Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Nội Dung Giáo Dục Địa Phương Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC NỘI DUNG GDĐP

Ở TRƯỜNG THCS THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở trường trung học cơ sở

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải xuất phát từ mục tiêu dạy học nội dung GDĐP là trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về văn học và tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý của địa phương, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách HS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính lợi ích

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt những tồn tại hiện có trong công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP của CBQL các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Lợi ích của các biện pháp đó là: Các biện pháp đưa ra phải phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho GV và HS, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là tình hình thực tế của từng địa phương và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là chất lượng dạy học nội dung GDĐP.

Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 8

3.2. Các biện pháp quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học nội dung giáo dục địa phương trong chương trình trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của CBQL, GV về nội dung ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học nội dung GDĐP; vị trí của dạy học nội dung

GDĐP trong dạy học chương trình giáo dục THCS. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học nội dung GDĐP, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quán triệt đến CBQL, GV đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục để mỗi CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của nội dung GDĐP trong chương trình giáo dục cấp THCS. Từ đó họ hiểu và quan tâm đúng mức đến dạy học nội dung GDĐP.

Quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong từng khâu từ việc xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá dạy học nội dung GDĐP.

Để thực hiện tốt các biện pháp trên, CBQL cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

- Nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý để điều hành tốt hoạt động dạy học nội dung GDĐP đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Tham gia học tập đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức để nắm được chủ trương, mục tiêu, yêu cầu cơ bản, điều kiện thực tế đổi mới.

- Tăng cường giao lưu với CBQL của các trường THCS trong và ngoài thị xã để làm sáng tỏ các vấn đề còn vướng mắc khi thực hiện.

- Sưu tầm đầy đủ các văn bản hướng dẫn về dạy học nội dung GDĐP.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GV về dạy học nội dung GDĐP. Cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu hướng dẫn về dạy học nội dung GDĐP để GV nghiên cứu.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn tại các trường, hoặc theo cụm trường để trao đổi, rút kinh nghiệm những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có được đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn vững vàng, nắm vững chương trình, kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Các cấp quản lý cần tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3.2.2. Bồi dưỡng giáo viên năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nhằm trang bị cho GV năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung GDĐP, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

- Qua việc bồi dưỡng giúp GV nâng cao năng lực thiết kế bài học, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện dạy học nội dung GDĐP để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hoạt động dạy học nội dung GDĐP; đồng thời tạo điều kiện cho GV phát triển toàn diện về chuyên môn.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức tập huấn cho toàn thể GV về Tin học căn bản, cách sử dụng các phần mềm dạy học, cách thiết kế bài giảng điện tử, cách sử dụng các TBDH…

- Khuyến khích cán bộ GV tự bồi dưỡng kiến thức tin học, mua sắm và sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho việc soạn bài, truy cập Internet thu thập tài liệu bổ sung vào nội dung bài giảng, khai thác các ngân hàng đề thi trên mạng, có ý thức tích lũy tư liệu giảng dạy của cá nhân và thường xuyên giao lưu trao đổi với đồng nghiệp.

- GV căn cứ tài liệu dạy học và hướng dẫn giảng dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đã được phê duyệt và các tài liệu tham khảo liên quan khác để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy. Để nâng cao chất lượng bài giảng cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư thời gian sưu tầm, tìm hiểu các vấn đề của địa phương liên quan đến bài giảng, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời hướng dẫn HS tích cực cùng chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học như sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, video clip...

Các bước thiết kế một bài giảng cụ thể như sau:

+ Xác định mục tiêu của bài học: căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Mục tiêu vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).

+ Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. Nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong sách giáo khoa còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy.

+ Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp.

+ Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác.

+ Thiết kế giáo án- thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học

tập của HS. Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc sách giáo khoa, sách giáo viên và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào những gợi ý của sách giáo viên để thiết kế giáo án, bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và có những điều kiện để thực hiện một giờ dạy học tốt.

(Một số giáo án minh họa - Phụ lục 4)

- Chỉ đạo GV, tổ chuyên môn lập kế hoạch chi tiết cụ thể từng bài học nội dung GDĐP về nội dung, hình thức tổ chức cụ thể, để qua đó, GV trong tổ bàn bạc thống nhất hình thức tổ chức đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở kế hoạch tổ chuyên môn, nhà trường xây dựng kế hoạch chung về việc dạy học nội dung GDĐP. Để kế hoạch có tính khả thi, nhà trường cần triển khai rộng rãi tới các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp thực hiện. Đặc biệt, kế hoạch này cần được triển khai trong cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ HS. Trên cơ sở đó, ban đại diện sẽ triển khai cụ thể đến phụ huynh HS của các lớp cùng phối hợp trong việc tổ chức quản lý HS tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tham quan, ngoại khóa, tìm hiểu thực tế.

Giờ học nội dung GDĐP có thể tổ chức linh hoạt với các hình thức sau:

+ Dạy học tại lớp: Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV xây dựng kế hoạch dạy học, định hướng rõ sự chuẩn bị của thầy và trò để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán theo lối “thầy đọc - trò ghi”. Bản thân GV phải tự sưu tầm, kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp trong giờ dạy như: đàm thoại, thuyết trình và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin qua việc sưu tầm một số đoạn video, đoạn kịch, đoạn phim, tiểu phẩm, phóng sự …. Hình thức đó chẳng những giúp HS củng cố kiến thức về

từ địa phương mà còn giúp các em rèn luyện kĩ năng, xác định yêu cầu, đồng thời cũng là giải trí, giúp thư giãn, tiết học sẽ bớt căng thẳng, nặng nề, tạo không khí sôi nổi hào hứng, HS tích cực, chủ động, tự giác trong học tập.

+ Dạy học tại di sản: GV (nhóm GV) phải xây dựng kế hoạch, kịch bản thực hiện cụ thể chi tiết, thời gian, địa điểm, phương tiện, chuẩn bị của thầy, trò, liên hệ với Ban quản lý các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hoặc Viện bảo tàng, cơ sở sản xuất…. Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy học tại di sản cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV bộ môn, GV chủ nhiệm với các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ HS.

+ Dạy học qua trải nghiệm: Đây là một phương pháp học mới nhưng lại đạt được hiệu quả cao, bởi HS được thay đổi môi trường không gian để tiếp thu kiến thức, vừa được vui chơi giải trí. Vì vậy năng lực và kiến thức sẽ được hình thành dễ dàng hơn, buổi học cũng không khô khan mà ngược lại HS sẽ rất hứng thú, sôi nổi để tiếp thu bài. Qua các tiết học này giúp HS có tri thức của các môn học từ chính thực tế khi HS được trực tiếp tham gia.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho HS. Xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS tổ chức các hoạt động về nguồn, các hoạt động trải nghiệm tại các khu di tích lịch sử. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, HS hiểu sâu hơn các kiến thức đã học. Ban giám hiệu cần có định hướng cho các tổ chuyên môn chọn hoạt động ngoại khóa liên quan đến nội dung chương trình địa phương, đảm bảo dạy học theo nguyên tắc tích hợp để HS vận dụng được kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn. Địa điểm ngoại khóa cũng rất linh hoạt khi tổ chức ở tại di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khi tại sân trường, khi trong hội trường. Kiến thức trong buổi ngoại khóa là kiến thức liên môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, GDCD, ứng dụng CNTT…

(Một số bài thuyết minh của học sinh – Phụ lục 5 và hình ảnh minh họa - Phụ lục 6)

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần tạo điều kiện về vật chất, tài lực để tổ chức các hoạt động chuyên môn, cử GV tham gia các lớp tập huấn do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, GV chi tiết, triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học.

3.2.3. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu bài học khi dạy học nội dung GDĐP, GV nắm được yêu cầu đổi mới, cách thức tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, qua đó cải tiến chất lượng học của HS.

- Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng; phát triển kĩ năng làm việc nhóm của GV.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học, trong đó nội dung thực hiện nghiên cứu bài học tập trung vào các bài dạy học nội dung GDĐP, chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn triển khai thực hiện. Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời gian triển khai thực hiện dạy học nghiên cứu bài học nội dung GDĐP. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện của tổ chuyên môn, đặc biệt kiểm tra việc áp dụng vào việc giảng dạy của GV sau khi thực hiện dạy học nghiên cứu bài học nội dung GDĐP.

Các tổ chuyên môn chia tổ thành các nhóm nhỏ 4-5 người, có thể khác nhau về chuyên môn đào tạo. Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá trình thực hiện bài học nên chia thành các nhóm có cùng chuyên môn.

Tổ chuyên môn cần nắm chắc quan niệm và mục đích đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: HS học thế nào? HS đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không? kết quả học tập của HS có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào? Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng HS của lớp, trường mình.

Ví dụ:


KẾ HOẠCH

SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Năm học …….


Các căn cứ xây dựng kế hoạch: I.Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

2. Yêu cầu

II. Nội dung

1. Đánh giá kết quả sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học trước

1.1. Những kết quả đạt được

1.2. Tồn tại, hạn chế

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí