Đánh Giá Về Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Các Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia Trên Địa Bàn

Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn

thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương



NỘI DUNG

Mức độ khả thi


X

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào của chất

lượng giáo dục


165


2.73


16


0.2


0


0.0


2.91

2. Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng quy trình dạy học của hiệu trưởng trong các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị

xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương


140


2.32


41


0.5


0


0.0


2.77

3. Chỉ đạo đảm bảo kết quả chất lượng đầu ra của chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí

Linh, tỉnh Hải Dương


167


2.77


14


0.2


0


0.0


2.92

4. Đổi mới kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã

Chí Linh, tỉnh Hải Dương


139


2.30


42


0.5


0


0.0


2.77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 12

Qua kết quả khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp cho thấy, CBQL, GV đều đánh giá các biện pháp nêu trên có tính cần thiết, tính khả thi ở mức độ tốt.

Về tính cần thiết của các biện pháp, các biện pháp về Chỉ đạo đảm bảo kết quả chất lượng đầu ra của chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt

chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Đổi mới kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được đánh giá ở mức độ điểm tốt, từ

2.92 đến 2.98 điểm. Trong đó, biện pháp Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được khách thể điều tra đánh giá cần thiết nhất.

Các biện pháp 1 và 2 cũng được khách thể điều tả đánh giá ở mức độ rất cần thiết, điểm đánh giá ở mức độ tốt từ 2.89 đến 2.91 điểm.

Về tính khả thi của các biện pháp, các biện pháp Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng quy trình dạy học của hiệu trưởng trong các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Đổi mới kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được đánh giá ở mức rất khả thi với điểm đánh giá từ 2.76 đến 2.77 điểm. Các biện pháp 1,3,5, khách thể điều tra đánh giá ở mức độ rất khả thi với điểm đánh giá từ 2.91 đến 2.94 điểm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất 5 giải pháp như sau:

1. Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào của chất lượng giáo dục

2. Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng quy trình dạy học của hiệu trưởng trong các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3. Chỉ đạo đảm bảo kết quả chất lượng đầu ra của chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

4. Đổi mới kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết và rất khả thi có có thể áp dụng vào điều kiện thực tiễn của từng trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giáo dục THCS có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách và năng lực của HS THCS. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục có vị trí và ý nghĩa ngày càng trở nên cấp thiết.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của các trường THCS đạt chuẩn quốc gia đã được củng cố và ngày càng nâng cao về chất lượng HS, chất lượng đội ngũ GV, ngày càng củng cố niềm tin đối với phụ huynh HS và cộng đồng tại địa phương. Điều này do đội ngũ CBQL, GV không ngừng khắc phục khó khăn để nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

- Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi Hiệu trưởng phải thay đổi tư duy quản lý để nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đổi mới công tác quản lý là vấn đề trọng tâm và cũng là tiền đề quan trọng để trường THCS đạt chuẩn quốc gia phát huy được vai trò của mình. Hiện nay, phần lớn các Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh quản lý nhà trường theo kinh nghiệm, lối mòn, thiếu đổi mới, không có tính chiến lược và đồng bộ. Một bộ phận Hiệu trưởng năng lực quản lý còn hạn chế, thiếu nhạy bén, chưa năng động, khả năng tham mưu cấp trên còn hạn chế so với yêu cầu. Từ việc nghiên cứu thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp sau:

1. Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào của chất lượng giáo dục

2. Chỉ đạo đổi mới quản lý chất lượng quy trình dạy học của hiệu trưởng trong các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3. Chỉ đạo đảm bảo kết quả chất lượng đầu ra của chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

4. Đổi mới kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

2. Khuyến nghị

- Với Bộ GD & ĐT: Tham mưu tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục THCS, kế hoạch phân bổ kinh phí rõ ràng để tránh sử dụng sai mục đích. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với GV THCS, đảm bảo mức lương không chỉ ở mức tối thiểu mà cần tính đến trình độ, thâm niên công tác để có hệ số lương tương ứng nhằm khuyến khích GV gắn bó với nghề, có chế độ chính sách để GV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Với UBND thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương: xác định được mức chi hoạt động đối với giáo dục THCS căn cứ để giao chỉ tiêu ngân sách sự nghiệp, trên cơ sở đó xác định kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước phù hợp. Ưu tiên dành quỹ đất trong quy hoạch phát triển thị xã để mở rộng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Hướng dẫn các trường THCS xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng giáo dục. Tổ chức cho CBQL, GV các trường đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trường THCS đạt chuẩn quốc gia điển hình trong và ngoài nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém và có biện pháp khắc phục. Tăng quyền tự chủ của các trường trong quá trình đầu tư, mua sắm trang thiết bị hợp lí, đúng mục đích sử dụng.

- Đối với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia: Tổ chức áp dụng mô hình quản lý chất lượng giáo dục. Thực hiện tự đánh giá chất lượng theo cấp độ đảm bảo chất lượng (tự đánh giá theo Chuẩn, bằng các quy trình chất lượng). Để thực hiện điều này, trước khi tiến hành tự đánh giá nhà trường cần thực hiện tốt quản lý chất lượng bên trong. Thực hiện đủ, đúng, theo trình tự các bước của quy trình tự đánh giá trong đảm bảo chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành trung ương, Nghị quyết số 29/-NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành trung ương Khóa XI

2. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2001), Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 Ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010), Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2005), Quyết định số 08/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 14/3/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010) Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ - BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2011), Số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2011), Số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

7. Bộ GD&ĐT (2012), “Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

8. Bộ GD&ĐT (2018), quy định “Về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học” Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Bộ GD&ĐT (2018), số 32/2018, Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

10. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Số: 20/2018/TT-BGDĐT, Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

11. Chất lượng giáo dục theo cách nhìn của các nhà khoa học, nhandan.com.vn

12. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Đinh Quang Báo, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Đức Trí, Lê Vân Anh, Phạm Quang Sáng (2008), Chất lượng giáo dục: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

13. Đoàn Văn Dũng (2015), Quản lý Nhà nước về chất lượng giáo dục đại học, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia.

15. Trần Khánh Đức (2000), Xây dựng quy trình và thử nghiệm kiểm định các trường trung học kỹ thuật - nghề nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Báo cáo tổng kết đề tài B98-52-29, Hà Nội. 36

16. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, NXB Giáo dục. 38

17. Nguyễn Minh Đường (2012), Quản lý chất lượng cơ sở giáo dục, bài giảng cho lớp nghiên cứu sinh, Viện KHGD Việt Nam tháng 7.2012

18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Harol Koontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb KHKT.

20. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),

Từ điển giáo dục học, NXB. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 49

21. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP, tr.258-259.

22. Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

23. Hồ Xuân Hồng, Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học sơ sở ở Tây Nguyên theo tiếp cận mô hình CIPO”, Tạp chí Giáo dục.

24. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về Quản lí, Nxb Đại học Sư Phạm, tr.256.

26. Nguyễn Lộc, “TQM hay là Quản lý chất lượng toàn thể trong giáo dục”,

Tạp chí Khoa học giáo dục (số 54), 2010.

27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Minh (2015), “Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Dương” , luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục.

29. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục Đại học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

30. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng.

31. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Tài liệu Phần 1 từ “Hội thảo bảo đảm chất lượng bên trong” tại Đại học Quốc gia Tp.HCM, ngày 12-13 tháng 3 năm 2007, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc dịch.

34. Đinh Thị Kim Thoa (2011), Giáo trình Đánh giá trong Giáo dục Mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.37-38.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí