Và Tự Hoàn Thành Phiếu Học Tập 1Ht1


+ Bước T1: Định hướng

Sử dụng quy trình ở mức độ 3, cụ thể:

Giao nhiệm vụ: Hãy hoàn thành phiếu học tập 1HT1

+ Bước T2: HS làm việc với SGK

HS tự thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh: HS đọc mục 1 trang 6 như

Hình 3.1. và tự hoàn thành phiếu học tập 1HT1

+ Bước T3: Thảo luận

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm theo phiếu học tập, các HS khác góp ý kiến thảo luận, GV quan sát và ghi lại kết quả thảo luận, ghi các thông tin cần quan sát vào phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK.

+ Bước T4: Tổng kết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

GV tổng kết các kết quả làm việc theo yêu cầu đề ra, chính xác hóa nội dung.

3.3.2. Vận dụng quy trình trong các kiểu bài lên lớp

Trong dạy học VL, thường gặp một số kiểu bài như: bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, bài thực hành, bài kiểm tra đánh giá.


3.3.2.1. Bài nghiên cứu kiến thức mới

Đối với kiểu bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, thông tin kíến thức cần giải quyết được trình bày trong SGK ẩn dưới nhiều ý đồ của tác giả, các thông tin này thường hoàn toàn mới đối với HS. Sách giáo khoa trình bày nội dung kiến thức dưới hai ênh cơ bản và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu HS biết cách làm việc và kết hợp thông tin từ hai kênh này thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức sẽ được nâng cao. Để lĩnh hội được nội dung kiến thức mới, có thể phải trải qua các giai đoạn, các khâu khác nhau của tiến trình dạy học. Do đó, giáo viên có thể sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK để thực hiện việc tổ chức cho HS làm việc với SGK với nhiều KN khác nhau ứng với nhiều giai đoạn, nhiều khâu khác nhau của tiến trình dạy học đã định hướng. Học sinh có thể tiến hành làm việc với SGK để tự tìm ra nội dung kiến thức cần thiết và các vấn đề cần giải quyết.

Khâu củng cố kiến thức và kỹ năng đã có của HS

Thông thường, khâu kiểm tra bài cũ trong dạy học VL ở các trường THPT


là hình thức GV yêu cầu HS trình bày, mô tả để tái hiện kiến thức HS đã học bằng năng lực trí nhớ của HS, hoặc HS vận dụng hiểu biết về bài đã học để giải bài tập hay trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. Tuy nhiên, ở khâu này GV hầu như ít chú trọng đến việc kiểm tra các KNLV với các kênh thông tin trong SGK VL của HS.

Việc đặt câu hỏi, hoặc ra bài tập sao cho có thể vừa kiểm tra được kiến thức VL, vừa kiểm tra được các KNLV với các kênh thông tin của SGK VL là không đơn giản, đòi hỏi GV phải có năng lực và phải gia công” tỉ mỉ.

Tuy vậy, nếu GV biết khai thác và sử dụng quy trình rèn luyện KN làm việc với SGK VL cho HS để giải quyết các yêu cầu do GV đưa ra trong hâu iểm tra bài cũ sẽ tạo cơ hội phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS. Chẳng hạn: yêu cầu HS làm việc với SGK VL để tìm thông tin còn thiếu trong khi giải một bài tập, hai thác đồ thị, lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học, lập bảng kiến thức, bảng so sánh,… ở khâu kiểm tra bài cũ. Việc làm này làm bộc lộ trực tiếp năng lực học tập của từng HS để GV kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ. Tổ chức cho HS làm việc với SGK trong khâu này sẽ thuận lợi cho việc rèn luyện cho HS kỹ năng tự làm việc với SGK ngoài giờ lên lớp. Chẳng hạn, GV giao nhiệm vụ học tập về nhà cho HS làm việc với SGK, tiết học tiếp theo sẽ kiểm tra bài cũ có phần nội dung đã giao.

Khâu nghiên cứu kiến thức mới

Sử dụng quy trình làm việc với SGK VL hợp lí trong khâu nghiên cứu kiến thức mới có nhiều thuận lợi. GV tổ chức cho HS làm việc với SGK theo quy trình đã được xây dựng thì việc tìm thông tin cơ bản ban đầu của phần kiến thức cần nghiên cứu sẽ được HS thực hiện một cách đồng loạt. Trong giai đoạn này, mỗi HS sẽ thu thập được một số thông tin cần thiết về kiến thức, cũng như bước đầu định hình được phần kiến thức nghiên cứu, hoặc nảy sinh, phát hiện những vấn đề cần giải quyết ở HS.

Đây là bước thuận lợi để GV tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận theo nhóm, đưa ra tình huống có vấn đề cần giải quyết, hoặc đưa ra giả thuyết làm cho tiết học thêm sôi nổi có không khí học tập tốt. Ở khâu này, cần chú ý đến vấn đề về thời gian cho hoạt động làm việc với SGK VL của HS.

Ví dụ: Khi dạy kiến thức mới ở bài 17: Dòng điện trong kim loại” thuộc


chương trình VL lớp 11 nâng cao THPT, GV có thể sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS như sau.

*Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Bước C1: Xác định mục tiêu bài học. Qua bài học này, HS phải

- Phát biểu được định nghĩa dòng điện trong kim loại,

- Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại,

- Viết được công thức về sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ và vận dụng công thức này để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự,

- Giải thích được nguyên nhân làm cho điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ.

+Bước C2: Phân tích nội dung và yêu cầu bài học

- Bài này được quy định dạy trong một tiết. Nội dung cụ thể là vận dụng thuyết electron để tìm ra bản chất của dòng điện trong kim loại và giải thích nguyên nhân tạo ra điện trở, điện trở suất của vật dẫn kim loại. Thực hiện thí nghiệm (nếu được) hoặc sử dụng thông tin cung cấp ở bài học để rút ra biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ. Nội dung bài học được cung cấp bởi cả kênh hình và kênh chữ.

- Bài học được mở đầu với một câu hỏi gợi mở há bao quát và định hướng mở rộng nội dung bài học: Khi bật công tắt đèn, ta thấy đèn sáng ngay lập tức. Chắc là đã có những electron chuyển động từ nguồn điện tới đèn với tốc độ rất lớn. Có phải như vậy hông?”.

- Rõ ràng, để đạt được mục tiêu bài học về bản chất dòng điện trong kim loại, HS phải vận dụng thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại để chỉ ra được bản chất dòng điện trong kim loại. Thông thường, HS căn cứ vào định nghĩa dòng điện nên các em sẽ hình dung trong đầu là sẽ có một dòng electron chuyển động có hướng trong kim loại với tốc độ rất cao mới có thể có dòng điện tức khắc khi bật đèn. Và như vậy, ở đây tác giả SGK VL đã hiến các em phải suy luận và tò mò về vấn đề đặt ra ở đầu bài, cần tìm cách trả lời. Đồng thời, các tác giả SGK VL cũng đã cung cấp câu trả lời cho tình huống đặt ra ở đầu bài ngay ở phần


thông tin bổ sung bằng cột chữ nhỏ cuối bài học.

Như vậy, sau khi thực hiện tìm hiểu các nội dung của bài học, nếu GV yêu cầu HS sử dụng SGK VL để trả lời câu hỏi tình huống ở đầu bài, thì sẽ giúp các em tự tìm được câu trả lời và dần hình thành thói quen tìm kiếm thông tin từ SGK cho những câu hỏi mà HS chưa biết, hoặc biết chưa chắc chắn câu trả lời. Đồng thời, thông tin mà HS tìm được để trả lời cũng giúp GV mở rộng bài học theo ý đồ của tác giả và vận dụng vào thực tế để giải thích cho những ai đặt ra câu hỏi như vậy. Việc làm này giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày. Đây là một thuận lợi cho việc sử dụng quy trình rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS trong dạy học.

+ Bước C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Với cách phân tích đặc điểm bài dạy như trên, GV có thể xác định kỹ năng cần rèn luyện cho HS làm việc với SGK VL.

- về iến thức: Tốc độ dòng điện là tốc độ truyền tương tác giữa các điện tích trong vật dẫn.

- về ỹ năng: Kỹ năng vận dụng thông tin từ ênh chữ ở mức độ 3.

Bước C4: Lập kế hoạch rèn luyện

Kỹ năng này được thực hiện rèn luyện tại lớp, thời lượng thực hiện là 7 phút vào khoảng cuối tiết học kết hợp với củng cố nội dung bài học.

Khi tìm hiểu xong nội dung chính của bài học, GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài! (mức độ 3)

* Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

+ Bước T1: Định hướng

GV yêu cầu HS thực hiện hiệm vụ: Hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài! (mức độ 3)

Ở mức độ 3 nên GV chỉ giao nhiệm vụ học tập cho HS mà không cần hướng dẫn gì thêm.

+ Bước T2: Học sinh làm việc với SGK

- HS làm việc với SGK


- GV bao quát lớp học, hông hí lớp học, quan sát những HS hoặc nhóm HS cần có sự trợ giúp để giúp đỡ, điều chỉnh ịp thời, ghi nhanh vào bảng ghi hoạt động làm việc với SGK của HS tại lớp.

+ Bước T3: Thảo luận

Sau khi HS làm việc với SGK theo dự kiến, GV tổ chức cho HS thảo luận. GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời mà các em đã nghiên cứu được, có thể để các em tự giác ( xung phong”) trả lời, sau đó cho HS hác nhận xét, thống nhất.

Các định hướng để HS thảo luận:

ĐH1: Hãy so sánh tốc độ chuyển động có hướng của các electron tự do trong kim loại và tốc độ truyền tương tác điện giữa các electron tự do?

ĐH2: Tốc độ của dòng điện thực chất là gì?

+ Bước T4: Tổng kết

GV chốt lại nội dung làm việc với SGK ở phần này, nhắc lại các nhược điểm trong quá trình thực hiện của HS, hen ngợi, biểu dương những HS thực hiện tốt nhất, động viên những HS thực hiện còn chưa tốt. GV chú ý, tránh gây cho HS những cảm xúc tiêu cực hi nhận xét.

Khâu vận dụng, củng cố

Tác giả biên soạn SGK VL đã rất chú ý đến việc vận dụng, củng cố kiến thức HS lĩnh hội được của mỗi bài học bằng việc đưa ra các câu hỏi, bài tập và những điều Em có biết ?”. Do vậy, trong khâu vận dụng, củng cố, việc sử dụng quy trình rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK sẽ hình thành, phát triển tốt năng lực làm việc với SGK cho HS. Trong khâu này, GV có thể yêu cầu HS đọc, tóm tắt các câu hỏi, bài tập, bảng kiến thức,… và làm việc với SGK để giải quyết các yêu cầu về vận dụng, củng cố bài học của GV, và giao nhiệm vụ làm việc với SGK, tài liệu học tập ở nhà cho HS.

Có thể sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK VL trong khâu vận dụng, củng cố một đơn vị kiến thức, hay một bài học, một chương hoặc một phần, nhất là các nhiệm vụ học tập ngoài giờ lên lớp.


3.3.2.2. Bài ôn tập

Kiểu bài ôn tập là kiểu bài mang ý nghĩa hái quát hóa, hệ thống hóa và tổng kết một nội dung học tập xác định theo quy định về thực hiện chương trình. Chính đặc điểm này đã mang lại ưu thế lớn cho việc phát triển và rèn luyện cho HS các KNLV với SGK. Ở đây, GV có thể yêu cầu HS lập sơ đồ, bảng kiến thức, đồ thị, tóm tắt kiến thức của từng bài hoặc của cả chương, báo cáo thuyết minh,…

Bài ôn tập thường được GV tổ chức vào các tiết tự chọn, tiết phụ đạo hoặc tiết bài tập cuối chương. Trong đó, nhiều trường THPT hiện nay đang thực hiện tự chọn môn VL ít nhất 1 tiết/tuần. Đây là cơ hội thuận lợi cho GV tổ chức cho HS rèn luyện KNLV với SGK VL trong giờ ôn tập.

3.3.2.3. Kiểu bài thực hành

Bộ môn VL có đặc thù là môn khoa học gắn liền với thực nghiệm. Các bài thực hành, thí nghiệm của VL cũng có những đặc điểm riêng. Dó đó, hi xây dựng nội dung kiến thức trong bài thực hành, tác giả đã giúp mô tả tương đối tỉ mỉ và đầy đủ để tiến hành một bài thực hành hoàn chỉnh. Trong mỗi bài thực hành VL thường chứa các thông tin giúp HS hình dung và tiến hành các hoạt động thực hành. Chẳng hạn: mục đích thực hành thí nghiệm, cơ sở lí thuyết của thí nghiệm, phương án thực hành, báo cáo kết quả thí nghiệm,…Các nội dung thí nghiệm VL thường được trình bày kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ để hỗ trợ HS có thể dễ hình dung và tiến hành.

Việc GV yêu cầu HS làm việc với SGK theo quy trình rèn luyện KNLV với SGK trong kiểu bài lên lớp này sẽ phát triển được nhiều KNLV với SGK VL và góp phần nâng cao hiệu quả học tập của các em, cũng như bồi dưỡng cho các em KN thực hành thí nghiệm, lòng say mê nghiên cứu khoa học. Học sinh có thể chuyển từ tư duy hình ảnh sang tư duy trên mô hình thực tế của thí nghiệm.

Trong kiểu bài thực hành, GV có thể yêu cầu HS làm việc với SGK để thu thập thông tin cần thiết cho quá trình thí nghiệm, lập bảng tóm tắt, vẽ sơ đồ, quy trình tiến hành thí nghiệm, lập bảng ghi số liệu thu thập từ kết quả thí nghiệm, vẽ đồ thị, xử lí kết quả, báo cáo thuyết minh và đánh giá kết quả thí nghiệm,…


Ví dụ: Khi dạy bài 16 SGK VL 11 nâng cao: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện”, GV có thể tổ chức cho HS làm việc với SGK để tiến hành thí nghiệm. Việc sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS trong kiểu bài thí nghiệm được thực hiện như sau.

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Bước C1: Xác định mục tiêu bài học

Qua bài thực hành này HS phải:

- Viết được biểu thức liên hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với suất điện động của nguồn điện và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch chứa nguồn

- Nêu được cấu tạo và hoạt động của pin

- Biết sử dụng đồng hồ đa năng hiện số với tính năng đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế một chiều (hoặc biết cách sử dụng vôn kế và ampe kế)

- Biết lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ

- Đảm bảo được an toàn điện và an toàn cho thiết bị đo

- Biết cách đọc kết quả đo nếu sử dụng vôn kế và ampe kế khung quay

- Đo được các cặp giá trị (U, I) nhiều lần ứng với các giá trị R khác nhau

- Vẽ được đồ thị (U, I) trên giấy

- Tính được suất điện động E và và điện trở trong r của nguồn

- Nhận xét được kết quả bài thực hành

+ Bước C2: Phân tích nội dung và yêu cầu bài học

Bài này được quy định dạy trong hai tiết, sau khi học xong các bài thuộc chương Dòng điện hông đổi”, HS đã biết về các định luật Ôm cho các loại đoạn mạch và định luật Ôm cho toàn mạch. Các tác giả SGK VL 11 nâng cao đã trình bày bài này bởi kênh chữ kết hợp với ênh hình để giúp HS xác định mục tiêu, phương án thực hành, cách lắp ghép và sơ đồ cách ghép thí nghiệm, quy trình tiến hành thí nghiệm, bảng ghi kết quả thí nghiệm cần thiết. Với cách trình bày như vậy, việc tổ chức cho HS làm việc với SGK để hoàn thành thí nghiệm là rất cần thiết.

+ Bước C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Kỹ năng vận dụng thông tin từ kênh chữ và các KN làm việc với kênh hình


+ Bước C4: Lập kế hoạch rèn luyện

Bài này được thực hiện trong hai tiết liên tục, tại phòng thực hành bộ môn VL của nhà trường, HS thực hành theo nhóm gồm 6HS/nhóm.

GV chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm như mô tả ở SGK

GV chuẩn bị giấy A 4 có vẽ bảng ghi kết quả 16 1 hệ trục tọa độ U I có 1

GV chuẩn bị giấy A4 có vẽ bảng ghi kết quả 16.1, hệ trục tọa độ (U, I) có kẻ ô li vuông nhỏ, có khoảng trống cho HS ghi kết quả tính suất điện động và điện trở trong của hai pin, sai số của phép đo.


* Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

+ Bước T1: Định hướng

GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS làm việc với SGK ở mức độ 3.

+ Bước T2: HS làm việc với SGK

Học sinh tự động đọc SGK và lắp ráp thí nghiệm, thực hiện các bước thực hành theo chỉ dẫn của SGK và ghi kết quả thí nghiệm, xử lí, tính toán và hoàn thành phiếu học tập. Trong khi HS làm việc với SGK và tiến hành thí nghiệm, GV

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí