Kỹ Năng Làm Việc Với Kênh Chữ Phối Hợp Kênh Hình


tên sơ đồ. Mức cao nhất của lập sơ đồ là xác định được thông tin chính và thể hiện bằng từ hóa đắc nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn được bằng sơ đồ hợp lí với hình ảnh, thông tin minh họa hợp lí, và đặt được tên sơ đồ.

Kỹ năng đánh giá thông tin

Kỹ năng đánh giá thông tin từ kênh chữ là khả năng HS nhận ra được tính giá trị của thông tin có được vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để nhận ra được tính giá trị của thông tin, HS phải nhanh chóng thu thập, xử lí thông tin chính xác theo hướng giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. KN này yêu cầu HS có khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy trực giác cao để nhận ra tính chính xác hay tính nhiễu của thông tin, số lượng và chất lượng thông tin, mục tiêu mà thông tin cung cấp, và cung cấp cho đối tượng nào và vào giải quyết nhiệm vụ gì. Đây là KN bậc cao trong các KN xử lí thông tin từ kênh chữ trong SGK. Rèn cho HS có được KN này có tác dụng đặc biệt quan trọng trong thời đại loạn” thông tin về cùng một sự vật, hiện tượng, cùng một chủ đề thực tế xác định, hông đổi. Qua đó giúp cho HS có bản lĩnh nhận thức vững vàng trong mọi tình huống, góp phần tạo ra thế hệ con người Việt Nam vững vàng về tư tưởng đạo đức, chính trị,…phục vụ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước một cách bền vững, đúng định hướng.

Khi đánh giá thông tin, HS có thể đánh giá được giá trị áp dụng của thông tin nhưng hông giải quyết được nhiệm vụ nhận thức, hoặc đánh giá được và áp dụng giải quyết được một phần nhiệm vụ nhận thức, hoặc ở mức cao hơn HS đánh giá được giá trị của thông tin và giải quyết thấu đáo nhiệm vụ nhận thức. Đó cũng chính là các mức độ KN đánh giá thông tin của học sinh THPT.

Như vậy, nhìn chung các ỹ năng xử lí thông tin từ ênh chữ bao gồm một số thao tác tương tự nhau.

c)Nhóm kỹ năng vận dụng thông tin

Vận dụng thông tin là hoạt động sử dụng thông tin đã có để giải quyết bài toán nhận thức hay nhiệm vụ học tập mà HS đã tiếp nhận hoặc đặt ra. Kết quả của hoạt động này là nâng cao được hệ thống tri thức của HS. Kết quả này được thể hiện qua việc HS giải quyết được nhiệm vụ học tập, nhận thức mà mình nhận được hoặc do chính bản thân mình đặt ra nhờ vào ứng dụng các thông tin một cách hợp lí


nhất. Trong học tập vật lí THPT, học sinh thường giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua giải quyết các bài tập định tính và các bài tập định lượng. Bài tập VL trong dạy học THPT có nhiều tác dụng, trong số đó có tác dụng ôn tập đào sâu, mở rộng iến thức, rèn KN tự học cao, phát triển tư duy sáng tạo của HS [70]. Do đó, việc rèn luyện cho HS các KN vận dụng thông tin để giải các bài tập có ý nghĩa thiết thực để các em tự lực học tập, tự hám phá iến thức và năng lực của bản thân.

Nhóm KN vận dụng thông tin gồm các ỹ năng cơ bản sau: KN vận dụng thông tin để trả lời câu hỏi định tính, KN vận dụng thông tin để giải bài tập định lượng.

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc trả lời câu hỏi định tính

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc trả lời các câu hỏi định tính là khả năng HS lựa chọn, sử dụng các thông tin có được vào việc trả lời câu hỏi định tính hay giải quyết vấn đề được đặt ra ở câu hỏi định tính. Các câu hỏi này có thể do GV hoặc do chính HS đặt ra khi tri giác một hiện tượng liên quan đến khoa học VL. Ở đây, HS phải nhận ra được hiện tượng VL được đề cập trong câu hỏi định tính là gì. Từ đó, xác định mối liên hệ bản chất giữa hiện tượng VL nêu ra ở câu hỏi với các quy luật, các định luật, các thuyết VL đã được học hoặc tự tìm hiểu và lập luận logic mối quan hệ đó theo nhiều hướng, cuối cùng chọn ra hướng vận dụng chính xác và tối ưu nhất.

Có thể chia KN vận dụng thông tin vào việc trả lời câu hỏi định tính với các mức độ: lựa chọn đúng nội dung kiến thức cần vận dụng nhưng trả lời chưa đầy đủ, lựa chọn đúng nội dung kiến thức cần vận dụng trả lời đầy đủ nhưng chưa súc tích, lựa chọn đúng nội dung kiến thức cần vận dụng trả lời chính xác, ngắn gọn, đúng bản chất VL.

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc giải bài tập định lượng

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc giải quyết bài tập định lượng là hả năng HS lựa chọn, sử dụng các thông tin có được vào việc tìm lời giải các bài tập định lượng. Ở đây, HS cần nhận ra được bản chất VL của các vấn đề mà bài toán đề cập đến, xác định được mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng, quy luật, thuyết VL, định luật VL và các phương trình VL mô tả mối liên hệ đó. Từ đó phân tích mối liên hệ theo các hướng hác nhau và chọn lựa, sử dụng mối liên hệ quan trọng nhất để giải quyết nhiệm vụ do bài tập đề ra. HS có được KN này sẽ tự tin trong học tập, tự tin nắm

iến thức của mình và dễ dàng có các ý tưởng mới, sẵn sàng cho các hoạt động học tập


sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và lao động sau này.

Các mức độ của KN vận dụng thông tin vào việc giải quyết bài tập định lượng bao gồm: lựa chọn đúng iến thức cần thiết vào bài toán nhưng giải quyết chưa triệt để; lựa chọn đúng iến thức cần thiết vào bài toán và giải quyết triệt để nhưng chưa sáng tạo; lựa chọn đúng iến thức cần thiết và giải quyết bài toán một cách triệt để, sáng tạo.

Như vậy, các ỹ năng thuộc nhóm ỹ năng vận dụng thông tin bao gồm các thao tác tương tự nhau.

2.2.3.2. Hệ thống kỹ năng làm việc với kênh hình

Kênh hình ở SGK VL có những điểm đặc thù, do đó, cần phải có các KN tương ứng để làm việc với kênh hình. Kênh hình ở SGK VL rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng nên các KNLV với ênh hình cũng rất đa dạng và phức tạp. Tùy vào loại hình cụ thể mà yêu cầu HS làm việc với hình có các thao tác riêng. Nghiên cứu của đề tài xác định hệ thống KNLV với kênh hình gồm: KN làm việc với hình vẽ, KN làm việc với hình ảnh (ảnh chụp), KN làm việc với đồ thị, KN làm việc với bảng biểu và KN làm việc với sơ đồ.

a) Kỹ năng làm việc với hình vẽ

Kỹ năng làm việc với hình vẽ là khả năng mà HS dựa vào quan sát hình vẽ, bằng trực giác và suy luận logic với các thông tin có thể có từ hình vẽ để giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu có liên quan đến hình vẽ đó. Kết quả của việc làm này là HS có được đầy đủ các thông tin từ hình và giải quyết được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để thực hiện làm việc với hình vẽ có hiệu quả, HS phải thực hiện một số thao tác cơ bản như: quan sát toàn diện hình vẽ, đọc ghi chú về hình vẽ, phân tích ý nghĩa các thông tin chứa đựng trong hình vẽ và nhận định các thông tin đó mang nội dung kiến thức VL nào, nội dung kiến thức đó có liên quan thế nào với nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Từ đó lựa chọn nội dung phù hợp nhất để giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Kết quả HS làm việc với hình vẽ có thể đạt các mức độ: xác định được nội dung chính ẩn trong hình nhưng chưa giải quyết được nhiệm vụ, xác định được nội dung chính ẩn trong hình và giải quyết được một phần nhiệm vụ, xác định được nội dung chính ẩn trong hình và giải quyết được trọn vẹn nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.


b) Kỹ năng làm việc với hình ảnh (ảnh chụp)

Kỹ năng làm việc với hình ảnh là khả năng mà HS dựa vào quan sát hình ảnh, bằng trực giác và suy luận logic với các thông tin có thể có từ hình ảnh để giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu có liên quan đến hình ảnh đó. Kết quả của việc làm này là HS có được đầy đủ các thông tin từ hình ảnh và giải quyết được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để thực hiện làm việc với hình ảnh có hiệu quả, HS phải thực hiện một số thao tác cơ bản như: đọc ghi chú về hình ảnh, quan sát toàn diện hình, phân tích ý nghĩa các thông tin chứa đựng trong hình và nhận định các thông tin đó mang nội dung kiến thức VL nào, nội dung kiến thức đó có liên quan thế nào với nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Từ đó, lựa chọn nội dung phù hợp nhất để giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Các mức độ KNLV với hình ảnh mà HS có thể đạt được, có thể là: xác định được nội dung chính ẩn trong hình nhưng chưa giải quyết được nhiệm vụ, xác định được nội dung chính ẩn trong hình và giải quyết được nhiệm vụ nhưng chưa trọn vẹn, xác định được nội dung chính ẩn trong hình và giải quyết được trọn vẹn nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

c) Kỹ năng làm việc với đồ thị

Kỹ năng làm việc với đồ thị là khả năng mà HS thực hiện một số thao tác phù hợp để có được đầy đủ các nội dung kiến thức VL chứa trong đồ thị và giải quyết được nhiệm vụ học tập, nhận thức. Các thao tác cơ bản làm việc với đồ thị theo trình tự là: đọc ghi chú tên đồ thị, quan sát và gọi tên các trục của đồ thị và đơn vị tính tương ứng trên mỗi trục, nhận ra tính chất biến thiên của các đại lượng cho trên đồ thị dựa vào dạng của đồ thị. Từ đó lập ra các biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng cho trong đồ thị và với nhiệm vụ học tập, sau đó hái quát hóa quan hệ giữa các đại lượng đó. Cuối cùng, vận dụng các kiến thức có được từ đồ thị để giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức.

Các mức độ làm việc với đồ thị mà HS có thể đạt được: xác định được tính chất biến thiên nhưng chưa viết được mối liên hệ giữa các đại lượng; xác định được tính chất biến thiên và viết được mối liên hệ giữa các đại lượng nhưng chưa giải quyết được nhiệm vụ nhận thức; xác định được tính chất biến thiên, viết được mối


liên hệ giữa các đại lượng và giải quyết được nhiệm vụ nhận thức.

d) Kỹ năng làm việc với bảng biểu

KNLV với bảng biểu là khả năng mà HS hai thác và vận dụng được các thông tin có được từ bảng biểu để giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. HS cần thực hiện một số thao tác sau để làm việc với bảng biểu: đọc ghi chú về bảng đang quan sát, đọc các thông tin tổng quát về các dòng và cột kể cả các đơn vị tính nếu có ở các dòng, cột ấy, phân tích mối liên hệ giữa các thông tin từ các dòng và cột với nhiệm vụ học tập. Từ đó, thiết lập mối liên hệ giữa thông tin ở các dòng và cột với nội dung đang cần giải quyết. Cuối cùng, chọn ra mối liên hệ phù hợp nhất để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Các mức độ đạt được của KNLV với bảng biểu mà HS có thể đạt được: xác định được tên các cột và dòng; xác định được ý nghĩa của bảng và viết ra được mối liên hệ giữa các đại lượng chứa trong các dòng và cột; viết ra được mối liên hệ giữa các đại lượng ở dòng và cột và giải quyết được nhiệm vụ học tập.

e) Kỹ năng làm việc với sơ đồ

Kỹ năng làm việc với sơ đồ là khả năng mà HS thu thập, xử lí và sử dụng thông tin ẩn chứa trong sơ đồ để giải quyết được nhiệm vụ học tập, nhận thức. Các thao tác cần thực hiện khi làm việc với sơ đồ trong SGK VL bao gồm: đọc ghi chú sơ đồ để biết sơ đồ tóm tắt cái” gì, xác định đối tượng trung tâm của sơ đồ để biết được nội dung thông tin chính mà sơ đồ đề cập đến, đọc các nhánh chính, các nhánh bổ sung và hình ảnh, biểu thức minh họa để có đầy đủ các thông tin mà sơ đồ muốn cung cấp, phân tích mối liên hệ giữa thông tin ở các nhánh với thông tin trung tâm, tổng hợp các mối liên hệ và diễn đạt khái quát hóa nội dung của sơ đồ, cuối cùng lựa chọn và vận dụng các thông tin từ sơ đồ giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức.

Các mức độ làm việc với sơ đồ HS có thể đạt được bao gồm: xác định được nội dung chính của sơ đồ; xác định được nội dung chính của sơ đồ và diễn đạt khái quát được nội dung chính; xác định được nội dung chính của sơ đồ, khái quát hóa được sơ đồ và vận dụng giải quyết được nhiệm vụ học tập.

2.2.3.3. Kỹ năng làm việc với kênh chữ phối hợp kênh hình

Như trình bày ở phần trước, ênh hình hông phải chỉ là tập hợp tất cả các í hiệu, đường nét,… lập nên hình ảnh mà thường được dẫn giải, chú thích bởi ênh


chữ đi èm. Kênh chữ đi èm các hình giúp mô tả rõ ràng hơn ý nghĩa của hình và các thông tin từ hình. Nhiều nội dung iến thức được trình bày ở SGK VL, ênh chữ được minh họa thêm bởi hình để giúp HS dễ hình dung, tưởng tượng,…về sự vật, hiện tượng được ênh chữ đề cập đến. Do đó, trong nhiều trường hợp việc làm việc với ênh chữ hoặc làm việc với ênh hình có sự ết hợp giữa chữ với hình. Vì vậy, HS có ỹ năng làm việc với ênh chữ và ênh hình thì sẽ làm việc được với các tình huống ết hợp cả chữ và hình.

2.2.4. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK cho HS

Việc xác định và lựa chọn biện pháp hoặc những biện pháp nào để rèn luyện KNLV với SGK cho HS thường dựa trên mức độ các KN mà HS đang có và yêu cầu của mục tiêu dạy học ở từng bài học, từng phần và của bộ môn. Các biện pháp rèn luyện KNLV với SGK cho HS bao gồm: biện pháp làm mẫu, hướng dẫn giải thích, tổ chức luyện tập, iểm tra điều chỉnh.

2.2.4.1. Biện pháp làm mẫu

Biện pháp này có thể sử dụng hi HS chưa biết hoặc chưa hình dung được các công việc mình phải làm, chưa có KN cần rèn luyện. Lúc này, GV phải làm mẫu các thao tác, các bước của KN đó để HS quan sát. Trong quá trình làm mẫu, GV cần phải giải thích rõ các thao tác, các bước mình đang làm và ý nghĩa của chúng. Có như vậy, HS mới có thể hiểu và làm theo. Khi sử dụng biện pháp làm mẫu, GV cần lưu ý, phải đảm bảo cả lớp đều quan sát và nghe được rõ ràng, các thao tác phải được tiến hành chậm, chính xác, đủ để HS có thể quan sát và theo dõi. Sau khi làm mẫu chậm, GV có thể làm mẫu lại với tốc độ nhanh hơn và cho HS làm theo các thao tác của mình để đảm bảo sau khi làm mẫu, HS có thể thực hiện được các thao tác trong KN cần luyện tập trong thời gian mà GV đã dự kiến.

2.2.4.2. Biện pháp hướng dẫn giải thích

Biện pháp hướng dẫn giải thích có thể sử dụng khi HS chủ động và có thể làm việc với SGK ở mức độ thấp. Ở biện pháp này, GV dùng lời nói để hướng dẫn, điều khiển và tổ chức cho HS rèn luyện KN cần thiết. Lời hướng dẫn phải rõ ràng, tỉ mỉ, câu văn dễ hiểu, và giải thích rõ để HS hiểu tại sao phải làm như vậy, ý nghĩa của các hoạt động đó. Lưu ý, việc hướng dẫn giải thích không chỉ dừng lại ở giải thích các hoạt động


mà còn giải thích cả các đối tượng (hình ảnh, sơ đồ, bảng số liệu,..) đang tương tác. Quá trình này cũng phải đảm bảo là tất cả HS quan sát thấy, nghe và hiểu rõ ràng để HS có thể tự thực hiện theo ngay sau hi được hướng dẫn trong quỹ thời gian cho phép. GV cũng có thể dùng các câu hỏi gợi ý để HS xác định các hoạt động cần thiết.

2.2.4.3. Biện pháp tổ chức luyện tập

Việc HS nhìn thấy, nghe thấy, và hiểu sơ bộ sẽ dễ dàng bị lãng quên trong thời gian ngắn nếu chủ thể không tái hiện và thực hiện lặp lại nhiều lần với chính tình huống đó hoặc các tình huống tương tự. Do vậy, cần phải tổ chức để HS được tự luyện tập các KN đã được rèn luyện. Việc tổ chức luyện tập này có thể tiến hành đối với từng HS hoặc nhóm HS; tổ chức trong giờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp. Cần chú ý, mỗi HS hoặc nhóm HS đã chắc chắn có SGK tương ứng với yêu cầu của GV. Đồng thời, trong quá trình HS thực hiện, GV đảm bảo quán xuyến đầy đủ hoạt động hoặc sản phẩm của mỗi HS hoặc nhóm HS để tiện cho việc điều chỉnh và trợ giúp. Trường hợp các em phải luyện tập ngoài giờ lên lớp, GV phải hướng dẫn và giao nhiệm vụ thật rõ ràng giúp các em nắm bắt được yêu cầu cụ thể và mục tiêu cần đạt tới. Dù thực hiện tại lớp hay giao nhiệm vụ thực hiện ngoài giờ lên lớp thì GV cũng nên lưu ý đến thời gian cho các em thực hiện một cách hợp lí nhất.

2.2.4.4. Biện pháp kiểm tra, điều chỉnh hành vi của HS

Biện pháp này được tiến hành sau một quá trình luyện tập với một hay một số KNLV với SGK VL. Hình thức, nội dung và thời điểm kiểm tra tùy vào sự lựa chọn thích hợp của GV. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi, các bài tập,…để kiểm tra, hoặc yêu cầu HS tóm tắt nội dung một đoạn trình bày của SGK, hoặc diễn đạt bằng lời các bảng, các hình vẽ, đồ thị, sơ đồ,... . GV phải có cách thức để sau khi kiểm tra, GV có thể đánh giá và có các biện pháp điều chỉnh hợp lí.

2.2.5. Các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK

2.2.5.1. Các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh chữ

Khi đã xác định được KNLV với ênh chữ cần rèn luyện cho HS, GV áp dụng các bước thực hiện rèn luyện KN đã xác định tương ứng theo Bảng 2.1 dưới đây để tiến hành tổ chức rèn luyện cho HS.


Bảng 2.1. Các bước rèn luyện kỹ nănglàm việc với kênh chữ


Nhóm KN

Các bước tiến hành rèn luyện ỹ năng


Thu thập thông tin

Bước 1: Xác định vị trí của thông tin cần thu thập qua đề mục Bước 2: Đọc lướt nội dung, gạch chân từ hoá, số liệu, công thức Bước 3: Đọc ĩ các thông tin cần thiết

Bước 4: Viết ra các ý chính và tóm tắt các thông tin cần thiết

Xử lí thông tin

Bước 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin Bước 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết

Bước 3: Chế biến thông tin

Vận dụng thông tin

Bước 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin

Bước 2: Chỉ ra liên hệ giữa thông tin với yêu cầu nhận thức Bước 3: Giải quyết bài toán nhận thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần điện học Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 8

Trong quá trình thực hiện rèn luyện các KNLV với kênh chữ có thể không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước như đã trình bày, hoạt động (bước) nào HS đã thành thạo có thể bỏ qua.

Dưới đây làm rõ các thao tác cần thiết khi thực hiện các bước phát triển và rèn luyện KN làm việc với kênh chữ với các KN tương ứng.

a) Các thao tác cần rèn luyện ở nhóm kỹ năng thu thập thông tin từ kênh chữ

Hoạt động thu thập thông tin từ kênh chữ được tiến hành thông qua các bước với các thao tác cụ thể dưới đây:

Bước1: Xác định vị trí của thông tin cần thu thập qua đề mục

Khi HS nhận được nhiệm vụ học tập từ GV, học sinh tiến hành xác định nhiệm vụ chính cần giải quyết được trình bày ở đoạn nào trong bài học thông qua việc xác định vị trí của đề mục có chứa ý chính của nhiệm vụ được giao. SGK VL trình bày các đề mục bằng chữ cỡ lớn và màu sắc khác biệt với các phần chữ khác, đầu các đề mục thường được đánh số thứ tự hoặc chữ cái rất thuận lợi cho việc xác định các đề mục. Do vậy, để thực hiện bước này, HS cần nhận ra đề mục bằng cách đọc đoạn chữ màu cỡ lớn, bắt đầu bằng số thứ tự hoặc một chữ cái.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí