Phân Phối Các Bài Kiểm Tra Các Chỉ Báo Năng Lực Gdđl Trước Và Sau Tnsp


Phụ lục 3. 1. Phân phối các bài kiểm tra các chỉ báo năng lực GDĐL trước và sau TNSP

Bảng 1. Phân phối các bài kiểm tra các chỉ báo năng lực GDĐL trước TNSP




TT

Chỉ báo năng lực

Kiểm tra viết


Kiểm tra thực hành


Thời điểm áp dụng

Tự luận

Trắc nghiệm


1

Vận dụng PP&KT dạy học địa lí

Kiến thức lí thuyết về PP&KT dạy học nói chung, vận dụng

PP&KT dạy học địa lí

Thực hiện trích đoạn bài giảng 10 phút cho một nội dung địa lí cụ thể trong lớp học giả định, bài giảng

được quay video để đánh giá

Trước khi SV bắt đầu học phần Phương pháp dạy học địa lí ở trường

phổ thông


2

Đánh giá trong GDĐL

Kiến thức lí thuyết về Đánh giá trong giáo dục và dạy học, vận dụng về đánh giá vào

dạy học và GDĐL

Không áp dụng

Trước khi SV bắt đầu học phần Đánh giá trong dạy học địa lí


3

Ứng dụng CNTT&TT

trong GDĐL

Không áp dụng

Thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh có sử dụng các ứng dụng CNTT&TT theo yêu cầu của đề kiểm tra, thực hành trên máy tính và

đánh giá thông qua sản phẩm

Trước khi SV bắt đầu học phần Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí


4

Thiết kế KHBD trong GDĐL

Không áp dụng

Thiết kế một KHBD hoàn chỉnh cho một bài học địa lí cụ thể trong chương trình GDPT 2018 theo mẫu

Giai đoạn cuối của học phần Phương pháp dạy

học địa lí ở trường phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


Bảng 2. Phân phối các bài kiểm tra các chỉ báo năng lực GDĐL sau TNSP


TT

Chỉ báo năng lực

Kiểm tra viết

Kiểm tra thực hành

Thời điểm áp dụng

1

Vận dụng PP&KT dạy học địa lí

Bài thi tự luận kết thúc học phần kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức về PP&KT dạy học địa lí cho những nội dung cụ thể

Thực hiện một bài dạy hoàn chỉnh, vận dụng tổng hợp các PP&KT dạy học địa lí cho một bài học địa lí phổ

thông, tiến hành theo hình thức nhóm.

Khi SV kết thúc phần Phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông

2

Đánh giá trong GDĐL

Kiến thức lí thuyết về Đánh giá trong giáo dục và dạy học, vận dụng về đánh giá vào dạy học và

GDĐL


Trước khi SV kết thúc học phần Đánh giá trong dạy học địa lí

3

Ứng dụng CNTT&TT

trong GDĐL

Không áp dụng

Thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh có sử dụng các ứng dụng CNTT&TT theo yêu cầu của đề kiểm tra, thực hành trên máy tính và đánh

giá thông qua sản phẩm

Trước khi SV kết thúc học phần Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí

4

Thiết kế KHBD trong GDĐL


Thiết kế một KHBD hoàn chỉnh cho một bài học địa lí cụ thể trong chương trình

GDPT 2018 theo mẫu

Giai đoạn cuối của học phần Phương pháp dạy học địa lí ở

trường phổ thông


Phụ lục 3. 2. Đề kiểm tra chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí trước và sau TNSP

I. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM


a. Đề kiểm tra trước thực nghiệm chỉ báo năng lực Vận dụng PP&KT – phần lý thuyết

MA TRẬN VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí

(Đề kiểm tra đầu vào – lí thuyết)

Thời gian 60 phút Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ma trận:

Chỉ số chất lượng hành vi

Biết

Hiểu

Vận dụng

1. Trình bày được lí thuyết về PP&KT dạy học địa lí: Khái niệm, kĩ thuật tổ chức, ưu điểm, hạn chế,

5 câu

1 câu


2. Lựa chọn được PPDH phù hợp cho các nội dung địa lí cụ thể


1 câu

3 câu

3. Lựa chọn được KTDH phù hợp cho các phương

pháp, nội dung và hình thức tổ chức dạy học


1 câu

2 câu

4. Kết hợp được các phương pháp, kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập cho HS.


2 câu

1 câu

5. Thực hiện được các thao tác, kĩ thuật tổ chức các PPDH và KTDH địa lí

1 câu

1 câu

2 câu

Tổng (20 câu)

6 câu

6 câu

8 câu

2,5 điểm x 20 câu = 50 điểm

Đáp án:

Tiêu chí 1. Trình bày lí thuyết về phương pháp và kĩ thuật dạy học (6 câu) Câu 1. Mô tả dưới đây thuộc về phương pháp dạy học nào?

“…là phương pháp GV dùng lời nói của mình để trình bày/mô tả kết hợp với giảng về các sự kiện, hiện tượng, quá trình địa lí một cách chi tiết, có hệ thống. Phương pháp này thường phát huy hiệu quả khi GV kết hợp với các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh, mô hình..”

a. Phương pháp giảng giải b. Phương pháp giảng thuật

c. Phương pháp diễn giảng

d. Phương pháp thuyết trình

Câu 2. Ý nào dưới đây thể hiện đặc trưng cơ bản của phương pháp giảng giải?

a. GV dùng lời mô tả sự phân hóa theo chiều Đông – Tây của tự nhiên Trung Quốc.

b. GV sử dụng bản đồ Tự nhiên châu Á mô tả sự phân hóa theo chiều Đông – Tây của tự nhiên Trung Quốc.

c. GV sử dụng bản đô ̀ Tư ̣ nhiên châu Á giúp học sinh hiểu được nguyên nhân dẫnđến sư ̣ phân hóa theo chiều Đông – Tây của tư ̣ nhiên Trung Quốc.

d. Giáo viên tường thuật trận động đất nghiêm trọng vừa xảy ra ở Tây Tạng.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là đặc trưng của phương pháp đàm thoại gợi mở?

a. Là một cuộc trao đổi liên tục giữa thầy và trò


b. Gồm hệ thống các câu hỏi nhỏ có liên quan với nhau

c. Học sinh có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời trong sách giáo khoa

d. Đáp án của câu hỏi trước là tiền đề để hỏi tiếp câu sau.

Câu 4. Ý nào dưới đây thể hiện việc GV sử dụng phương tiện trực quan với chức năng minh họa cho nội dung dạy học địa lí?

a. GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời thông qua phương tiện trực quan.

b. GV sử dụng phương tiện trực quan để chứng minh phần giảng giải của mình.

c. GV ra bài tập về nhà cho học sinh làm với yêu cầu sử dụng phương tiện trực quan.

d. GV yêu cầu học sinh làm bài tập thực hành với phương tiện trực quan. Câu 5. Ưu điểm quan trọng nhất của nhóm các phương pháp dùng lời là: a. Cung cấp lượng kiến thức lớn

b. Cung cấp lượng kiến thức nhỏ

c. Học sinh tiếp thu tri thức dễ dàng

d. Phát huy tính chủ động, tích cực của HS

Câu 6. Đâu không phải là một kĩ thuật dạy học?

a. “Khăn trải bàn”

b. “Các mảnh ghép”

c. “Động não” d. Thảo luận

Tiêu chí 2. Lựa chọn PPDH cho các nội dung địa lí cụ thể (4 câu)

Câu 7. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vị trí địa lí, sự phân bố của một đối tượng địa lí nào đó, phương pháp dạy học phù hợp nhất là:a. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ

b. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ thực tiễn

c. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức số liệu thống kế

d. Phương pháp hướng dẫn, tổ chức cho HS thực địa

Câu 8. Đọc tình huống sau:

GV địa lí dự kiến sẽ dạy nội dung “ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ” (bài

5. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất – Địa lí 10) ở lớp 10A7, đây là lớp mà học sinh có năng lực học tập trung bình đến khá.

Với nội dung trên và điểm lớp học, theo anh/chị đâu là giải pháp tốt hơn trong các giải pháp sau:

a. Sử dụng phương pháp giảng giải, kết hợp phương pháp hướng dẫn học sinh khaithác kiến thức từ sơ đồ/ hình vẽ trên bảng.

b. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, kết hợp phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ sơ đồ/ hình vẽ trên bảng.

c. Tổ chức cho học sinh thao luận nhóm, tìm hiểu về nội dung và trình bày kết quả trước lớp, giáo viên nhận xét, đánh giá.

d. Tổ chức cho học sinh làm bài tập để tìm hiểu nội dung sau đó giáo viên yêu cầu học sinh chữa bài tập và cung cấp đáp án.

Câu 9. Dạy khái niệm “Sự chuyển động biểu kiển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời”, trên lớp GV áp dụng phương pháp đàm thoại gợi mở là: a. Chưa phù hợp vì đây là một khái niệm phức tạp cần sư ̣ giải thích của GV

b. Phù hợp vì đây là một khái niệm HS có thể tự tìm hiểu và thảo luận

c. Chưa phù hợp vì đàm thoại gợi mở thường không dùng để dạy các khái niệm

d. Phù hợp vì thoại gợi mở thường sử dụng để dạy các khái niệm


Câu 10. Khi dạy nội dung: Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển GTVT nước ta, GV nên ưu tiên sử dụng phương pháp nào để phát huy tính tích cực của HS?

a. Phương pháp giảng giải

b. Phương pháp giảng thuật c. Phương pháp đàm thoại gợi mở

d. Phương pháp đàm thoại tổng kết

Tiêu chí 3. Lựa chọn kĩ thuật dạy học cho các phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức dạy học (3 câu)

Câu 11. Kĩ thuật dạy học nào phù hợp để tổ chức phương pháp thảo luận nhóm nhỏ trong dạy học địa lí với các nội dung học tập mang tính mở?

a. Kĩ thuật sử dụng câu hỏi

b. Kĩ thuật tranh luận

c. Kĩ thuật “động não”

d. Kĩ thuật “khăn trải bài”

Câu 12. Kĩ thuật nào phù hợp để dạy về các khái niệm, quy luật địa lí bằng phương pháp giảng giải

a. Kĩ thuật sử dụng câu hỏi

b. Kĩ thuật tranh luận c. Kĩ thuật giải thích

d. Kĩ thuật “động não”

Câu 13. Để áp dụng phương pháp giảng giải và phương pháp đàm thoại trong dạy học địa lí một cách hiệu quả GV cần áp dụng những kĩ thuật nào sau đây?

a. Kĩ thuật giải thích và kĩ thuật động não

b. Kĩ thuật sử dụng câu hỏi và kĩ thuật tranh luận c. Kĩ thuật sử dụng câu hỏi và kĩ thuật giải thích

d. Kĩ thuật giải thích và kĩ thuật mảnh ghép

Tiêu chí 4. Kết hợp được các phương pháp, kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập cho HS. (4 câu)

Câu 14. Để áp dụng giảng giảng có hiệu quả, tăng khả năng tiếp nhận và hiểu các khái niệm địa lí trừu tượng, GV nên kết hợp với phương pháp nào sau đây?

a. Đàm thoại gợi mở

b. Sử dụng phương tiện trực quan

c. Giảng thuật

d. Dạy học nêu vấn đề

Câu 15. Trong điều kiện dạy học thiếu thốn phương tiện, chỉ với phấn, bảng và SGK, để giúp HS hiểu được các khái niệm đại lí trừu tượng, GV nên kết hợp các phương pháp nào? Chọn đáp án phù hợp nhất

a. Giảng giải và sử dụng phương tiện trực quan

b. Giảng thuật và sử dụng phương tiện trực quan c. Giảng giải và giảng thuật

d. Giảng giải và đàm thoại gợi mở

Câu 16. Đọc tình huống sau:

“GV địa lí tổ chức cho HS thảo luận về một vấn đề mở theo nhóm nhỏ, mục tiêu là muốn huy động được thật nhiều kiến thức và sự hiểu biết của học sinh trong giải


quyết vấn đề nêu ra, đồng thời cũng muốn phát triển ở các em năng lực cộng tác, năng lực ngôn ngữ bên cạnh các năng lực đặc thù môn học”

Trong trường hợp này, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học thích hợp là:

a. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật tranh luận ủng hộ – phản đối b. Phương pháp đàm thoại gợi mở, kĩ thuật khăn phủ bàn

c. Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, kĩ thuật khăn phủ bàn

d. Phương pháp thoại gợi mở và kĩ thuật các mành ghép

Câu 17. Đọc tình huống sau:

GV tổ chức cho HS tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản bằng việc sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới và đặt câu hỏi. Kết thúc hoạt động này, GV đặt câu hỏi: “Nhật Bản là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, không giàu tài nguyên, thường xuyên xảy ra thiên tai, nhưng Tại sao họ lại trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới”. HS được yêu cầu suy nghĩ, thảo luận, đưa ra giả thuyết, trả lời câu hỏi và bảo vệ quan điểm…

Trong tình huống trên, GV đã kết hợp những phương pháp dạy học: a. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ và dạy học giải quyếtvấn đề

b. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ và đàm thoại gợi mở

c. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ và giảng giải

d. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ và thảo luận

Tiêu chí 5. Thực hiện các thao tác, kĩ thuật tổ chức các PPDH và kĩ thuật dạy học địa lí (4 câu)

3. Dự kiến cách thức, phương pháp hướng dẫn cho học sinh khai thác những tri thức cần thiết phục vụ mục đích học tập

Câu 18. Quy trình chuẩn bị cho việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí gồm các bước:


1. Xác định các đặc điểm và thuộc tính của đối tượng địa lí mà tranh ảnh thể hiện. Trong đó chú ý đến các đặc điểm cần thiết cho HS khai thác để hình thành biểu tượng và khái niệm địa lí

2. Xác định các nguồn tư liệu cần kết hợp với tranh ảnh như: đoạn thông tin, bản đồ, biểu đồ…để làm rõ nội dung học tập

Nhận định nào sau đây là chính xác:

a. Phù hợp vì phản ánh đúng logic của phương pháp

b. Chưa phù hợp nên đổi vị trí của khâu 1 và khâu 3

c. Chưa phù hợp nên đổi vị trí của khâu 1 và khâu 2

d. Chưa phù hợp nên đổi vị trí của khâu 2 và khâu 3


1. Tạo tình huống có vấn đề


2. Phát hiện và nhận dạng vấn đề


3. Đề xuất các giả thuyết


4. Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề


5. Thảo luận và kết luận vấn đề

Câu 19. Khâu nào trong các khâu sau đây nhấn mạnh vai trò của HS trong phương pháp dạy học giải

quyết vấn đề?


a. 1

b. 2 c. 4

d. 5


Câu 20. Trong các bước tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn, bước nào được tiến hành đầu tiên?

1. HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm.

2. HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khổ lớn.

3. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

4. Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định.

5 Kết thúc thời gian làm việc cá nhân các thành viên chia sẻ thảo luận 1

5. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần trung tâm của

a. 1 b. 2

c. 3

d. 5


II. PHẦN TỰ LUẬN

Tối đa 25 điểm cho 5 tiêu chí

Đáp án

Chỉ tiêu chất lượng

Mức điểm

Câu 1. Đo lường chỉ số: Trình bày được lí thuyết về PP&KT dạy học địa lí

- Phương pháp:

+ Đàm thoại

+ Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ

+ Thảo luận nhóm

- Kĩ thuật:

Kể tên được đầy đủ các phương pháp và hiểu đúng bản chất của 1 PPDH/ KTDH SV chọn

5

Kể tên 4/5 các PPDH và KTDH, hiểu đúng bản chất của 1 PPDH/ KTDH SV chọn

4

Kể tên 3/5 các PPDH và KTDH, hiểu đúng bản chất của 1 PPDH/ KTDH SV chọn; hoặc Kể tên

3



+ Khăn phủ bàn

+ Động não

- Hình thức: Nhóm nhỏ, toàn lớp

4/5 các PPDH và KTDH nhưng hiểu chưa đầy đủ bản chất của 1 PPDH/ KTDH SV chọn


Kể tên được 2 phương pháp/ kĩ thuật, hiểu chưa đầy đủ bản chất của 1 PPDH/ KTDH SV chọn

2

Trả lời không đúng/ không trả lời được câu hỏi

1

Câu 2. Đo lường chỉ số: Lựa chọn được PPDH cho các nội dung địa lí cụ thể.

- PPDH sử dụng là phù hợp vì:

+ Nội dung bài học về bản đồ: nội dung thứ nhất mang tính mở nên sử dụng phương pháp đàm thoại, kĩ thuật động não là phù hợp, nội dung 2 cần thực hành thao tác với bản đồ để hình thành kiến thức, kĩ năng

+ Tích cực hóa vai trò của học sinh

Đưa ra được đầy đủ các lí do và lí giải thấu đáo việc lựa chọn phươn pháp là phù hợp với nội

dung.

5

Đưa ra được 2 lí do và lí giải cơ bản sự phù hợp của việc vận dụng PPDH.

4

Đưa ra được 1 lí giải chứng tỏ được việc vận dụng PPDH là phù hợp.

3

Có đưa ra được sự lí giải, nhưng chưa tìm thấy

sự phù hợp đối với câu trả lời.

2

Không lí giải được việc vận dụng phương pháp trong tình huống này là phù hợp.

1

Câu 3. Đo lường chỉ số: Lựa chọn được KTDH cho các phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức dạy học

- Chưa phù hợp vì:

+ Kĩ thuật khăn phủ bàn phù hợp với các nội dung mang tính mở, huy động sự hiểu biết của HS để kiến tạo tri thức

+ Các nội dung trong bài là không tương đồng nhau về kiến thức và độ khó, có nhiều nội dung GV cần phải

hướng dẫn và phải có thực hành.

Đưa ra được đầy đủ các lí do và lí giải thấu đáo việc lựa chọn kĩ thuật dạy học là chưa phù hợp.

5

Đưa ra được 2 lí do và lí giải được cơ bản việc

lựa chọn kĩ thuật dạy học là chưa phù hợp

4

Đưa ra được 1 lí lí giải được cơ bản việc lựa chọn kĩ thuật dạy học là chưa phù hợp

3

Có đưa ra được sự lí giải, nhưng chưa tìm thấy

sự phù hợp đối với câu trả lời.

2

Không lí giải được việc vận kĩ thuật dạy học trong tình huống này là phù hợp.

1

Câu 4. Đo lường chỉ số: Kết hợp được các phương pháp , kĩ thuật trong tổ chức các

hoạt động học tập cho HS.

- Lớp A tốt hơn lớp B vì:

+ Phù hợp nội dung và bổ trợ lẫn nhau ở lớp A

+ Kĩ thuật chưa hỗ trợ PPDH và tổ chức nội dung ở lớp B

Đưa ra được đầy đủ các lí do và lí giải thấu đáo việc kết hợp PP, KT và hình thức tổ chức dạy

học là phù hợp

5

Đưa ra được 2 lí do và lí giải được cơ bản việc

kết hợp PP, KT và hình thức tổ chức dạy học là phù hợp

4

Đưa ra được 1 lí lí giải được cơ bản việc kết

hợp PP, KT và hình thức tổ chức dạy học là phù hợp

3

Có đưa ra được sự lí giải, nhưng chưa tìm thấy

sự phù hợp đối với câu trả lời.

2




Không lí giải được việc vận kĩ thuật dạy học trong tình huống này là phù hợp.

1

Câu 5. Đo lường chỉ số: Thực hiện được các thao tác, kĩ thuật tổ chức các PPDH và KTDH địa lí

Bước 1. Đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ và hướng dẫn cách thức làm việc với bản đồ Bước 2. Tổ chức cho HS hoạt động, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ thông qua thực hành với bản đồ

Bước 3. Trình bày kết quả và đánh giá

Trình bày đầy đủ, chi tiết các bước; các nội dung được lí giải rõ ràng

5

Trình bày đầy đủ các bước, tuy nhiên cách sắp xếp chưa thực sự hợp lí

4

Trình bày được 2/3 bước, có lí giải hợp lí

3

Trình bày được 2/3 bước nhưng lí giải chưa thuyết phục

2

Các bước không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.

1


b. Đề kiểm tra trước thực nghiệm chỉ báo năng lực Vận dụng PP&KT – phần thực hành


THỰC HÀNH DẠY HỌC MỘT NỘI DUNG ĐỊA LÍ THPT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG PP VÀ KT DẠY HỌC ĐỊA LÍ


Dành cho sinh viên năm thứ tư – K43 sư phạm địa lí


Hướng dẫn: SV được chỉ định soạn và thực hành dạy một trong số các nội dung địa lí phổ thông trong danh mục sau theo yêu cầu. Việc thực hành được tiến hành ở phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, quay video và nộp cho GV đánh giá theo bộ tiêu chí đã được cung cấp trước cho SV. Thời gian tối đa cho mỗi trích đoạn giảng là 10 phút.

Sản phẩm nộp cho GV bao gồm: video, giáo án/ kế hoạch bài dạy cho nội dung được chọn; nộp vào trang google classroom của môn học.


TT

Chương trình/ bài/ mục

Nội dung thực hành

Yêu cầu về kiến thức

1

Địa lí 10/ bài 5/ mục II

Sự luân phiên ngày đêm

- Chứng minh và giải thích được sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất

2

Địa lí 10/ bài 5/ mục II

Sự lệch hướng chuyển động

của vật thể

- Mô tả được hiện tượng lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Giải thích được nguyên nhân sinh ra lực coriolis

- Tác động của lực này đến các đối tượng địa lí

3

Địa lí 10/ bài 5/ mục II

Giờ trên Trái Đất

- Phân biệt được giờ địa phương và giờ Quốc tế

- Các tính giờ dựa vào bản đồ múi giờ trên Trái Đất


Địa lí 10/ bài 5/ mục II

Đường đổi ngày quốc tế

- Trình bày được quy ước về đường đổi ngày

- Giải thích vì sao chọn kinh tuyến 1800 làm đường đổi ngày QT

4

Địa lí 10/ bài 6/ mục I

Chuyển động biểu kiến

hàng năm của Mặt Trời

- Giải thích được bản chất của chuyển động biểu kiến với các ngày đặc biệt trong năm

5

Địa lí 10/ bài 6/ mục III

Ngày đêm dài ngắn theo

- Giải thích và chứng minh được được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí