Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

..……..


NGUYỄN XUÂN VINH


BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN NIÊN


Hà Nội, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

..……..


NGUYỄN XUÂN VINH


BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 50


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN NIÊN


Hà Nội, 2009



MỤC LỤC


TRANG

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Bảng chữ viết tắt


MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ

6

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI


NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN


HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


1.1.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

6

1.1.1.

Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

6

1.1.2.

Phương thức tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

10

1.2.

Vai trò cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với vấn đề quyền lợi người lao động

17

1.3.

Kinh nghiệm của một số nước về cổ phần hoá, bảo vệ

19


quyền lợi của người lao động và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam


1.3.1.

Cổ phần hoá ở Nga

19

1.3.2.

Cổ phần hoá ở Trung Quốc

20

1.3.3.

Cổ phần hoá ở Hàn Quốc

22

1.3.4.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

24


CHƯƠNG 2: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

28


TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH



NGHIỆP NHÀ NƯỚC – PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG VÀ



NGUYÊN NHÂN


2.1.

Lịch sử phát triển pháp luật về quyền lợi của người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 1


2.1.1. Giai đoạn thí điểm (từ 1990 đến tháng 5/1996) 28

2.1.2. Giai đoạn mở rộng thí điểm - từ tháng 5/1996 đến tháng 30 6/1998

2.1.3 Giai đoạn triển khai (từ tháng 7/1998 đến nay) 32

2.2. Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi 41 người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành

2.2.1 Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi 41 người lao động trong quá trình cổ phần hoá theo pháp luật

hiện hành

2.2.1.1 Quyền lợi của người lao động tiếp tục làm việc tại công ty 42 cổ phần

2.2.1.2. Quyền lợi của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu 46

2.2.1.3. Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao 48 động

2.2.1.4 Quyền lợi của người lao động bị dôi dư khi cổ phần hoá 49 doanh nghiệp nhà nước

2.2.2. Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi 56

người lao động sau cổ phần hoá theo pháp luật hiện hành

2.3. Thực trạng bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và 59 sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

2.3.1. Ưu điểm 59

2.3.1.1. Ưu điểm về mặt xây dựng pháp luật 59

2.3.1.2. Ưu điểm về mặt thực hiện pháp luật 60

2.3.2. Khuyết điểm 66

2.3.2.1. Khuyết điểm về mặt xây dựng pháp luật 66

2.3.2.2. Khuyết điểm về mặt thực hiện pháp luật 68

2.4. Nguyên nhân 75

2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm 75

2.4.2. Nguyên nhân của khuyết điểm 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ 80 QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

3.1. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, 80

chính sách pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động

3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi 82

người lao động trong cổ phần hóa

3.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát việc tuân 84

thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và sau quá trình cổ phần hóa

3.4. Bồi dưỡng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ 88

quyền lợi người lao động của cán bộ làm công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và cán bộ quản lý tại các công ty cổ phần có vốn Nhà nước sau cổ phần hoá

3.5. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ 91

quyền lợi người lao động trong và sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

3.6. Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa 96

gắn với bảo vệ quyền lợi người lao động

KẾT LUẬN 99

Danh mục tài liệu tham khảo 101

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


BHXH: Bảo hiểm xã hội CPH: Cổ phần hoá

CPH DNNN: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước CTCP: Công ty cổ phần

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước HĐLĐ: Hợp đồng lao động NLĐ: Người lao động

TTCK: Thị trường chứng khoán

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người lao động (NLĐ) trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN):

- Những quyền lợi của NLĐ là những quyền cơ bản, chính đáng của NLĐ được pháp luật quy định. Bảo đảm quyền được lao động, xác lập quyền làm chủ thực sự của người lao động. Quyền được lao động là một quyền hiến định được quy định trong hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001): “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”[1]. Cổ phần hóa (CPH) còn tạo điều kiện để NLĐ góp vốn, có cổ phần trong doanh nghiệp, thông qua đó tăng cường vai trò làm chủ thực sự của NLĐ và hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của NLĐ.

- Việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng chính là giúp giải quyết thoả đáng chế độ chính sách cho NLĐ. NLĐ trong doanh nghiệp là người công nhân trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Do vậy họ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội.

1.2. Xuất phát từ thực trạng bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

CPH DNNN là một chủ trương đúng đã được khẳng định trong thực tế. Đó là “phác đồ điều trị” hữu hiệu để vực dậy những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang tồn tại ngắc ngoải trong nhiều năm; là biện pháp tích cực để thu hút vốn của mọi tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là điều kiện quan trọng nhất để xoá bỏ cơ chế chủ quản

– cái nôi của cơ chế “xin – cho”. CPH là biện pháp có hiệu quả để biến những

NLĐ làm thuê tại các DNNN thành những người đồng sở hữu thực sự; phát huy vai trò tự chủ, năng động sáng tạo của NLĐ và doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doạnh. Mặc dù CPH, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên thì nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: biến một bộ phận NLĐ trở thành trắng tay [2] sau khi đã “bán lúa non” [3] cổ phiếu của mình để kiếm chút tiền chênh lệch và trở thành người làm thuê; vai trò của nhà nước, pháp luật và tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ cũng chưa được phát huy có hiệu quả.

1.3. Xuất phát từ yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay. CPH DNNN là một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi NLĐ, nhất là quyền có việc làm, quyền nhân thân như danh dự, nhân phẩm. CPH có nơi, có lúc bị biến thành tư nhân hoá [4], [5], là cơ hội cho nhà quản lý doanh nghiệp “chuyển tài sản công vào tay họ một cách hợp pháp và rồi đột nhiên trở thành những người sở hữu chính của doanh nghiệp” [6]. NLĐ bị đẩy ra khỏi doanh nghiệp, bị mất việc làm, một số chế độ chính sách chính đáng của LNLĐ không được giải quyết đầy đủ.

Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ là một vấn đề bức thiết được đặt ra cả trong lý luận cũng như thực tiễn, để chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ta đến được với người dân lao động, hạn chế tham nhũng và nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội.

2. Mục đích và nhiệm vụ


2.1. Mục đích


Mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu hệ thống quan điểm, chính sách, quy định pháp luật và chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN và thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí