Mô Tả Hợp Phần (Thành Tố), Chỉ Báo Và Chỉ Số Chất Lượng Hành Vi Của Năng Lực Gdđl Của Sv


Phụ lục 2. 1. Mô tả hợp phần (thành tố), chỉ báo và chỉ số chất lượng hành vi của năng lực GDĐL của SV


Hợp phần/ Thành tố

Chỉ báo

Chỉ số chất lượng hành vi

Năng lực đặc thù của khoa học Địa lí (Năng lực Địa lí)

Vận dụng

phương pháp luận của khoa học địa lí và các

khoa học liên quan

- Sử dụng phương pháp luận khoa học địa lí và khoa học liên ngành để nhận diện và giải thích các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí diễn ra trong thực tiễn cuộc sống, trên cơ sở đó làm phong phú thêm

kiến thức, sự hiểu biết và sử dụng chúng phục vụ cho việc GDĐL ở trường phổ thông.

Vận dụng kiến thức nền tảng về khoa học Trái Đất, bản đồ học, viễn thám và hệ

thống thông tin địa lí

- Vận dụng được các kiến thức nền tảng, hiện đại, cập nhật về Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam.

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về bản đồ học, viễn thám và hệ thống thông tin Địa lí GIS, GPS vào GDĐL.

Phân tích các thành phần, mối liên hệ, các quá trình, quy luật và sự thay đổi của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội trên các bình diện Đphương, quốc

gia khu vực và toàn cầu

- Phân tích được bản chất của các thành phần cấu tạo nên Trái Đất, cảnh quan và môi trường

- Giải thích được cơ chế và sự tương tác giữa các hệ thống tự nhiên với hệ thống kinh tế - xã hội và mối liên hệ bên trong của các hệ thống đó trên các bình diện từ đphương đến toàn cầu.

- Phân tích được sự thay đổi của các quy luật trong sự tác động của bối cảnh thực tiễn.

- Giải thích được những hệ quả do con người tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội

Vận dụng các kĩ năng địa lí trong học tập, nghiên cứu và GDĐL

- Vận dụng được các kĩ năng sử dụng các công cụ địa lí học như kĩ năng bản đồ, kĩ năng biểu đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng đọc hiểu sơ đồ, mô hình, kĩ năng sử dụng các thiết bị dụng cụ…

- Vận dụng được các kĩ năng thực địa như kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích dữ liệu, viết báo cáo, trình bày kết quả…

- Vận dụng được các kĩ năng nền tảng như kĩ năng tư duy, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng thông tin…

Năng lực vận dụng tri thức khoa học giáo dục vào

GDĐL ở

Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí

- Trình bày được các phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí: Khái niệm, kĩ thuật tổ chức, ưu điểm, hạn chế,

- Lựa chọn được các PPDH phù hợp cho các nội dung địa lí cụ thể.

- Lựa chọn được kĩ thuật dạy học phù hợp cho các phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức dạy học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.



trường phổ thông


- Thực hiện được các thao tác, kĩ thuật tổ chức các PPDH và kĩ thuật dạy học địa lí

- Kết hợp được các phương pháp, kĩ thuật trong tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

Thiết kế và sử dụng các phương tiện GDĐL

- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học Địa lí như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, mô hình…

- Phối hợp hiệu quả giữa phương tiện dạy học với phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức, nội dung dạy học và giáo dục.

- Xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên phục vụ dạy học theo định hướng: cập nhật, thực tiễn và

phong phú.

Đánh giá trong GDĐL

- Lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp trong dạy học và GDĐL.

- Lựa chọn và thiết kế được công cụ đánh giá phù hợp với mục đích và phương pháp đánh giá

- Xây dựng được kế hoạch đánh giá và thực thi hiệu quả kế hoạch đánh giá trong thực tiễn của hoạt động GDĐL.

- Thực hiện được đánh giá và xử lí, phân tích thông tin đánh giá kết quả GDĐL.

- Sử dụng được kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động, hành vi của người dạy và người học trong quá

trình GDĐL.

Thiết kế kế hoạch bài dạy trong GDĐL.

- Xác định được mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung, năng lực địa lí cho một bài học/chủ đề cụ thể

- Lựa chọn được các PP&KT, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học/chủ đề

- Lựa chọn được phương án đánh giá phù hợp cho mỗi hoạt động học tập được thiết kế.

- Thiết kế được chuỗi hoạt động học phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học

- Thiết kế được các hoạt động học đầy đủ các bước,

đúng kĩ thuật và thực hiện được mục tiêu bài học/chủ đề

Phát triển

chương trình GDĐL ở trường

phổ thông

- Giải thích được chương trình GDPT nói chung và chương trình GDĐL THPT.

- Xây dựng được kế hoạch phát triển chương trình môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.


Nghiên cứu khoa

học GDĐL.

- Thực hiện được những đề tài liên quan đến khoa

học sư phạm ứng dụng trong GDĐL.





- Sử dụng được kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học để nâng cao hiệu quả của quá

trình đó.

Năng lực bổ trợ

Ứng dụng CNTT&TT vào GDĐL

- Sử dụng được CNTT&TT để phát triển học liệu điện tử đa phương tiện (video, hình ảnh, âm thanh, bài viết…) phục vụ học tập và GDĐL.

- Sử dụng được CNTT&TT để thiết kế bài giảng phục vụ dạy học trên lớp, dạy học kết hợp (Blended learning), dạy học trực tuyến.

- Sử dụng được CNTT&TT để tổ chức, quản lí lớp học và quá trình học tập của học sinh

- Sử dụng được CNTT&TT để đánh giá kết quả

GDĐL nhằm thúc đẩy sự tiến bộ về năng lực đặc thù, năng lực chung và phẩm chất của học sinh.


Sử dụng ngoại ngữ vào GDĐL

- Tham khảo được tài liệu tiếng nước ngoài để hỗ trợ việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tra cứu, khai thác được nguồn tài nguyên, thông

tin bằng tiếng nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu và giáo dục Địa lí



Phụ lục 2. 2. Mô hình 5 giai đoạn của việc phát triển kĩ năng dành cho người trưởng thành (theo Dreyfus)


Mức độ

Đặc điểm người học

Tác động của người dạy

Bắt đầu

(Novice)

- Người mới bắt đầu học kĩ năng, họ chưa có hoặc có rất ít trải nghiệm về kĩ năng đó.

- Khi thực hành, người học gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bản hướng dẫn.

- Để đạt được mức độ này người học cần thu thập đầy đủ và chính xác các hướng dẫn cần thiết để làm theo. Để thành thạo hơn, người học cần tự quan sát cũng như thông qua phản hồi để điều chình cho hành vi của

mình ngày càng phù hợp với các quy tắc.

- Người dạy cần hướng dẫn thật rõ ràng chi tiết để người học có thể hoàn thành các nhiệm vụ.

- Làm mẫu kĩ năng cho người học là rất cần thiết

- Cung cấp thông tin phản hồi có hướng dẫn một cách thường xuyên cho hoạt động

luyện tập của người học.

Nhập môn (Advanced Beginner)

- Người học bắt đầu khắc phục được những hạn chế và bắt đầu có khả năng tự làm việc.

- Họ vẫn chủ yếu sử dụng hướng dẫn nhưng bớt dựa vào nó, có nhận thức về bối cảnh khác nhau khi làm theo hướng dẫn.

- Họ chưa hoàn toàn nhìn ra được cấu trúc tổng thể của kĩ năng, nhưng đã bắt đầu phân biệt được từng thành phần trong đó. - - Khi gặp sai sót hay sự cố biết tìm kiếm một

công thức khác và đôi khi có thể tự xử lí được.

- Người dạy cần cung cấp các cơ hội để người học có thể thực hành cùng một tình huống nhưng không có hoặc có ít hướng dẫn hơn

- Người dạy phải có vai trò hỗ trợ trong việc chỉ ra cho người học chỗ nào là những thông tin quan trọng trước

mắt để ra quyết định trong bối cảnh cụ thể.



Có kĩ năng

(competence)

- Người học ngày càng có khả năng nhận biết tình huống tốt hơn, và bắt đầu xây dựng bộ quy tắc cho mình để trả lời cho câu hỏi “tình huống nào thì sử dụng đến hướng dẫn nào”.

- Người học bắt đầu nhận thức được ảnh hưởng của sự lựa chọn tới kết quả.

- Người học có quá nhiều dữ liệu nhưng không biết phải tập trung vào khía cạnh nào.

- Người học cũng có khả năng mất động lực nếu lựa chọn và làm sai quá nhiều.

- Người dạy cần đưa ra những nhiệm vụ luyện tập mang tính tập trung, có chủ đích để người học nhận thức được những quy tắc quan trọng một cách tự nhiên.

- Người dạy cần chỉ ra rằng những quyết định sai không phải là thất bại mà là dữ liệu, công cụ để đưa người học tới mức thành thạo cao hơn.

Thành thạo

(Proficiency)

- Người học dần dần củng cố những quyết định đúng và hạn chế những quyết định sai, điều đó dẫn đến người học dần phát triển trực giác của mình về các quy tắc để áp dụng vào các tình huống.

- Người thành thạo tập trung vào mục tiêu, tức là là tập trung vào việc tạo ra những kết quả có ý nghĩa, có khả năng sử dụng. Bởi vậy, người học sẽ đầu tư nhiều nỗ lực hơn vào việc ra quyết định về mục tiêu thực hành

- Để người học có được khả năng ra quyết định thì một số lượng đủ nhiều các nhiệm vụ ở nhiều tình huống khác nhau cần được người dạy đưa ra.

- Các phản hồi của người dạy trong giai đoạn này cũng nên tập trung xoay quanh ảnh hưởng của quyết định của người học lên mục tiêu công

việc.

Chuyên gia

(Expertise)

- Người học hoạt động hoàn toàn bằng trực giác. Họ biết mục tiêu của họ nên là gì, phải làm gì với mục tiêu đó và nếu làm thế thì điều gì sẽ xảy ra.

- Người học biết điều gì quan trọng và điều gì không, có thể xác định được ngay các thành phần liên quan đến kĩ năng hay các yếu tố liên quan đến tình huống.

- Về tâm thức, bởi toàn bộ quá trình thực hành đều dựa trên trực quan, người học tham gia vào quá trình bằng sự đầu tư về mặt cảm xúc và trực giác thay vì suy luận

lý tính.

- Để đạt được cấp độ này, những trải nghiệm thực hành có chủ đích là cần thiết. Người học sẽ phát triển bằng những trải nghiệm thực hành trên nhiều tình huống và ngữ cảnh, cho đến khi có được khả năng thực hành một cách trực giác.


Phụ lục 2. 3. Ma trận kết nối mục tiêu học phần với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phân bổ cho học phần và năng lực GDĐL tham chiếu (ví dụ)


Mục tiêu học phần

CĐR CTĐT phân bổ cho học phần

Chỉ báo Năng lực GDĐL

O1. Phân tích được Chương trình môn Địa lí ở trường phổ thông.

PLO4.2.1. Vận dụng các lí thuyết giáo dục để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học và phát triển chương trình môn học theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực người học hiệu quả.

Phát triển chương trình GDĐL ở trường phổ thông

O2. Vận dụng được các PPDH dạy địa lí, các PPDH học tích cực để

thiết kế các hoạt động học tập.

PLO4.2.2. Vận dụng các phương pháp giáo dục và PP&KT dạy học để tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế.

Vận dụng PP&KT dạy học địa lí

O3. Thiết kế và tổ chức được các giáo án giảng dạy bộ môn Địa lí

PLO4.2.2. Vận dụng các phương pháp giáo dục và PP&KT để tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu

quả, phù hợp điều kiện thực tế.

Thiết kế KHBD trong GDĐL

Ghi chú: PLO4: Năng lực nghề nghiệp; PLO4.2. Năng lực phát triển chương trình, nghiên cứu, xây dựng và thực hành hoạt động giáo dục, dạy học (Nguồn: [34])


Phụ lục 2. 4. Các quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học địa lí

Sơ đồ 1. Quy trình rèn luyện các kĩ năng dạy học địa lí thực hiện trên lớp


Sơ đồ 2 Quy trình tự luyện tập ngoài lớp với sự hỗ trợ của nhóm 1


Sơ đồ 2. Quy trình tự luyện tập ngoài lớp với sự hỗ trợ của nhóm bạn

Sơ đồ 3 Quy trình luyện tập kết hợp các kĩ năng dạy học địa lí phát 2


Sơ đồ 3. Quy trình luyện tập kết hợp các kĩ năng dạy học địa lí (phát triển từ [57])

Trình luyện tập kết hợp các kĩ năng dạy học địa lí phát triển từ 57 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022