Nâng Cao Hiệu Lực Quản Lý Lao Động Làm Việc Ở Nước Ngoài


Giang đã có gần 1.400 người đi XKLĐ ở các nước và đã gửi về gia đình gần trăm tỷ đồng [87].

Ngày 9/9/2009, Bộ LĐ - TB & XH đã ban hành Công văn 3354/LĐTBXH-QLLDĐNN về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở NN. Mức vay căn cứ theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng thị trường. Mức trần chi phí cụ thể theo thị trường (Xem Phụ lục 4).

Nhằm tạo điều kiện cho LĐ vay vốn đi XKLĐ, ngày 21/04/2010, tại Hà Nội, Ngân hàng NNPTNT VN và Hiệp hội XKLĐ đã ký kết thoả thuận hợp tác về cho vay XKLĐ. Hai bên cam kết sẽ hỗ trợ, tư vấn cho các DN XKLĐ, NLĐ lựa chọn ngân hàng có dịch vụ tốt nhất để vay vốn, gửi tiền, chuyển tiền an toàn, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí.

3.4. Nâng cao hiệu lực quản lý lao động làm việc ở nước ngoài

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật LĐ, Luật XKLĐ, Luật xuất nhập cảnh.

Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật XKLĐ, truyền tải đầy đủ các thông tin về thị trường LĐ ngoài nước; quy định của Nhà nước về XKLĐ; các hợp đồng mà DN thực hiện để NLĐ tự giác chấp hành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN của các DN. Tập trung thanh tra, kiểm tra những DN có nhiều phát sinh, sai phạm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, ví dụ như: Chuyên đề đào tạo, chuyên đề tuyển chọn LĐ, chuyên đề tài chính liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, đồng thời qua công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến, hướng dẫn chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động này.

Từng Bộ, ngành, địa phương cần sắp xếp các DN XKLĐ do mình quản lý, đồng thời có biện pháp, cơ chế quản lý, xử lý DN vi phạm, chọn lựa, bổ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

sung cán bộ tốt cho DN. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các DN XKLĐ trực thuộc trong việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng và việc chấp hành pháp luật, quy định về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN để kịp thời uốn nắn hoặc xử lý vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của NLĐ.

Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra bằng hình thức gửi phiếu tự kiểm tra đối với các DN XKLĐ nhằm nâng cao trách nhiệm tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh hoạt động của chính DN.

Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 11

Tăng cường tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ thanh tra của Bộ, Sở, thanh tra viên cả về kỹ năng và phương pháp thanh tra. Cán bộ, thanh tra viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, trung thực, khách quan, nắm vững chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước thuộc phạm vi QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN.

Đi kèm với thanh tra, kiểm tra cần có những chế tài xử lý sai phạm một cách nghiêm khắc. Các chế tài cần được cụ thể hóa trong các Nghị định hướng dẫn Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng, cần kết hợp giữa xử phạt hành chính và phạt tiền bởi vì trong cơ chế thị trường, lợi ích kinh tế là sát sườn nhất. Khi bị thiệt hại về lợi ích kinh tế, các DN sẽ buộc phải điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, cần kịp thời giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN.

Đồng thời, qua các đợt thanh tra, kiểm tra cần tổ chức tổng kết, đánh giá nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này và các kiến nghị của DN và địa phương để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác quản lý.

- Phối hợp chặt chẽ và nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở NN

Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán Việt Nam, đại diện các DN có LĐ xuất khẩu, đặc biệt là cơ quan quản lý LĐ tại NN có vai trò đặc biệt


quan trọng, trực tiếp trong việc bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ Việt Nam làm việc ở các nước sở tại phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến NLĐ.

Trong trường hợp NLĐ vi phạm buộc phải về nước thì cơ quan đại diện Việt Nam ở NN có trách nhiệm cấp giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, DN XKLĐ và gia đình người bị phạt mua vé máy bay cho NLĐ về nước trong trường hợp người bị xử phạt không có khả năng tài chính (người bị xử phạt phải hoàn trả chi phí sau khi về nước).

Ngoài ra, NLĐ phải được biết rõ khi có vấn đề ở NN họ nên liên hệ với ai để thông báo và yêu cầu sự giúp đỡ. Trong những trường hợp lợi ích của NLĐ bị xâm hại, nhà nước cần thông qua đường ngoại giao có những biện pháp kịp thời.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong việc vay vốn và chuyển tiền về

nước

Các ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để NLĐ vay nợ với

lãi suất ưu đãi, không thế chấp một cách dễ dàng hơn, mức cho vay cũng được áp dụng cho từng thị trường, sát với thực tế; nghiên cứu bỏ chế độ đóng tiền ký quỹ hoặc tiền bảo lãnh vì khoản tiền này trên thực tế trong thời gian qua không có tác dụng giảm bớt tình trạng bỏ trốn ra ngoài làm việc của NLĐ mà chỉ làm tăng thêm áp lực nợ nần đối với NLĐ.

- Các DN XKLĐ cần quan tâm đến tâm tư nguyện vọng chính đáng của NLĐ và quản lý chặt chẽ họ trong thời gian làm việc ở NN. Việc quản lý này không nên mang nặng tính hành chính mà chủ yếu phải thông qua các hoạt động văn hoá, tinh thần lành mạnh có tổ chức. Đối với các thị trường có đông LĐ Việt Nam, các DN XKLĐ nên kết hợp với Đại sứ quán để tổ chức các sinh hoạt đoàn thể, văn hoá trong cộng đồng LĐ Việt Nam để NLĐ gắn bó,


hỗ trợ cho nhau khi gặp khó khăn, giúp đỡ nhau tiến bộ và tránh được các tệ nạn xã hội...

- Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ Việt Nam làm việc ở NN là các DN XKLĐ không nên ký hợp đồng với đối tác NN bằng mọi giá mà phải tìm hiểu kỹ những công việc mà NLĐ sẽ phải làm và những điều kiện làm việc phù hợp. Mặt khác, cần cố gắng đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi tối đa cho NLĐ. Chẳng hạn, ở Malaysia có những công việc không thường xuyên nên thu nhập của NLĐ không ổn định, nhưng trong lúc rảnh rỗi NLĐ không được phép làm thêm bên ngoài. Nếu họ trốn ra ngoài làm việc mà chủ sử dụng LĐ biết được sẽ có thể đánh đập, đối xử thô bạo. Vì vậy, khi ký hợp đồng các DN XKLĐ cũng phải tính đến các tình huống này để tránh thiệt thòi cho NLĐ.

- Tăng cường thông tin và hợp tác quốc tế với các nước có LĐ đang làm việc ở NN.

Định kỳ hàng năm hoặc khi có tình hình đột xuất, Bộ LĐ - TB & XH chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Tổng Liên đoàn LĐVN tổ chức gặp gỡ, trao đổi, đối thoại với một số nước có đông đảo LĐ Việt Nam làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Trên cơ sở đó sẽ nắm được thông tin về thị trường LĐ , quan hệ LĐ và những vấn đề phát sinh để cùng nhau chia sẻ và góp phần xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ; đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa những NLĐ và công đoàn các nước.

- Công đoàn cần nghiên cứu để tổ chức thành lập công đoàn ở NN ở những nơi tập trung đông LĐ Việt Nam, đối với nơi ít LĐ thì có thể tham gia sinh hoạt với công đoàn bạn. Ở những nước có đông LĐ Việt Nam làm việc như Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… cần xem xét để thành lập sớm Ban cán sự công đoàn, cử cán bộ chuyên trách phối hợp với cơ quan Đại sứ quán, Ban quản lý LĐ và các DN XKLĐ để nắm thông tin về việc làm, đời


sống, điều kiện LĐ, thu nhập của NLĐ; tham gia xử lý những vấn đề phát sinh về quan hệ LĐ nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ.

3.5. Hỗ trợ tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động sau khi về nước

Chương trình hỗ trợ tái hoà nhập, nhằm tận dụng lại nguồn nhân lực đi làm việc ở NN trở về; giúp họ nhanh chóng hoà nhập lại vào xã hội. Một số nước XKLĐ đã quan tâm đến vấn đề này nhưng đây vẫn là một lĩnh vực tương đối mới cần phải đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để tìm ra những giải pháp hợp lý. Việc hỗ trợ tạo việc làm hay giúp NLĐ sau khi về nước phát triển sản xuất, kinh doanh sẽ huy động và tận dụng được trình độ lành nghề và các bí quyết công nghệ mà NLĐ mang về nước.

Trên thế giới có nhiều nước sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và kỹ năng, tay nghề do NLĐ đi XKLĐ mang lại mà Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Cách đây hơn 3 thập kỷ, thời kỳ nền kinh tế chưa phát triển, nước này coi XKLĐ là chiến lược tạo việc làm và thu nhập cho LĐ. Ngoài việc tích lũy nguồn ngoại tệ làm giàu cho đất nước, LĐ xuất khẩu còn đặt mục tiêu học cách quản lý, học nghề, tiếp thu trình độ kỹ thuật - khoa học cao ở các ngành công nghiệp nặng để về nước phát triển nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng có chính sách khuyến khích đối với những LĐ đi làm việc ở NN hồi hương nhu: Dành 10% quỹ nhà ở mới xây cho NLĐ hoàn thành hợp đồng về nước; thành lập các công ty tư vấn chăm lo gia đình của công nhân làm việc ở NN tại các cơ sở y tế nơi các gia đình NLĐ sinh sống… Từ những chính sách nhìn xa trông rộng đó, nhiều NLĐ sau khi trở về nước đã trở thành chủ nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ - thành phần chủ yếu của nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay.

Chính phủ Phi-lip-pin cũng rất quan tâm đến các chính sách tái hòa nhập dành cho LĐ hồi hương như: xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo cho NLĐ được nhận lại số tiền chưa được thanh toán hết hoặc các phúc lợi


khác sau khi chấm dứt hợp đồng trở về nước thông qua việc quy định các công ty cung ứng LĐ xuất khẩu phải đồng thời phải chịu trách nhiệm với chủ sử dụng LĐ nước ngoài về những vi phạm của họ. Tiền ký cược của công ty được sử dụng để trả cho NLĐ nếu công ty không tự trả, và một khi tiền ký cược ở ngân hàng đã bị tịch biên thì công ty cũng bị đình chỉ hoạt động cho đến khi nộp đủ số tiền trên vào tài khoản ký cược ở ngân hàng. Việc hỗ trợ sinh kế và phát triển nghề nghiệp, tư vấn kinh doanh hoặc đào tạo kinh doanh cho những người đủ vốn và muốn mở DN khi về nước (thông qua Cục Phát triển thương nghiệp vừa và nhỏ) cũng được Phi-lip-pin rất quan tâm. Cục quản lý việc làm ngoài nước còn phối hợp với Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) có những dự án thành lập các Trung tâm đào tạo ở các vùng có nhiều LĐ xuất khẩu, có chính sách tín dụng hỗ trợ tái hòa nhập. Ngoài ra, các khoản cho vay về nhà ở và các khoản trọn gói cũng được đặt ra với những NLĐ là thành viên của Quỹ Phát triển tương hỗ về nhà ở.

Vì vậy, Nhà nước cần ban hành chính sách tiếp nhận trở lại đối với LĐ hoàn thành hợp đồng ở NN về nước; chính sách khuyến khích NLĐ dùng thu nhập ở nước ngoài vào sản xuất, kinh doanh; tư vấn việc làm, đào tạo lại cho NLĐ sau khi về nước.

Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 20% số LĐ đi làm việc ở NN về nước là tìm được việc làm, số còn lại thì thất nghiệp hoặc buôn bán nhỏ do thiếu thông tin định hướng và chưa có chính sách sử dụng hợp lý nguồn lực LĐ đi XKLĐ về nước. Để khắc tình trạng này cần:

- Thể chế hóa quyền NLĐ được hưởng sự trợ giúp của xã hội trong quá trình tìm việc làm và hòa nhập cộng đồng; các DN, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội có trách nhiệm hỗ trợ NLĐ khi họ về nước.

- Nhà nước xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với NLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, đặc biệt đối với những LĐ nữ phục hồi những tổn thương về mặt tinh thần trong quá trình làm việc ở NN, tư vấn các vấn đề tâm lý,


những thay đổi trong cuộc sống, giúp NLĐ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng.

- Chính quyền các địa phương cần nắm cụ thể về số lượng lao động về nước để tạo điều kiện giúp họ tái hòa nhập và tránh rơi vào tình trạng tái thất nghiệp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân… trong việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, đề xuất những giải pháp hỗ trợ cụ thể cho những NLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng về nước là thành viên của mình nhằm giúp họ phát triển sản xuất ngay trên quê hương mình.

- Để trợ giúp NLĐ tìm việc làm, Nhà nước có thể xây dựng chương trình liên kết giữa những DN sản xuất trong nước và các DN XKLĐ (có thể thông qua Hiệp hội XKLĐ hoặc các Hiệp hội khác). Qua đó NLĐ có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin về nhu cầu của thị trường LĐ và có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp.

- Đối với những LĐ có mong muốn tự tạo việc làm thông qua thành lập các DN sản xuất, kinh doanh thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về thuế và vốn kinh doanh.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã tiên phong trong việc cung cấp thông tin cho NLĐ xuất khẩu về nước tìm kiếm việc làm, khuyến khích NLĐ kinh doanh, tạo điều kiện cho họ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp như tỉnh Hải Dương đã thành lập website vieclamhaiduong.net để thu hút NLĐ về nước đăng ký tìm việc; Bắc Giang, Phú Thọ khuyến khích NLĐ tạm gác xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc, tập trung tiền phát triển kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác, làm đồng tiền sinh sôi nảy nở. Hội khuyến nông huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã có chính sách cho các hộ đi XKLĐ về không có đủ vốn làm ăn vay vốn với lãi suất ưu đãi 0.65%/tháng (năm 2008), các trung tâm dạy nghề của huyện này tiếp tục đào tạo nghề cho họ để họ có thể tự phát triển kinh tế gia đình [61].


Những điển hình này cần được nhân rộng để tạo điều kiện tối đa cho NLĐ ổn định sản xuất kinh doanh sau khi về nước, đồng thời giúp cho cầu về LĐ của các DN trong nước nhanh chóng gặp được nguồn cung trên thị trường, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” LĐ xuất khẩu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024