mùa và theo vĩ độ | |||
6 | Địa lí 10/ bài 7/ mục II | Thuyết kiến tạo mảng | - Mô tả được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng - Giải thích được nguyên nhân của thuyết này. |
7 | Địa lí 10/ bài 10/ mục II | Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất b. Theo vĩ độ | - Chứng minh và giải thích được sự phân bố nhiệt độ không khí trên TĐ theo vĩ độ |
8 | Địa lí 10/ bài 10/ mục II | Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất c. Theo lục Đ– đại dương | - Chứng minh và giải thích được sự phân bố nhiệt độ theo lục địa đại dương |
9 | Địa lí 10/ bài 12/ mục I | 1. Sự phân bố các đai khí áp trên TĐ | - Trình bày được hình thái phân bố các đai khí áp - Giải thích nguyên nhân vì sao khí áp không phân bố liên tục mà thành các khu khí áp riêng biệt. |
10 | Địa lí 10/ bài 12/ mục I | 2. Nguyên nhân thay đổi khí áp | - Trình bày và giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi khí áp theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm |
11 | Địa lí 10/ bài 12/ mục II | 1. Gió tây ôn đới 2. Gió mậu dịch | - So sánh được đặc điểm của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới |
12 | Địa lí 10/ bài 12/ mục II | 3. Gió mùa | - Trình bày được đặc điểm gió mùa, và giải thích được nguồn gốc hình thành gió này |
13 | Địa lí 10/ bài 12/ mục II | 4.b. Gió phơn | - Giải thích được hiện tượng phơn, - Liên hệ với thực tiễn Việt Nam |
14 | Địa lí 10/ bài 15/ mục I | 2. tuần hoàn của nước trên trái đất | - Mô tả và giải thích được các vòng tuần hoàn của nước - Phân biệt được vòng tuần hoàn lớn và tuần hoàn nhỏ |
15 | Địa lí 16/ bài 15/ mục I | Sóng biển | - Giải thích được nguyên nhân hình thành sóng - Phân biệt được các loại sóng biển |
16 | Địa lí 16/ bài 15/ mục II | Thủy triều | - Giải thích hiện tượng thủy triều - Phân biệt được Nhật triều và Bán Nhật triều; triều cường, triều kém |
17 | Địa lí 12/ bài 2/ mục 2 | b.Vùng biển | - Phân biệt các bộ phận cấu thành vùng biển - Liên hệ các vấn đề mang tính thời sự liên quan đế chủ quyền quốc gia trên biển. |
18 | Địa lí 12/ bài 9/ mục 1. | a.tính chất nhiệt đới | - Chứng minh và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu Trúc Các Bài Học Và Định Hướng Tích Hợp Trong Giáo Trình Rèn Luyện Nghiệp Vụ Sư Phạm Thường Xuyên Môn Địa Lí
- Kế Hoạch Bài Dạy Phục Vụ Giảng Dạy Các Nội Dung Thực Hành
- Phân Phối Các Bài Kiểm Tra Các Chỉ Báo Năng Lực Gdđl Trước Và Sau Tnsp
- Gv Dự Định Áp Dụng Phương Pháp Quan Sát Để Đánh Giá Trong Dạy Học/ Giáo Dục Địa Lí, Theo Anh/chị, Công Cụ Đánh Giá Nào Sau Đây Phù Hợp
- Tiêu Chí Đánh Giá Chỉ Báo Năng Lực Thiết Kế Khbd Trong Gdđl
- Xử Lí Số Liệu Đánh Giá Chỉ Báo Năng Lực Ứng Dụng Cntt&tt Trong Dạy Học Địa Lí
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Địa lí 12/ bài 9/ mục 1. | b.lượng mưa, độ ẩm | - Chứng minh và giải thích tính chất ẩm của khí hậu nước ta | |
20 | Địa lí 12/ bài 9/ mục 1. | c.gió mùa | - Nhận diện và phân biệt được những đặc điểm cơ bản của 2 loại gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ |
21 | Địa lí 12/ bài 11/ mục 1. | Thiên nhiên phân hóa bắc nam | - Chứng minh và giải thích sự phân hóa theo chiều bắc nam của thiên nhiên nước ta, giải thích nguyên nhân sự phân hóa đó. |
22 | Địa lí 11/ bài 5/ tiết 3 | Vị trí Địa lí | - Phân tích ý nghĩa chiến lược của VTĐL đối với Tây Nam Á. - Giải thích vì sao đây luôn là “điểm nóng” của thế giới. |
23 | Địa lí 11/ bài 10/ tiết 1, mục III | 1.dân cư | - Trình bày và giải thích được sự phân bố dân cư Trung Quốc |
24 | Địa lí 11/ bài 6/ tiết 1, mục I | 1. Lãnh thổ VTĐL | - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ và VTĐL của Hoa Kì. - Phân tích ý nghĩa của VTĐL và lãnh thổ đối với quốc gia này. |
II. ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
a. Đề kiểm tra sau thực nghiệm chỉ báo năng lực Vận dụng PP&KT – phần lý thuyết
MA TRẬN VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí (Đề kiểm tra kết thúc học phần – lí thuyết) Thời gian 120 phút Hình thức: Tự luận
Câu 1 (4 điểm).
a. Trình bày quan niệm, đặc điểm, quy trình áp dụng và định hướng sử dụng Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ phương tiện trực quan.
b. Sử dụng lược đồ Khí hậu trong Atlat địa lí Việt Nam (trang 9), hãy trình bày các bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các lược đồ để phục vụ việc tìm hiểu những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Địa lí 12 – BCB).
Câu 2 (4 điểm).
a. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức và phương tiện dạy học để thiết kế hoạt động học cho nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật (mục II, bài 18 - Địa lí 10 – BCB); lí giải về những lựa chọn đó.
b. Trình bày ý tưởng tổ chức hoạt động học được thiết kế.
Câu 3 (2 điểm).
Lựa chọn một nội dung cụ thể trong Chương trình địa lí 2018 – THPT để thiết kế và vận dụng Phương pháp sử dụng bài tập tình huống trong dạy học địa lí.
Ghi chú: Trình bày câu trả lời bao gồm cả việc thiết kế các câu hỏi, bài tập, đáp án kết hợp kiến thức của bài học/ đề mục trong SGK và chương trình địa lí 2018.
----- HẾT -----
Ghi chú: - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam; Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương, SGK địa lí 10, 11, 12 ban cơ bản; Chương trình địa lí 2018 (THPT).
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
b. Đề kiểm tra sau thực nghiệm năng lực Vận dụng PP&KT – phần thực hành
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí (Đề kiểm tra kết thúc học phần– thực hành) Thời gian 180 phút Hình thức: Thực hành
Ghi chú: SV được sử dụng SGK địa lí 10 – BCB
I. Thiết kế một kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh cho bài học cụ thể dựa vào tiêu chí được cung cấp (nhóm)
II. Lựa chọn một nội dung để tổ chức các hoạt động học tập trên lớp (cá nhân) Ví dụ:
1. Địa lí 10 – BCB, bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Trái Đất, Mục II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Anh/chị hãy thiết kế và tổ chức hoạt động học tập để dạy mục 1. Sự luân phiên ngày đêm với các yêu cầu sau:
- Chứng minh và giả thích được một cách rõ ràng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học phù hợp
- Tích cực hóa hoạt động của HS
ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch bài dạy: Theo công văn 5555
2. Đánh giá giảng tập
Phụ lục 3. 3. Đề kiểm tra chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí trước và sau TNSP
I. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học địa lí (Đề kiểm tra trước khóa học)
Thời gian 180 phút Hình thức: Thực hành trên máy tính
Họ và tên:……………………………………..MSSV……………….Lớp…………
Thiết kế bài giảng hoàn chỉnh cho bài 16. Dân số và phân bố dân cư nước ta (Địa lí 12) với các yêu cầu sau đây:
1. Bài giảng được thiết kế trên phần mềm trình chiếu Microsoft Office PowerPoint
phiên bản từ 2016.
2. Kịch bản dạy học, tiến trình tổ chức hoạt động học và các nội dung trình chiếu của giáo viên được thể hiện trên các slide. Thứ tự trình bày các slide như sau:
- Slide thứ nhất: trình bày tiêu đề bài học, tên sinh viên thiết kế bài giảng.
- Slide thứ hai, thứ 3, thứ 4: Ghi các số liệu cập nhật các thông tin sau:
+ Số dân nước ta đến thời điểm tổng điều tra dân số gần nhất
+ Số người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài
+ Mật độ dân số trung bình của cả nước
+ Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của cả nước
+ Bảng 16.1, cập nhật thêm cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm gần nhất
+ Bảng 16.2. Cập nhật mật độ dân số theo vùng của nước ta năm gần nhất
(Các số liệu ghi kèm năm, nguồn cập nhật, địa chỉ web...)
- Các slide tiếp theo trình bày tiến trình hoạt động của bài giảng
3. Cập nhật số liệu về dân số thành thị và nông thôn năm 2015, 2019 để bổ sung vào bảng số liệu 16.3. Sau đó sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn từ năm 1995 đến năm 2019.
4. Hình 16.2. Bản đồ phân bố dân cư, đưa bản đồ này lên slide trình chiếu với chất lượng tốt nhất (sinh viên có thể sử dụng những phương án khác nhau)
5. Tìm kiếm một đoạn clip ngắn liên quan đến chủ đề bài học để phục vụ cho phần khởi động, tải về máy, và chèn vào Microsoft Office PowerPoint (SV có thể tự biên tập nếu đủ thời gian)
6. Tìm kiếm một số hình ảnh có tác dụng minh họa cho sự tương phản về bức tranh phân bố dân cư nước ta.
Ghi chú: Sinh viên tạo trong máy tính/ laptop thư mục và đặt tên theo họ tên đầy đủ, trong thư mục này chứ các thư mục có tên sau:
1. Bài giảng: Chứa bài giảng thiết kế trên Microsoft Office PowerPoint
2. Đa phương tiện: chứa file bảng số liệu và biểu đồ vẽ trên Microsoft Office Excel; video tải về máy tính, bản đồ và các tư liệu kênh hình, kênh chữ sử dụng trong bài.
- Thư mục được nén và gửi lên Google classroom của lớp
-----Hết----
II. ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học địa lí
Hình thức: Hồ sơ bài dạy ứng dụng CNTT&TT Thời gian thực hiện từ ngày:…….đến ngày………………
Họ và tên: ……………………………………..MSSV……………….Lớp…………
I. Yêu cầu bài tập
Thiết kế bài giảng hoàn chỉnh cho bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số (Địa lí 10) với các yêu cầu sau đây:
1. Bài giảng được thiết kế trên phần mềm trình chiếu Microsoft Office PowerPoint phiên bản từ 2016; kịch bản dạy học trình bày trên Microsoft Office Word (mẫu tham khảo)
2. Kịch bản dạy học, tiến trình tổ chức hoạt động học và các nội dung trình chiếu của giáo viên được thể hiện trên các slide. Thứ tự trình bày các slide như sau:
- Slide thứ nhất: trình bày tiêu đề bài học, tên sinh viên thiết kế bài giảng.
- Slide thứ hai, thứ 3: Ghi các số liệu cập nhật các thông tin sau:
+ Quy mô dân số thế giới đến thời điểm gần nhất
+ Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển đến thời điểm gần nhất
(Các số liệu ghi kèm năm, nguồn cập nhật, địa chỉ web...)
- Các slide tiếp theo trình bày tiến trình hoạt động của bài giảng
3. Bổ sung số liệu trong bảng ở mục 2. Tình hình phát triển dân số thế giới để chứng minh thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người càng ngày càng rút ngắn. Sau đó sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô dân số qua các thời kì.
4. Hình 22.3 – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới hàng năm, thời kì 2000 – 2005: Cập nhật số liệu mới nhất, hoặc bản đồ mới nhất để thay thế cho bản đồ này sử dụng Education.maps.arcgis.com hoặc các trang tương tự
5. Thiết kế một trò chơi trên web kahoot.com phục vụ khởi động bài học
6. Tìm kiếm một số hình ảnh có tác dụng minh họa cho “bức tranh” dân số trên thế giới từ trang vectorstock.com, Pinterest.com hoặc các website khác.
7. Biên tập một câu chuyện hình ảnh bằng phần mềm Camtasia với các yêu cầu: Phục vụ cho một số nội dung trong bài học, sử dụng các hình ảnh tìm kiếm được trong nhiệm vụ 6, độ dài không quá 3 phút.
8. Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế một Infographic về ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, dựa trên sơ đồ sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường.
9. Tạo 1 đề kiểm tra trắc nghiệm bằng Google form với những yêu cầu sau: kiểm tra những kiến thức cơ bản của bài học, 10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm.
10. Tạo một thư mục trên Google Drive để lưu trữ toàn bộ bài giảng và tư liệu.
II. Cách thức nộp bài
1. Toàn bộ bài giảng được nén và tải lên thư mục trên Google Drive và chia sẻ link để giảng viên đánh giá kết quả; link này được nộp trên Google classroom của lớp học phần.
2. Các thư mục bao gồm:
- Thư mục lớn đặt tên như sau: Mã số sinh viên_tên đầy đủ của SV (không dấu); thư mục này chứa các thư mục sau:
- Bài giảng: Chứa bài giảng thiết kế trên Microsoft Office PowerPoint và Giáo án trên Microsoft Office Word (hai sản phẩm này tương thích với nhau về kịch bản tổ chức)
- Đa phương tiện: chứa file hỗ trợ bài giảng theo yêu cầu của mục I gồm:
+ Bảng số liệu và biểu đồ vẽ trên Microsoft Office Excel
+ Video câu chuyện hình ảnh xây dựng bằng phần mềm Camtasia (file biên tập và file đã xuất dạng video)
+ Bản đồ và các hình ảnh tìm kiếm trên Internet (file gốc và file đã biên tập)
+ Kênh chữ sử dụng trong bài học để ở dạng văn bản file Microsoft Office Word
+ Các sản phẩm dưới dạng đường link được trình bày trong Microsoft Office Word (kahoot)
Ghi chú:
- Tất cả tư liệu trong bài giảng phải có chú thích nguồn một cách rõ ràng và có thể truy cập được
- Trình bày kịch bản tổ chức bài học một cách rõ ràng trong bài giảng được thiết kế bằng Microsoft Office PowerPoint và Microsoft Office Word, trong đó cần nhấn mạnh phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học bài học này.
-----Hết----
MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÓ ỨNG DỤNG CNTT
Tên bài học:
Người soạn:
I. Mục tiêu bài học
II. Phương tiện dạy học
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Công cụ CNTT&TT | |
Các nội dung chính của bài học | Cách thức tổ chức hoạt động học của GV, câu hỏi, nhiệm vụ.. | Sử dụng công cụ CNTT&TT nào để thiết kế nội dung và tổ chức dạy học, cách thức và phương pháp ứng dụng CNTT&TT |
IV. Củng cố và đánh giá Phụ lục:
Phiếu học tập, bài tập…
Phụ lục 3. 4. Đề kiểm tra chỉ báo năng lực đánh giá trong GDĐL trước và sau TNSP
I. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Chỉ số chất lượng hành vi: Đánh giá được kết quả giáo dục địa lí
(Đề kiểm tra đầu vào dành cho sinh viên trước khi bắt đầu môn Đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông)
Thời gian: 60 phút Hình thức: Kiểm tra viết
Ghi chú: Sinh viên làm bài kiểm tra trực tiếp và đề thi này
Phần A. Thông tin sinh viên
Họ và tên………………………MSSV………………Lớp………SV năm thứ……. Các học phần phương pháp đã học trước khi tham gia học phần này:
………………………………………………………………………………………
………........................................................................................................................
Phần B. Câu hỏi
Câu 1. Theo Anh/chị mục đích của phương pháp kiểm tra viết (tự luận và trắc nghiệm) trong dạy học địa lí là gì?
- Phương pháp đánh giá này giúp cho người đánh giá thu được các chứng cứ về kết quả học tập của người học thông qua các bài viết trên giấy hoặc trên máy tính.
- Đánh giá mức độ tái hiện kiến thức, kĩ năng, đồng thời đánh giá được năng lực tư duy bậc cao trong dạy học Địa lí như phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất giải pháp,… (đánh giá thuận lợi và khó khăn của đối tượng Địa lí, lý giải về sự tồn tại và phát triển của đối tượng Địa lí, đưa ra quan điểm hoặc ý kiến cá nhân về xu hướng phát triển của đối tượng Địa lí,…).
Ghi chú: SV có thể trình bày theo những cách hiểu khác nhau, đủ ý và hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 2. Anh/chị hãy trình bày các bước áp dụng phương pháp kiểm tra viết (tự luận và trắc nghiệm) trong dạy học địa lí.
1. Thiết kế đề kiểm tra
- Thiết kế ma trận đề kiểm tra
- Thiết kế câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
- Thiết kế thang điểm và hướng dẫn chấm điểm
2. Đánh giá và phản hồi
- Đánh giá dựa vào đáp án
- Phân tích kết quả
- Cung cấp thông tin phản hồi
Ghi chú: SV có thể trình bày theo những cách hiểu khác nhau, đủ ý và hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 3. Anh/chị hãy trình bày các bước để thiết kế một tiêu chí đánh giá cho bài trình bày của học sinh về một chủ đề địa lí nào đó bằng Powerpoint
Bước 1. Xác định các nhóm tiêu chí và tiêu chí đánh giá cho bài trình bày dựa vào yêu cầu cần đạt
Bước 2. Xác định mức độ đạt được các tiêu chí (biết, hiểu, vận dụng) Bước 3. Lựa chọn hình thức thể hiện tiêu chí đánh giá
Bước 4. Xây dựng thang điểm và hướng dẫn chấm
Ghi chú: SV có thể trình bày theo những cách hiểu khác nhau, đủ ý và hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 4. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất
4.1. “Để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, phát triển kĩ năng của học sinh thông qua bài thuyết trình về một chủ đề địa lí, GV sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập (bài thuyết trình bằng Powerpoint)”
Trong trường hợp trên, theo anh/chị, công cụ đánh giá nào sau đây là phù hợp nhất? Hãy đưa ra cách lí giải cho lựa chọn của anh/chị.
a. Bảng kiểm mục các nội dung của bài báo cáo
b. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dạng Rubric
c. Bài kiểm tra với các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
d. Ghi chép các sự kiện thường nhật của học sinh
4.2. GV dự định áp dụng phương pháp quan sát để đánh giá trong dạy học/ giáo dục địa lí, theo anh/chị, công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất?
a. Bảng kiểm mục các nội dung của bài báo cáo
b. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dạng Rubric
c. Bài kiểm tra với các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
d. Ghi chép các sự kiện thường nhật của học sinh
Câu 5. Theo anh/chị, để xây dựng một kế hoạch đánh giá trong dạy học/ giáo dục địa lí cần xác định những yếu tố/ thành phần nào?
Ví dụ: Phương pháp đánh giá là một thành phần quan trọng của một kế hoạch đánh giá
- Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Mục đích của việc đánh giá
- Hình thức đánh giá
- Phương pháp đánh giá
- Công cụ đánh giá
- Sử dụng kết quả đánh giá
Câu 6. Các yếu tố/thành phần trong một kế hoạch đánh giá trong dạy học/ giáo dục địa lí có mối quan hệ như thế nào?
- Các yếu tố/thành phần trong một kế hoạch đánh giá có mối quan hệ tác động qua lại, chị phối lần nhau, ví dụ:
+ Phương pháp, công cụ, hình thức đánh giá nhằm thực hiện mục tiêu và mục đích đánh giá
+ Sử dụng kết quả đánh giá là việc thực hiện mục đích, mục tiêu đánh giá
+ Hình thức đánh giá quy định việc lựa chọn những phương pháp đánh giá phù hợp và phương pháp đánh giá quy định việc lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp.
…
Ghi chú: Chấm theo cách lí giải của SV, hợp lí vẫn cho điểm tối đa
Câu 7. Vào đầu năm học, anh/chị được phân công một lớp dạy mới, với tư cách là một giáo viên bộ môn Địa lí, anh/ chị dự định sẽ làm những gì để thực hiện kế hoạch đánh của mình để phục vụ cho việc dạy học.
- SV có thể trình bày theo quan điểm riêng, trong đó cần có các phần sau:
+ Thăm dò/ khảo sát năng lực học tập bộ môn của học sinh thông qua kết quả điểm số của năm học trước hoặc một bài kiểm tra…
+ Phân loại các đối tượng học sinh theo nhóm năng lực
+ Xây dựng kế hoạch đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp
+ Điều chỉnh việc dạy học và đánh giá của GV
…
Câu 8. Để sử dụng hiệu quả kết quả của các bài kiểm tra nhằm phục vụ dạy học địa lí, anh/chị nên làm gì?
- SV có thể trình bày theo quan điểm riêng, trong đó cần có các phần sau:
+ Phân tích, thống kê kết quả bài kiểm tra về mặt định lượng: điểm số
+ Lí giải nguyên nhân của kết quả bài kiểm tra
+ Cung cấp phản hồi cho học sinh về kết quả
+ Định hướng điều chỉnh việc dạy và học
Câu 9. Đọc tình huống sau:
“Sau bài kiểm tra địa lí (kiểm tra thường xuyên), kết quả điểm số của các học sinh trong lớp 10A1 không giống nhau, cụ thể: một tỉ lệ nhỏ các em đạt điểm giỏi và khá, đa phần học sinh có điểm trung bình; một số em có điểm số yếu, kém”
Với kết quả này, theo anh/chị:
9.1. Đâu có thể là những lí do?
- SV có thể đưa ra một số những lí do, có thể:
+ Năng lực học tập của học sinh không đồng đều
+ Độ khó của bài kiểm tra
+ Các yếu tố khác: thời gian ôn tập, nội dung ôn tập….
9.2. Anh chỉ sẽ sử dụng kết quả này để phụ đánh giá như thế nào? (đối với học sinh và đối với việc dạy – học)
- Căn cứ vào lí do để đưa ra những điều chỉnh
+ Điều chính độ khó, phạm vi ôn tập nếu đề thi vượt quá khả năng của đại đa số học sinh