Bước 2: Đọc lướt nội dung, gạch chân từ khoá, số liệu, công thức
Sau hi xác định được vị trí của thông tin cần thu thập, HS tiến hành đọc lướt nhanh đoạn kênh chữ chứa thông tin cần thiết với tốc độ đọc cao (từ 5 đến 6 từ/ một lần lướt mắt) [2]. Trong hi đọc lướt nhanh, HS nên chú ý đến những từ mang nội dung và ý nghĩa quan trọng đối với nhiệm vụ cần giải quyết, các từ này được gọi là các từ
hóa”. HS cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bút chì, bút màu,… để gạch chân, đánh dấu những từ, số liệu, công thức, biểu thức mà HS cho là quan trọng với nhiệm vụ nhận thức.
Bước 3: Đọc kỹ các thông tin cần thiết
Khi đã xác định được những từ khoá cần thiết, HS cần đọc lại đoạn văn bản một cách tỉ mĩ, tốc độ đọc trong bước này không nên quá nhanh. Việc làm này giúp HS hiểu sâu hơn về nội dung đoạn kênh chữ đang đọc và tìm thêm thông tin để củng cố tính chính xác của thông tin quan trọng đã xác định.
Bước 4: Viết ra các ý chính và tóm tắt các thông tin cần thiết
Khi HS đã hiểu rõ nội dung thông tin cần thu thập sau hi đã đọc ĩ đoạn văn bản, HS tiến hành viết ra các ý chính của cả đoạn văn bản trên giấy nháp hoặc vở, thậm chí viết ngay trên trang sách cá nhân theo cách hiểu của mình. Từ đó, thực hiện tóm tắt các thông tin đã thu thập được theo cách riêng của mình để thuận tiện cho việc lưu trữ các thông tin thu thập được vào bộ nhớ (não bộ) của mình. Việc tóm tắt thông tin có thể thực hiện bằng nhiều cách, với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện, chẳng hạn: vẽ sơ đồ khối, liệt kê bằng dàn ý, sử dụng bản đồ tư duy (Mindmap),…tùy vào khả năng sáng tạo của HS.
b) Các thao tác cần rèn luyện ở nhóm kỹ năng xử lí thông tin từ kênh chữ
Tuỳ thuộc vào mục tiêu nhận thức, các thông tin từ kênh chữ được khai thác, xử lí theo hướng phù hợp nhất. Chẳng hạn: phân tích thông tin, tổng hợp thông tin, thống kê, hệ thống hoá thông tin, sơ đồ hoá, toán học hoá thông tin, hái quát hoá,…. Những hoạt động này có thể được thể hiện bằng các thao tác như: lập sơ đồ tóm tắt, lập bảng, vẽ đồ thị, lập biểu thức toán học,… Ví dụ: HS tiếp nhận thông tin là một trang văn bản và được yêu cầu tóm tắt đoạn văn bản đó. Khi đó, HS cần tiến hành thu thập các nội dung chính của đoạn văn bản, xác định các từ khoá, các số liệu, các mối
quan hệ mật thiết nhất để làm cơ sở cho việc tóm tắt thông tin. Ở đây, việc xử lí thông tin theo yêu cầu là tóm tắt đoạn văn bản. Kỹ năng xử lí thông tin có mức độ cao hơn so với KN thu thập thông tin, nó có thể đã bao hàm các thao tác thu thập thông tin. Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin
Sau hi tiếp nhận được đoạn thông tin bằng ênh chữ cần xử lí, HS tiến hành xác định mục tiêu xử lí thông tin theo yêu cầu. Thông qua các từ hoá của yêu cầu xử lí thông tin đặt ra, HS gạch chân hoặc đánh dấu các nhiệm vụ, mục tiêu xử lí thông tin một cách dễ nhận biết nhất. Các nhiệm vụ, mục tiêu này sẽ được HS bám sát trong suốt các hoạt động xử lí thông tin tiếp theo.
Bước 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết
Khi đã xác định được mục tiêu và nhiệm vụ xử lí thông tin, HS tiến hành thu thập nhanh và phân tích nội dung thông tin đã tiếp nhận theo hướng yêu cầu cần xử lí. Ở đây, HS cần sử dụng mối liên quan giữa nội dung thông tin với yêu cầu xử lí để làm rõ nội dung thông tin cần thiết. Phân tích nội dung thông tin nói về gì, cách tiếp cận nào là phù hợp nhất với yêu cầu xử lí thông tin đã xác định. Việc làm này đòi hỏi HS phải làm rõ ý nghĩa và nội hàm của thông tin có được. Từ đó, lựa chọn các thông tin quan trọng và cần thiết nhất.
Bước 3: Chế biến thông tin
Khi đã phân tích và xác định được nội dung thông tin cần xử lí theo hướng phù hợp nhất, HS cần chế biến các thông tin đã được chọn lọc. Trong nhiều trường hợp, các thông tin từ kênh chữ ở SGK VL thường mang các nội dung liên quan giữa các thông số, các đại lượng, các định luật VL có thể biểu diễn ngắn gọn bằng một hoặc một vài biểu thức toán học mà vẫn diễn đạt đầy đủ nội dung của đoạn thông tin. Ngược lại, một số định luật VL có thể được mô tả bằng một hoặc một vài biểu thức dưới dạng toán học có thể diễn đạt lại thành kênh chữ để có thể dễ hiểu đầy đủ nhất. Trong các trường hợp này, việc nhận ra, viết ra biểu thức biểu diễn mối liên hệ của các thông tin theo hướng cần xử lí là rất cần thiết, thể hiện khả năng phân tích, tổng hợp cao của người đọc. Đồng thời, việc viết ra mối liên quan giữa các thông tin, diễn đạt lại thông tin góp phần trau dồi ngôn ngữ cho HS. Ở bước này, HS cần
ghi lại các thông số, đại lượng VL bằng hệ thống các kí hiệu thường gặp và phổ biến. Việc chế biến các thông tin đã được chọn lọc có thể tiến hành bằng cách sơ đồ hoá, hình ảnh hoá các thông tin thông qua vẽ sơ đồ tóm tắt, vẽ đồ thị, lập bảng số liệu, toán học hóa, …thể hiện rõ nhất và chính xác các thông tin cần xử lí. Tức là sơ đồ hóa, hình ảnh hóa hoặc toán học hóa các thông tin cần xử lí. Hoạt động này giúp HS phát triển tư duy tổng hợp, khái quát hoá cao.
Hình 2.2. Nội dung định luật Cu - lông
* Ví dụ: Khi nghiên cứu bài 1, SGK VL 11 nâng cao: Điện tích. Định luật Cu-lông”, GV tổ chức cho HS xử lí thông tin từ kênh chữ về định luật Cu - lông để viết ra dạng biểu thức toán học mô tả định luật như dưới đây.
+ Bước 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin
HS xác định được mục tiêu xử lí thông tin là toán học hóa nội dung định luật Cu-lông cho từ kênh chữ
+ Bước 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết
Thông tin từ kênh chữ đã cho nói về liên hệ giữa độ lớn của lực với độ lớn các điện tích tương tác và hoảng cách giữa chúng. Liên hệ này có thể được mô tả theo một biểu thức có dạng phân số. Trong đó, tử số là tích độ lớn hai điện tích, mẫu số là bình phương hoảng cách giữa hai điện tích. Do đó, nên gọi k là một hệ số tỉ lệ (k = hằng số).
+ Bước 3: Chế biến thông tin
F k q1q2
r2
Dựa vào việc phân tích nội dung thông tin và mục tiêu xử lí thông tin, việc chế biến thông tin cần tiến hành gọi các kí hiệu tương ứng cho các mối liên hệ: gọi F (N) là độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích, q1(C) và q2 (C) là độ lớn của hai điện tích tương tác, r (m) là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, k là hệ số tỉ lệ. Khi đó, HS có thể viết ngay được biểu thức liên hệ mô tả định luật Cu-lông được trình
bày ở đoạn kênh chữ đã tiếp nhận:
Như vậy, HS đã chế biến được thông tin từ ênh chữ sang dạng biểu thức toán học cô đọng nội dung của ênh chữ. Việc HS hiểu rõ các đại lượng trong biểu thức và đơn vị đo, điều iện áp dụng của định luật là tùy thuộc vào ý đồ sư phạm của GV.
c) Các thao tác cần rèn luyện ở nhóm KN vận dụng thông tin từ kênh chữ
Vận dụng thông tin là hoạt động sử dụng thông tin đã có để giải quyết bài toán nhận thức hay nhiệm vụ học tập mà HS đã tiếp nhận hoặc đặt ra. Các thông tin đã có này là những thông tin đã được thu thập, xử lí vào thời điểm vận dụng hoặc đã có sẵn trong tri thức của HS. Hoạt động này có thể được tiến hành theo trình tự các bước với các thao tác sau đây.
Bước 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin
Khi HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và nội dung thông tin được cung cấp, HS tiến hành xác định bài toán nhận thức là gì, xác định mục tiêu sử dụng thông tin là gì để có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập. Học sinh cần xác định rõ nhiệm vụ cần giải quyết là giải thích các hiện tượng VL, trả lời các câu hỏi định tính hay định lượng, lập sơ đồ tóm tắt hay lập bảng biểu, vẽ đồ thị hay toán học hoá thông tin,…Từ đó, HS xác định sẽ sử dụng thông tin có được để làm gì. Hoạt động này giúp HS định hướng đúng nhiệm vụ nhận thức của mình đối với bài toán nhận thức đã nhận được, nhờ đó HS sẽ tìm ra con đường đi thuận lợi và chính xác nhất. Việc chọn ra con đường giải quyết bài toán nhận thức thuận lợi và chính xác nhất đòi hỏi HS phải chỉ ra được liên hệ giữa thông tin đã có với nhiệm vụ nhận thức.
Bước 2: Chỉ ra liên hệ giữa thông tin với bài toán nhận thức
Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu đã xác định, HS hai thác thông tin theo hướng cần giải quyết, chỉ ra được liên hệ giữa thông tin đầu vào” và thông tin đầu ra” theo yêu cầu. Trong đó, thông tin đầu vào” là nội dung phần ênh chữ cần làm việc, thông tin đầu ra” là nhiệm vụ cần giải quyết.
Bước 3: Giải quyết bài toán nhận thức
Sau hi đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu vận dụng thông tin vào việc giải quyết bài toán nhận thức và chỉ ra mối liên hệ giữa thông tin đã có với bài toán nhận thức, HS tiến hành các hoạt động để giải quyết rốt ráo bài toán nhận thức. Các hoạt động này có thể là: giải thích được các hiện tượng VL, trả lời được các câu hỏi định
tính hay định lượng, lập được sơ đồ tóm tắt hay lập được bảng biểu, vẽ được đồ thị hay toán học hoá được thông tin.
2.2.5.2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình
Khi đã xác định được KNLV với ênh hình cần rèn luyện cho HS, GV áp dụng các bước thực hiện rèn luyện KN đã xác định tương ứng theo Bảng 2.2 dưới đây để tiến hành rèn luyện cho HS.
Bảng 2.2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình
Các bước tiến hành làm việc với ênh hình | |
Hình vẽ | Bước 1: Quan sát toàn diện hình vẽ, đọc ghi chú hình vẽ Bước 2: Phân tích, nhận định nội dung ẩn trong hình vẽ Bước 3: Lựa chọn nội dung cần thiết, giải quyết nhiệm vụ nhận thức |
Hình ảnh | Bước 1: Quan sát toàn diện hình ảnh, đọc ghi chú, tìm điểm nhấn Bước 2: Phân tích, nhận định nội dung iến thức ẩn trong hình ảnh Bước 3: Lựa chọn nội dung cần thiết, giải quyết nhiệm vụ nhận thức |
Bảng biểu | Bước 1: Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát Bước 2: Xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các dòng Bước 3: Thiết lập quan hệ giữa dòng, cột với nội dung đang cần giải quyết Bước 4: Vận dụng thông tin từ bảng giải quyết nhiệm vụ nhận thức |
Đồ thị | Bước 1: Quan sát số lượng, tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị tính Bước 2: Nhận xét hình dạng đồ thị, tính chất biến thiên của các đại lượng là gì Bước 3: Viết ra biểu thức thể hiện rõ quan hệ giữa các đại lượng Bước 4: Phát biểu hái quát hóa quan hệ giữa các đại lượng trong đồ thị Bước 5: Vận dụng thông tin và giải quyết nhiệm vụ nhận thức |
Sơ đồ | Bước 1: Đọc ghi chú sơ đồ Bước 2: Xác định từ khóa trung tâm chứa nội dung chính Bước 3: Xác định các thông tin bổ sung, minh họa Bước 4: Phân tích mối liên hệ, rút ra nội dung tổng quát nhất của sơ đồ Bước 5: Vận dụng giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu Trúc Của Sách Giáo Khoa Vật Lí Theo Các Kênh Thông Tin
- Phát Triển Năng Lực Làm Việc Với Sách Giáo Khoa Cho Học Sinh
- Kỹ Năng Làm Việc Với Kênh Chữ Phối Hợp Kênh Hình
- Quy Trình Phát Triển Năng Lực Làm Việc Với Sách Giáo Khoa Trong Dạy Học Vật Lí
- Quy Trình Tổ Chức Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Với Sách Giáo Khoa Cho Học Sinh Trong Dạy Học Vật Lí Trung Học Phổ Thông
- Đặc Điểm Phần “Điện Học” Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao Trung Học Phổ Thông Theo Hướng Nghiên Cứu Của Đề Tài
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Trong quá trình thực hiện rèn luyện các KNLV với kênh hình có thể không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước như đã trình bày, hoạt động (bước) nào HS đã thành thạo có thể bỏ qua.
Các thao tác làm việc với ênh hình được trình bày như sau.
a) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với hình vẽ
Làm việc với hình vẽ là hoạt động mà HS quan sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp hình vẽ và sử dụng tri giác của mình để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức. Làm việc với hình vẽ cần tiến hành theo các bước với thao tác dưới đây.
Bước 1: uan sát toàn diện hình vẽ
Khi cần làm việc với hình vẽ, thao tác quan trọng trước nhất là quan sát hình vẽ, quan sát ghi chú về hình vẽ. Quan sát hình vẽ được thực hiện từ việc quan sát ghi chú đi èm hình vẽ, quan sát toàn diện hình vẽ, nhận ra được các phần của hình vẽ, nhận biết được bố cục của các phần của hình vẽ đó, tìm xem trên hình vẽ chứa các vật, các thiết bị, hoặc hiện tượng gì và tìm ra điểm nhấn của hình vẽ.
Bước 2: Phân tích, nhận định nội dung ẩn trong hình vẽ
Dựa vào kết quả quan sát hình vẽ, HS phân tích ý nghĩa của từng phần của hình vẽ và bố cục của hình, tìm ra mối liên hệ giữa các phần. Từ đó, tổng hợp ý nghĩa của cả hình vẽ để nhận ra nội dung kiến thức ẩn trong hình vẽ đó. Việc phân tích ý nghĩa của hình đòi hỏi kinh nghiệm sống của cá nhân cũng như hiểu biết về các kiến thức liên quan đến hình, thậm chí còn phải đoán được ý đồ của tác giả.
Bước 3: Lựa chọn nội dung cần thiết và giải quyết nhiệm vụ nhận thức
Sau hi xác định được các thông tin ẩn trong hình và phân tích nội dung thông tin, HS cần chỉ ra mối liên hệ giữa thông tin từ hình với nhiệm vụ cần giải quyết thông qua sự tương đồng giữa các kí hiệu, giữa các phần của hình vẽ với các vật thật, các đại lượng, hoặc cách lắp ghép. Ở bước này, HS cần chọn ra thông tin cần thiết để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Chẳng hạn, chỉ ra các bộ phận tương đồng giữa hình vẽ sơ đồ mạch điện với các thiết bị thực tế của mạch điện. Vận dụng hình vẽ để giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra.
b) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với hình ảnh
Hình ảnh được trình bày ở SGK VL thường là các hình chụp các vật thật, các hiện tượng thực tế trong tự nhiên hoặc được thực hiện theo hình thức phối cảnh các vật thật, các hiện tượng thực tế. Làm việc với hình ảnh là hoạt động mà HS quan sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin từ hình ảnh và sử dụng tri giác của mình để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức. Hoạt động này góp phần phát triển tư duy hình ảnh, tư duy logic và sự sáng tạo của HS. Đồng thời hơi gợi vốn sống thực tế của HS với các sự vật, hiện tượng VL xung quanh. Làm việc với hình ảnh được thực hiện theo các bước và thao tác sau đây.
Bước 1: uan sát toàn diện hình, tìm điểm nhấn
Khi cần làm việc với hình ảnh, thao tác quan trọng trước nhất là quan sát. Quan sát hình ảnh được thực hiện từ việc quan sát ghi chú tên hình ảnh, quan sát toàn diện hình ảnh, nhận ra được các phần của hình ảnh, nhận biết được bố cục của các phần của hình ảnh đó, tìm xem trên hình chứa các vật, các thiết bị, hoặc hiện tượng gì và tìm ra điểm nhấn của hình ảnh. Khi cung cấp hình ảnh hỗ trợ nghiên cứu kiến thức, tác giả đã đưa vào SGK các hình ảnh được khai thác rõ nhất cho đoạn thông tin đó. Thông tin chính của hình thường được bố trí ở trung tâm của hình (phần rõ nhất của hình), đồng thời ghi chú tên của hình ảnh. Do đó, HS đọc tên của hình ảnh từ đoạn ghi chú đã có thể biết được thông tin cơ bản của hình, xác định điểm nhấn thông tin quan trọng của hình từ trung tâm của hình.
Bước 2: Phân tích, nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình
Dựa vào kết quả quan sát hình ảnh, HS phân tích ý nghĩa của từng phần của hình ảnh và bố cục của hình, xác định mối liên hệ giữa các phần của hình. Từ đó, tổng hợp ý nghĩa của cả hình để nhận ra nội dung kiến thức ẩn trong hình ảnh đó. Việc phân tích ý nghĩa của hình đòi hỏi kinh nghiệm sống của cá nhân cũng như hiểu biết về các kiến thức liên quan đến hình. Học sinh cần liên tưởng các phần, bố cục của hỉnh ảnh với các vật, các hiện tượng gặp trong thực tế thông qua nhận biết hình dạng, màu sắc, kích cỡ, tỉ lệ. Từ đó, nhận ra được nội dung chính ẩn trong hình.
Bước 3: Lựa chọn nội dung cần thiết và giải quyết nhiệm vụ nhận thức
Sau hi xác định được các thông tin ẩn trong hình và phân tích nội dung thông tin, HS cần chỉ ra mối liên hệ giữa thông tin từ hình với nhiệm vụ cần giải quyết thông qua sự tương đồng giữa các kí hiệu, giữa các phần của hình ảnh với các vật thật, các đại lượng, hoặc cách lắp ghép. Từ đó, vận dụng mối liên hệ giữa thông tin từ hình với nhiệm vụ cần giải quyết để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Vận dụng hình ảnh để giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra.
c) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với bảng biểu
Bảng biểu trong SGK VL mang thông tin thường được trình bày theo các cột, các hàng. Thông thường, bảng biểu trình bày các thông tin dưới dạng các số liệu tương ứng giữa các đại lượng, các đặc điểm, các tính chất VL và được ngăn cách bởi các dòng kẻ. Khi làm việc với bảng biểu, HS dựa vào các đặc điểm trình bày như trên để nhận ra bảng biểu. Hoạt động làm việc với bảng biểu được thực hiện theo các bước, các thao tác sau đây.
Bước 1: Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát
Khi cần làm việc với bảng biểu, HS cần đọc ghi chú về tên của bảng để biết bảng này mang thông tin, mô tả, thống kê nội dung gì. Xác định xem bảng gồm những cột, dòng nào, cách trình bày các thông tin trong bảng như thế nào.
Bước 2: Xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các d ng
HS cần đọc tên của các cột, dòng để nhận ra các cột dòng này sẽ chứa đựng thông tin gì, các thông tin được mô tả dưới dạng gì: các câu văn, các í hiệu, các đại lượng,…để dễ dàng thiết lập mối liên hệ giữa chúng.
Bước 3: Thiết lập quan hệ giữa thông tin ở các d ng và cột với nội dung đang cần giải quyết
Ở bước này, HS cần phân tích xem nội dung thông tin giữa các cột, các dòng có đặc điểm chung nào, thuộc loại quan hệ so sánh hay quan hệ nhân quả,... nhận ra được mối liên hệ của chúng với nhiệm vụ nhận thức. Từ đó, thiết lập các mối quan hệ giữa các thông tin ở bảng với nhiệm vụ nhận thức. Các liên hệ này có thể được biểu diễn lại dưới dạng đồ thị hay phương trình.