống nhất tương đối so với các trường trong toàn quốc cũng như yêu cầu của việc thi cử, giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành năng lực,....cho HS, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho quốc gia [11], [58], [85].
- Đối với quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS của GV, SGK VL là phương tiện trung gian cho tương tác của thầy và trò với kiến thức có hiệu quả và quan trọng nhất trong dạy học VL. Thông qua SGK VL, GV định hướng và tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS với nội dung kiến thức sẵn có, còn HS tiến hành các hoạt động cần thiết để chiếm lĩnh iến thức, rèn luyện KN, phát huy tính sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, tăng chú ý và tạo động cơ học tập tốt. Đặc biệt, SGK VL còn giúp GV phát triển tối ưu nhân cách của HS - một mục tiêu quan trọng của GDPT. Tức là hình thành, phát triển ở HS khả năng ứng xử, có hành vi văn minh, giúp họ ý thức được vị trí của mình trong phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, dựa vào quá trình làm việc với SGK VL, GV có phương án phân hóa HS rõ ràng, giúp ịp thời điều chỉnh và giáo dục toàn diện cho HS [58], [85].
2.1.2.2. Chức năng của SGK VL đối với hoạt động học tập của HS
- SGK là nguồn tri thức cơ bản đối với HS, là phương tiện có vị trí quan trọng trong học tập. SGK VL giúp HS lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phương pháp, củng cố điều đã học, đánh giá iến thức, chức năng tham hảo và chức năng tích hợp các điều đã học, chức năng GD văn hóa - xã hội [58]. SGK VL cung cấp cho HS những kiến thức, KN cơ bản, hiện đại, thiết thực và có hệ thống theo những quy định trong chương trình của môn học. SGK VL cung cấp thông tin, bao gồm những sự kiện, hiện tượng cụ thể, những khái niệm, định luật,… của môn học [6], [42], [55], [82].
- SGK VL góp phần hình thành và phát triển cho HS phương pháp học tập tích cực, khả năng tự học, tự nghiên cứu môn học. SGK VL là tài liệu quan trọng nhất có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho HS tự học, tự tiếp thu tri thức VL cần thiết cho bản thân. SGK VL giúp HS tìm hiểu kiến thức mới, nghiên cứu và nghiền ngẫm những điều chưa hiểu biết hoặc hiểu chưa thấu đáo về kiến thức vật lí. SGK VL giúp phát triển những KN làm bài tập, thực hành thí nghiệm, KN lao động,....hình thành và phát triển ở HS phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học,
thu thập thông tin và xử lí thông tin...[70], [85].
- SGK VL tạo điều kiện cho HS có thể tự kiểm tra, tự đánh giá iến thức, kỹ năng, tự khẳng định khả năng của mình đối với môn học. Từ đó, HS sẽ có được biện pháp cụ thể để bổ sung kiến thức và KN học tập VL cho bản thân. Nhờ đó, HS tự điều chỉnh để hoàn thiện về đức, trí, thể, mỹ. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng là góp phần đáp ứng yêu cầu về lực lượng lao động của quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển [85].
- SGK VL giúp HS liên kết những kiến thức, kỹ năng đã học với hành động của HS trong đời sống và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Chuẩn bị và tạo điều kiện cho HS tiếp tục học lên, hoặc vào các trường học nghề, tham gia các hoạt động của đời sống [85]. Đây là chức năng quan trọng giúp HS tiếp cận cuộc sống thường ngày với nghề nghiệp, vì HS có điều kiện học tập không thuận lợi thường không có khả năng ứng dụng điều đã học vào các tình huống đã gặp ở trường [58].
- SGK VL giúp HS tham hảo, tra cứu thông tin về VL. Nó được coi là một công cụ tin cậy, có tính thuyết phục cao đối với HS. SGK VL giúp cho HS tìm iếm được những thông tin chính xác, phù hợp với lứa tuổi, với trình độ hiện tại của người học. Về mặt văn hoá, xã hội: SGK VL góp phần hình thành, phát triển ở HS
hả năng ứng xử, có hành vi văn minh, giúp họ ý thức được vị trí của mình trong phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội [85].
- SGK VL còn là đối tượng tương tác tốt tạo môi trường cho HS tranh luận trí tuệ với chính mình, và với ý đồ” của tác giả. Đây là môi trường rất thuận lợi phát huy hết sức cao độ năng lực của cá nhân. Vì ở đây HS làm việc theo ý thích, khả năng, hông gian, lịch trình, thời gian, …của riêng mình; những yếu tố này làm HS tự tin bộc lộ khả năng, tính sáng tạo, tình cảm và cảm xúc tiềm tàng của bản thân [85]. Quá trình tự làm việc với SGK tức là tự tương tác giữa HS với SGK sẽ phát huy tối đa các phẩm chất vốn có của cá nhân. Tự làm việc với SGK sẽ tạo điều kiện cho HS tự do sáng tạo, tự kiểm tra năng lực của mình về bài học, môn học từ đó ích thích HS hứng thú học tập, cũng như bồi dưỡng vốn sống cho bản thân. Điều này sẽ tạo ra ở HS động cơ học tập đúng đắn và sẽ dẫn đến kết quả tốt trong học tập [32].
Như vậy, đối với HS, SGK VL có chức năng cơ bản là PTDH cung cấp kiến
thức VL, thông tin khoa học bộ môn cho HS. SGK VL giúp HS tự tìm kiến thức mới, tự kiểm tra, đánh giá kiến thức VL của bản thân, tra cứu thông tin, tạo điều kiện cho HS hiểu chính xác kiến thức VL. Từ đó, hình thành ở các em NL tự học, tự làm chủ kiến thức, thông tin. Đồng thời, SGK VL giúp phát triển NL nhận thức và hình thành nhân cách cho HS.
Học sinh có NLLV với SGK VL sẽ góp phần xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời. Cần chú ý rằng, các hoạt động của HS sẽ đạt được những điều trên khi GV bao quát được các đặc điểm cơ bản của SGK VL và biết cách tổ chức cho các em các hoạt động tương tác với SGK một cách thích hợp. Điều đáng quan tâm nữa là trong mỗi một lớp học, trình độ và năng lực (NL về sức khỏe, NL tư duy, NL tâm - sinh lí, NL cảm nhận, cảm giác, …) của HS hoàn toàn hông đồng đều. Do vậy, GV càng phải quan tâm, đánh giá được tương đối trình độ, và khả năng chiếm lĩnh cũng như nhu cầu học tập của mỗi em. GV phải trang bị cho HS năng lực cần thiết để các em tự học theo
góc của mình”. Những yêu cầu kể trên là vô cùng hó hăn cho GV THPT hiện nay. Tuy vậy, hó hăn này hoàn toàn có thể khắc phục được, nếu GV nhận được sự hỗ trợ phù hợp để bao quát đặc điểm của SGK VL, và có được quy trình hướng dẫn để phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK VL một cách phù hợp nhất.
2.1.3. Cấu trúc của sách giáo khoa vật lí
Dựa trên những điểm đặc thù của môn học và theo yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng phát triển NLLV với SGK cho HS, SGK VL được thiết kế và trình bày với cấu trúc có thể tiếp cận theo các hướng: theo nội dung, theo kênh thông tin [54].
2.1.3.1. Cấu trúc của sách giáo khoa vật lí theo nội dung kiến thức
Theo nội dung iến thức, SGK Vật lí THPT bao gồm nhiều phần nội dung và phần phụ lục.
- Mỗi phần nội dung trình bày một cách tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh một lĩnh vực kiến thức VL nhất định. Phần này gồm có: phần giới thiệu sơ lược nội dung cơ bản của phần đó, trong mỗi phần có thể chứa nhiều chương [44], [54].
- Mỗi chương thường trình bày một lượng kiến thức tương đối độc lập, cấu thành hệ thống nội dung kiến thức của một phần. Mỗi chương gồm: phần giới thiệu sơ lược nội dung cơ bản của chương, nhiều bài học, bài đọc thêm, các bài thực hành
và tóm tắt chương [54].
- Mỗi bài học là một đơn vị iến thức cấu thành hệ thống iến thức của một chương. Việc lựa chọn, phân chia nội dung iến thức của các bài học, và sắp xếp trình tự xuất hiện của các bài học, vừa phải đảm bảo tính hoa học của bộ môn, vừa thể hiện ý đồ sư phạm của các tác giả nhằm đảm bảo các yêu cầu của quá trình dạy học, và PPDH bộ môn. Mỗi bài học thường có: phần mở đầu (phần vào bài), phần nội dung iến thức của bài học, phần tóm tắt iến thức cơ bản của bài học, phần câu hỏi và bài tập củng cố cuối bài, phần thông tin bổ sung [54], [64].
- Bài thực hành, thí nghiệm có thể được trình bày bằng ênh chữ hoặc ênh hình [45]. Bài thực hành thường trình bày về thiết ế phương án thực hành: định hướng quá trình lắp ráp thiết bị, các bước tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lí số liệu, thống ê ết quả, iểm chứng thực tế. Các định hướng này nhằm hỗ trợ việc rèn luyện cho HS ỹ năng thực hành, vận dụng iến thức lĩnh hội được vào thực tế, tạo niềm tin và yêu hoa học, góp phần giáo dục ĩ thuật tổng hợp. Đây là loại bài
há đặc trưng của bộ môn VL nên các tác giả trình bày há chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện và có sự gắn ết với inh nghiệm sẵn có của HS với nội dung đã học. Làm việc với loại bài học này, HS được hơi dậy sự sáng tạo, trí thông minh, sự linh hoạt và rèn luyện được các đức tính cần thiết cho sự phát triển nhân cách như tính cẩn thận, hợp tác, iên nhẫn,…[54].
- Bài đọc thêm thường là phần bổ sung thêm một số thông tin đặc sắc, liên quan của phần iến thức của chương với đời sống và ỹ thuật. Bài này cũng có thể cung cấp về lịch sử của một vấn đề iến thức VL, hoặc lịch sử các nhà VL với các công trình của họ,…Các tác giả đã lựa chọn các thông tin mang tính hai phá sự tò mò, bất ngờ của HS, đem lại niềm vui trong học tập cho các em, cũng như ích thích nhu cầu hiểu biết của các em [54].
- Phần phụ lục thường trình bày về thứ nguyên của các đại lượng VL, í hiệu các đại lượng, hằng số, thuật ngữ chuyên ngành, giới thiệu thiết bị thí nghiệm, bảng tra cứu, đặc biệt có cả phần đáp án và đáp số của các bài tập để HS tham hảo trong khi tự học. Khi tự học, HS rất cần có phần này nhằm có thể tự đánh giá ết quả học tập của mình, giúp HS tự tin hơn trong việc tự nghiên cứu, tự học tập. Lâu dần sẽ hình thành ở