a. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dạng Rubric
b. Bảng kiểm mục các nội dung của bài báo cáo
c. Bài kiểm tra với các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
d. Ghi chép các sự kiện thường nhật của học sinh
Câu 6. GV dự định áp dụng phương pháp quan sát để đánh giá trong dạy học Lịch sử, địa lí, theo anh/chị, công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất?
a. Ghi chép các sự kiện thường nhật của học sinh
b. Bảng kiểm mục các nội dung của bài báo cáo
c. Bài kiểm tra với các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
d. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dạng Rubric
Bảng 2. Kế hoạch bài dạy phục vụ giảng dạy các nội dung thực hành
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC HÀNH
THÔNG TIN BÀI HỌC
Thiết kế câu chuyện hình ảnh trong dạy học địa lí bằng các phần mềm biên tập video | |
2. Học phần/ mô-đun | Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí |
3. Thời lượng | 3 giờ học tín chỉ (50 phút/1 giờ) |
4. Đối tượng | Sinh viên năm thứ 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Bạn Đồng Ý Đến Mức Độ Nào Với Những Nhận Định Sau Đây Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Hình Thành Và Phát Triển Năng Lực Gdđl Cho
- Mô Tả Hợp Phần (Thành Tố), Chỉ Báo Và Chỉ Số Chất Lượng Hành Vi Của Năng Lực Gdđl Của Sv
- Cấu Trúc Các Bài Học Và Định Hướng Tích Hợp Trong Giáo Trình Rèn Luyện Nghiệp Vụ Sư Phạm Thường Xuyên Môn Địa Lí
- Phân Phối Các Bài Kiểm Tra Các Chỉ Báo Năng Lực Gdđl Trước Và Sau Tnsp
- Thiết Kế Một Kế Hoạch Bài Dạy Hoàn Chỉnh Cho Bài Học Cụ Thể Dựa Vào Tiêu Chí Được Cung Cấp (Nhóm)
- Gv Dự Định Áp Dụng Phương Pháp Quan Sát Để Đánh Giá Trong Dạy Học/ Giáo Dục Địa Lí, Theo Anh/chị, Công Cụ Đánh Giá Nào Sau Đây Phù Hợp
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi kết thúc bài học này người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, lợi ích và các bước xây dựng câu chuyện hình ảnh trong dạy học địa lí
Xây dựng được kịch bản để biên tập câu chuyện hình ảnh có nội dung địa lí phục vụ dạy học một bài/ chủ đề cụ thể.
Thực hành được các thao tác kĩ thuật sử dụng phần mềm Camtasia để biên tập câu chuyện hình ảnh phục vụ dạy học địa lí
CHUẨN BỊ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
Giảng viên: Chuẩn bị bài giảng, câu chuyện hình ảnh tham khảo, biên tập các video hướng dẫn phần mềm, tiêu chí đánh giá, phòng máy tính thực hành đủ số máy cho SV
Sinh viên: Cài đặt phần mềm, tải xuống từ Internet các hình ảnh liên quan đến một chủ đề địa lí, máy tính cá nhân (nếu có), tài liệu học tập
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
Phương pháp làm mẫu
Phương pháp thực hành
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Phương pháp dạy học | Phương án đánh giá | Thời gian (Phút) | |
Khởi động | - Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của câu chuyện hình ảnh trong dạy học địa lí - Các tiến hành: GiV yêu cầu SV xem một câu chuyện hình ảnh với tựa đề “viên ngọc sống” (vấn đề môi trường) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Thông điệp mà tác giả câu chuyện hình ảnh này muốn chuyển tải là gì? 2. Nội dung chủ đạo của câu chuyện là gì? 3. Điều gì đã tạo nên cảm xúc cho người xem qua câu chuyện được kể? 4. Giáo dục cho học sinh những giá trị gì? 5. Câu chuyện hình ảnh này có thể được sử dụng trong những nội dung dạy học địa lí nào? - GiV giới thiệu về các phần mềm biên tập câu chuyện hình ảnh và định hướng cho SV chọn 1 phần mềm thông dụng nhất | - PPĐG: đánh giá thông qua các câu trả lời, thảo luận của SV - Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi xem video câu chuyện hình ảnh | 20 |
Hướng dẫn ban đầu | - Mục tiêu: Thực hành được các các thao tác kĩ thuật sử dụng phần mềm Camtasia để biên tập câu chuyện hình - Cách thức thực hiện: + Bước 1. GiV giới thiệu 1 cách khái quát các thao tác cơ bản của việc biên tập một video bằng phần mềm Camtasia + Bước 2. GiV làm thị phạm từng thao tác chính trong quy trình sử dụng Camtasia để biên tập video + Bước 3. GiV khái quát lại toàn bộ các thao tác và nhấn mạnh các lưu ý quan trọng + Bước 4. SV thực hành theo các thao tác GiV hướng dẫn trên máy tính cá nhân theo yêu cầu của GiV | - PPĐG: Đánh giá thông qua quan sát mức độ và khả năng thực hiện các thao tác kĩ thuật của SV - Công cụ đánh giá: Bài tập thực hành | 50 |
Hướng dẫn thường xuyên | - Mục tiêu: Biên tập được một câu chuyện hình ảnh đơn giản bằng phần mềm Camtasia - Cách thức thực hiện: + SV thực hành biên tập câu chuyện hình ảnh theo kịch bản đã thiết kế + GiV theo dõi quá trình thực hành để: - Hỗ trợ những SV gặp khó khăn về kĩ thuật - Điều chỉnh kịp thời các định hướng biên tập câu chuyện hình ảnh nếu SV chưa làm đúng | - PPĐG: Đánh giá thông qua quan sát mức độ và khả năng thực hiện các thao tác kĩ thuật của SV | 50 |
- Yêu cầu SV tạm dừng thực hành cá nhân để hướng dẫn chung toàn lớp trong những thao tác kĩ thuật mà đa số SV gặp khó khăn | |||
Hướng dẫn kết thúc | - Mục tiêu: Trình diễn được câu chuyện hình ảnh đã thiết kế - Cách thức thực hiện: + GiV mời một số SV đã hoàn chỉnh câu chuyện hình ảnh trình chiếu sản phẩm, các thành viên khác theo dõi và phản hồi dựa vào tiêu chí + GiV tổ chức cho SV phản hồi về những vấn đề khó khăn SV gặp phải trong quá trình luyện tập và gợi ý khắc phục + GiV đánh giá kết quả hoạt động thực hành kĩ năng sử dụng phần mềm Camtasia để biên tập câu chuyện hình ảnh phục vụ dạy học địa lí. | -PPĐG: Đánh giá thông qua tiêu chí đánh giá câu chuyện hình ảnh - Công cụ đánh giá: Tiêu chí đánh giá câu chuyện hình ảnh trong dạy học Địa lí | 30 |
Hướng dẫn tự rèn luyện | - GiV cung cấp video hướng dẫn kĩ thuật với phần mềm Camtasia để SV có thể xem lại các thao tác - SV được yêu cầu hoàn thiện câu chuyện hình ảnh đã phác thảo - SV cũng có thể sử dụng các phần mềm khác mà các em thành thạo thay vì Camtasia | - PPĐG: Đánh giá thông qua sản phẩm: câu chuyện hình ảnh - Công cụ đánh giá: tiêu chí |
PHỤ LỤC
PL1. Bài tập thực hành biên tập câu chuyện hình ảnh
- Biên tập một câu chuyện hình ảnh phục vụ dạy học Địa lí với những yêu cầu sau:
+ Thời lượng: không quá 3 phút
+ Nội dung: Lựa chọn một nội dung Địa lí trong chương trình phổ thông
+ Mục đích: Tạo tình huống cho một vấn đề học tập địa lí
+ Kĩ thuật: Phần mềm Camtasia
+ Thời gian biện tập: 30 phút
+ Đánh giá: Tiêu chí đánh giá video câu chuyện hình ảnh
PL2. Tiêu chí đánh giá video câu chuyện hình ảnh
Tiêu chí | Điểm | |
1 | Tiêu đề của Clip ảnh phản ánh đầy đủ nội dung, và ấn tượng với người xem | 1 |
2 | Nội dung clip ảnh phù hợp với nội dung bài học. Phục vụ cho việc chuyển tải nội dung dạy học Địa lí mà không lan man, xa đề. | 2 |
3 | Thể hiện được ý tưởng và sự sáng tạo của tác giả trong cách trình bày, sắp xếp bố cục và lựa chọn hình ảnh | 2 |
4 | Hấp dẫn thu hút sự chú ý của người xem. Người xem có thể dễ dàng hiểu và lĩnh hội được thông điệp của clip về bài học Địa lí | 2 |
5 | Chất lượng hình ảnh tốt : Độ phân giải cao, kích thước lớn, màu sắc hài hòa | 1 |
6 | Chất lượng âm thanh tốt, nhạc nền phù hợp với nội dung. Việc lồng tiếng giúp cho nội dung của clip dễ nắm bắt | 1 |
Việc sử dựng hiệu ứng ảnh làm cho clip trở nên thu hút người xem nhưng không làm người xem bị chi phối khỏi nội dung chính | 0.5 | |
8 | Đúng thời gian quy định 2 đến 3 phút | 0.5 |
TỔNG | 10 |
PL3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Camtasia
Nội dung hướng dẫn | Link | |
Clip 1 | Hướng dẫn các thao tác cơ bản như cắt, ghép phim, hình ảnh, âm thanh. | https://drive.google.com/file/d/1ehybBrJdPsnrb mdrKg8ujq-NC-60NwKb/view |
Clip 2 | Cắt, ghép, tách nền video | https://drive.google.com/file/d/1gao- vSfvKnBgV7_COHytt5nnV1t6pQEg/view |
Clip 3 | Sử dụng camtasia quay màn hình máy tính. | https://drive.google.com/file/d/1BxhqqJ0It- 1wt 5G9mBOR8rEpBY2jAo/view |
Clip 4 | Cách quay video giảng bài có mặt giáo viên trên nền màn hình máy tính | https://drive.google.com/file/d/1IpO6EgG4vLE RHOofS9kRLuPvCgMZ0I37/view |
Bảng 3. Kế hoạch bài dạy phục vụ giảng dạy tích hợp lí thuyết và thực hành
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÍCH HỢP
THÔNG TIN BÀI HỌC
Vận dụng PP&KT dạy học hợp tác nhóm trong dạy học địa lí | |
2. Học phần/ mô-đun | Phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông |
3. Thời lượng | 5 giờ học tín chỉ (50 phút/1 giờ) |
4. Đối tượng | Sinh viên năm thứ tư |
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi kết thúc bài học này người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, kĩ thuật kĩ thuật tổ chức, ưu điểm, hạn chế của dạy học hợp tác nhóm
Thực hành được các thao tác tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong dạy học Địa lí
Lựa chọn được KTDH phù hợp với dạy học hợp tác nhóm trong dạy học Địa lí
Thực hiện được các thao tác, kĩ thuật tổ chức các KTDH nhóm
Kết hợp được dạy học nhóm và kĩ thuật phù hợp để tổ chức một hoạt động học tập cho một nội dung địa lí trong chương trình 2018.
CHUẨN BỊ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
Giảng viên: Chuẩn bị bài giảng, các phiếu tài liệu của kĩ thuật công đoạn,
Sinh viên: Tài liệu học tập, phương tiện thảo luận nhóm, máy quay/ điện thoại có chức năng quay phim
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
Phương pháp dạy học vi mô
Phương pháp huấn luyện
Phương pháp dạy học tình huống
Kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, công đoạn, X/Y/Z
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Phương pháp dạy học | Phương án đánh giá | Thời gian (phút) | |
Khởi động | - Mục tiêu: Hiểu được vai trò của học tập hợp tác và kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận nhóm - Cách thức thực hiện: + GiV sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để tổ chức cho SV thảo luận một vấn đề mở với câu hỏi: Tại sao hiện nay GV thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lí? + Trên cơ sở câu trả lời của các nhóm, GiV hệ thống hóa vai trò, tác dụng của dạy học hợp tác + GiV tổ chức cho SV thảo luận nối tiếp với các câu hỏi: Những PP&KT dạy học nào được áp dụng trong hoạt động học tập mà các em vừa trải nghiệm? Câu hỏi này nhằm giúp SV thấy được sự kết nối phương pháp thảo luận nhóm với KTDH phù hợp. | - PPĐG: + Đánh giá thông câu trả lời và thảo luận + Đánh giá thông qua quan sát quá trình thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn - Công cụ đánh giá: + Câu hỏi | 30 |
Giải quyết vấn đề | Tình huống xuất phát: “Giả sử để HS thực hiện được yêu cầu cần đạt: “Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới” (Chương trình địa lí THPT 2018 – lớp 10), anh/chị hãy lựa chọn PPDH phù hợp cùng với những KTDH hỗ trợ để tổ chức hoạt động học cho HS” | - Đánh giá thông qua mức độ SV hiểu về nhiệm vụ trong tình huống | 15 |
HĐ 1. Tìm hiểu về dạy học hợp tác và các kĩ thuật tổ chức thảo luận nhóm | - Mục tiêu: + Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng của dạy học hợp tác + Liệt kê được các kĩ thuật tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học hợp tác - Nhiệm vụ của học viên: + Nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập + Hình thức: Nhóm nhỏ + Sản phẩm: Bài trình bày về PP&KT học tập hợp tác dưới hình thức sơ đồ tư duy - PP&KT dạy học: | - PPĐG: + Đánh giá thông qua sản phẩm sơ đồ tư duy về PP&KT dạy học hợp tác + Đánh giá thông qua quan sát quá trình thực hiện kĩ thuật công đoạn trong nhóm - Công cụ đánh giá: | 45 |
+ Đàm thoại kết hợp đàm thoại gợi mở + Tổ chức thảo luận nhóm + Kĩ thuật công đoạn, sơ đồ tư duy - Phương tiện dạy học: bài trình chiếu ppt | + Tiêu chí đánh giá sơ đồ tư duy | ||
HĐ 2. Tổ chức hoạt động học vận dụng PP&KT học tập hợp tác | - Mục tiêu: Vận dụng được dạy học hợp tác và KTDH phù hợp để tổ chức hoạt động học cho một nội dung địa lí cụ thể - Nhiệm vụ của học viên: + Thảo luận nhóm để giải quyết tình huống xuất phát + Hình thức: Nhóm nhỏ + Sản phẩm: Kế hoạch tổ chức hoạt động học - PP&KT dạy học: + Phương pháp tình huống + Phương pháp vi mô - Phương tiện dạy học: tình huống, bài trình chiếu ppt | - PPĐG: + Đánh giá thông qua sản phẩm: kế hoạch tổ chức hoạt động + Đánh giá thông qua quan sát hoạt động nhóm - Công cụ đánh giá: + Tiêu chí đánh giá kế hoạch tổ chức hoạt động | 100 |
Kết luận | - Mục tiêu: Đánh giá đươc việc vận dụng được dạy học hợp tác và KTDH phù hợp để tổ chức hoạt động học cho một nội dung địa lí cụ thể - Nhiệm vụ của SV: + Tự đánh giá và đánh giá cho nhóm bạn về chất lượng áp dụng PP&KT học tập hợp tác + Hình thức: Nhóm nhỏ + Sản phẩm: Bản phản hồi kết quả theo hướng dẫn của kĩ thuật X/Y/Z - PP&KT dạy học: + Đàm thoại kết hợp đàm thoại gợi mở + Kĩ thuật X/Y/Z - Phương tiện dạy học: Bài trình chiếu ppt | - PPĐG: + Đánh giá thông qua sản phẩm: bản phản hồi kết quả hoạt động + Đánh giá đồng đẳng + Đánh giá qua quan sát - Công cụ đánh giá: + Tiêu chí | 50 |
Hướng dẫn tự học | Bài tập: + Vận dụng dạy học hợp tác và KTDH nhóm để thiết kế hoạt động học cho một nội dung cụ thể trong một bài học/ chủ đề môn địa lí + Thực hành tổ chức hoạt động trong nhóm tại phòn thực hành NVSP theo hướng dẫn của quy trình thực hành bên ngoài lớp học + Nộp video giảng tập cuối cho GiV để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. | - PPĐG: + Đánh giá thông qua sản phẩm: video tổ chức hoạt động học - Công cụ đánh giá: Tiêu chí | 10 |
PHỤ LỤC
PL1. Các phiếu tổ chức kĩ thuật công đoạn
PHIẾU SỐ 2 Dạy học hợp tác có những đặc điểm gì? Những đặc điểm của Dạy học hợp tác: - DH hợp tác giúp mỗi thành viên trong nhóm cùng làm việc với nhau, hướng tới một mục đích học tập chung, một nhiệm vụ chung cần giải quyết. - DH hợp tác tạo ra sự tác động tương hỗ qua lại trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm theo mối quan hệ hai chiều, không qua trung gian. - DH hợp tác đặt người học vào vị trí chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm kiến thức. - DH hợp tác tạo ra môi trường học tập thân thiện, thoải mái, dễ chịu và vui vẻ. - DH hợp tác đòi hỏi mỗi thành viên đều phải có ý thức trách nhiệm và sự tự giác cao - DH hợp tác tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp và khả năng hợp tác. DH hợp tác theo nhóm tạo môi trường lí tưởng cho người học phát triển kĩ năng giao tiếp và khả năng hợp tác. - DH hợp tác giúp cho người học có cơ hội phát triển NL giao tiếp, NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và các PC chủ yếu trong CT GDPT 2018. |
PHIẾU SỐ 3 Quy trình tổ chức dạy học hợp tác như thế nào? Quy trình tổ chức dạy học hợp tác: Bước 1. Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng DH hợp tác Bước 3. Tổ chức DH hợp tác: - GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc vấn đề cần tìm hiểu, cần giải quyết cho lớp - Phân công nhóm học tập và phân công vị trí hoạt động nhóm (mỗi nhóm nên từ 2 – 4 HS) - Giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh - Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá - GV nhận xét và tổng kết |
PHIẾU SỐ 4 Dạy học hợp tác cần những điều kiện gì? Điều kiện của Dạy học hợp tác: - Phòng học có đủ không gian. - Nhiệm vụ học tập đủ khó. - Thời gian đủ để HS làm việc nhóm và trình bày kết quả. - HS cần có các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội. |
PHIẾU SỐ 5 Những kĩ thuật thảo luận nhóm nào được sử dụng trong Dạy học hợp tác? Những kĩ thuật thảo luận nhóm có thể sử dụng trong Dạy học hợp tác: 1. Kĩ thuật Các mảnh ghép 2. Kĩ thuật Khăn trải bàn 3. Kĩ thuật Ủng hộ - Phản đối 4. Kĩ thuật Phòng tranh 5. Kĩ thuật KWL 6. Kĩ thuật XYZ |
PL2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm sơ đồ tư duy
Mô tả | Điểm | Cho Điểm | |
Nội dung | Trình bày đầy đủ, chính xác nội dung các tiêu chí của phương pháp dạy học hợp tác (Khái niệm, đặc điểm, quy trình, điều kiện) một cách logic, chặt chẽ | 0 – 6.0 | |
Liệt kê chính xác các kĩ thuật tổ chức thảo luận nhóm (ít nhất 4 kĩ thuật) | 0 - 2.0 | ||
Hình thức | Lựa chọn hình thức thể hiện sơ đồ tư duy trực quan | 0 – 1.5 | |
Thiết kế sáng tạo, thẩm mĩ | 0 – 0.5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10 |
PL3. Sơ đồ tư duy về PP&KT dạy học hợp tác