Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Nông Ngiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Tây Quảng Ninh Năm 2016 - 2018


- Doanh số chi trả kiều hối: Năm 2016 đạt 300 triệu đồng. Năm 2017 đạt 300 triệu đồng, bằng 100% so năm 2016. Năm 2018 đạt 300 triệu đồng, bằng 100% so

năm 2017


- Doanh số phát hành thẻ: Năm 2016 đạt 800 triệu đồng. Năm 2017 đạt 800 triệu đồng, bằng 100% so năm 2016. Năm 2018 đạt 500 triệu đồng, giảm 300 triệu

đồng (giảm 37,5%) so năm 2017


- Doanh số E - Banking: Năm 2016 đạt 500 triệu đồng. Năm 2017 đạt 800 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng (tăng 60%) so năm 2016. Năm 2018 đạt 900 triệu đồng, tăng 100 triệu đồng (tăng 13%) so năm 2017

- Doanh số ngân hàng bảo hiểm: Năm 2016 đạt 1.700 triệu đồng. Năm 2017 đạt 2.600 triệu đồng, tăng 900 triệu đồng (tăng 53%) so năm 2016. Năm 2018 đạt

3.300 triệu đồng, tăng 700 triệu đồng (tăng 27%) so năm 2017


* Công tác tài chính


Bảng 2.2: Lợi nhuận của Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018

Đơn vị: Tỷ VND


Năm


Chỉ tiêu


2016


2017


2018

Tổng thu

294

357,7

431,9

Tổng chi

224

279

343

Lợi nhuận khoán tài chính

70

78,7

88,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh - 7


Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018

Nhờ việc thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, trong các năm qua NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh tiếp tục đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ.


Đơn vị: Tỷ VND



90

80 70

70

60

50

40

30

20

10

0


78.7

88.9


Lợi nhuận khoán tài chính

2016 2017 2018


Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018

Lợi nhuận khoán tài chính thu được năm 2017 tăng 8,7 tỷ đồng (tăng 12,8%) so năm 2016. Năm 2018 tăng 10,2 tỷ đồng (tăng 13%) so năm 2017, đây là mức tăng trưởng khá so với toàn hệ thống NHNo Việt Nam và so với các TCTD trên địa bàn. Lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng đã góp phần đảm bảo thu nhập và các chế độ cho CBCNVC trong chi nhánh.

* Công tác kế toán và an toàn tài sản


- Công tác kế toán


Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ về công tác hạch toán kế toán; hạch toán kịp thời, chính xác, đúng tính chất tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thực hiện quản lý, trích lập khấu hao, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng quy định; tổng hợp, lưu giữ hồ sơ chứng từ kịp thời, đúng chế độ

Tăng cường thu, thực hiện tiết kiệm chi phí, tiết giảm các khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo quỹ tiền lương cho CBCNVC

- Công tác an toàn tài sản


Đảm bảo thu chi tiền mặt, an toàn tài sản tiền bạc tại quầy giao dịch, tại phòng giao dịch, ATM, tại các thanh toán viên giao dịch một cửa và trên đường điều chuyển. Thực hiện mua sắm mới, sửa chữa thay thế trang thiết bị đảm bảo trang bị đầy đủ cho cán bộ công nhân viên chức công cụ, dụng cụ trong quá trình làm việc.

Thực hiện tốt công tác an ninh trật tự an toàn tài sản, phòng chống cháy nổ. Bố trí lực lượng bảo vệ an ninh 24/24 giờ/ngày; phân công cán bộ lãnh đạo trực tăng cường trong các ngày nghỉ lễ tết, mưa bão; trang bị các phương tiện bảo vệ đầy đủ, đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra. Phối hợp với lực lượng Công an bảo vệ trong quá trình điều chuyển vốn.

* Các mặt công tác khác


Tăng cường công tác tuyên truyền tiếp thị, quảng bá xây dựng hình ảnh thương hiệu NHNo Việt Nam, với quan điểm xuyên suốt "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", "Hết việc mới hết giờ" nên NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn quan tâm cải tiến lề lối tác phong giao dịch, nhất là bộ phận giao tiếp với khách hàng và luôn được khách hàng đánh giá cao

Thực hiện ban hành các văn bản theo phân cấp đảm bảo cho quá trình hoạt động; nghiêm túc chấp hành quy trình trong các khâu nghiệp vụ

Giao khoán các chỉ tiêu cụ thể chi tiết đến từng phòng tổ, cá nhân người lao động về chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, thu dịch vụ… làm cơ sở phân loại, xếp loại lao động cho việc khen thưởng và chi lương.

2.2.2. Thực trạng nợ xấu và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh

2.2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh thời gian từ năm 2016 - 2018

Để hiểu rõ về chất lượng tín dụng và nợ xấu, có thể xem xét tổng quát thực trạng nợ xấu của NHNo Tây Quảng Ninh theo bảng dưới đây:


Bảng 2.3: Nợ xấu và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ VND


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Nợ xấu

9

31

48

Tổng Dư nợ

3.413

3.994

4.459

Nợ xấu /Tổng Dư nợ (%)

0,26%

0,78%

1,08%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018

Có thể thấy giai đoạn 2016 - 2018 nợ xấu đều tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể nợ xấu năm 2017 là 31 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng (tăng 0,52%) so năm 2016, chiếm 0,78%/tổng dư nợ. Năm 2018 là 48 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng (tăng 0,3%) so năm 2017, chiếm 1,08%/tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ luôn ở mức thấp dưới mức cho phép (mức quy định của NHNo Việt Nam là <2,5%/ tổng dư nợ)

Đơn vị: tỷ VND


48

31

9

50


40


Tổng Nợ xấu

30


20


10


0

2016 2017 2018


Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016-2018

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018


Nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh như sau (xem biểu đồ 2.4): Năm 2017, nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng 96,8%/tổng dư; nợ nhóm 2 chiếm 2,45%/tổng dư nợ và nhóm nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) được kiểm soát ở mức 0,78%/tổng dư nợ, so với tỷ lệ nhóm nợ xấu của năm 2016 là 0,26% thì tỷ lệ nợ xấu năm 2017 tăng 0,52% chủ yếu do một số khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ không trả được nợ theo các kỳ hạn đã định. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN. Do vậy, năm 2017, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro theo quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng năm 2017 để xử lý nợ là 5,5 tỷ đồng. Sau xử lý bằng dự phòng, việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được triển khai quyết liệt. Năm 2017, khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng là 3,5 tỷ đồng.

Sang đến năm 2018, nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh tiếp tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể là: nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng 94,86%/tổng dư; nhóm 2 chiếm 4,06%/tổng dư nợ và nhóm nợ xấu (nhóm 3-5) chiếm 1,08%/tổng dư nợ, so với tỷ lệ nhóm nợ xấu của năm 2017 tăng 0,3%. Với quan điểm thận trọng, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích lập đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2018, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro tín dụng với tổng số tiền hạch toán vào chi phí là 40 tỷ đồng, bằng 100% so với chi phí dự phòng năm 2017. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trên địa bàn gặp khó khăn, một số ngành mũi nhọn như than, xi măng sản xuất bị đình trệ do không tiêu thụ được sản phẩm, lượng hàng hóa tồn kho lớn. Mặt khác do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh phát sinh đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh phải điều


chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp nên dẫn đến nợ xấu tăng cao

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh từ năm 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD



Chỉ tiêu

Năm

Năm 2017 so với

năm 2016

Năm 2018 so

với năm 2017

2016

2107

2108

Tuyệt

đối

% Tăng

trưởng

Tuyệt

đối

% Tăng

trưởng

Tổng dư nợ quy VNĐ

3.413

3.994

4.459

581

17%

465

11,6%

1. Theo loại tiền:

3.413

3.994

4.459

581

17%

465

11,6%

- VND

3.413

3.994

4.459

581

17%

465

11,6%

- Ngoại tệ (quy USD)

0

0

0





2. Theo thời gian:

3.413

3.994

4.459

581

17%

465

11,6%

- Ngắn hạn

1.734

2.226

2.722

492

28,4%

496

22,3%

- Trung dài hạn

1.680

1.768

1.737

88

5,2%

-31

-1,75%

3. Nợ xấu:








- Tổng nợ xấu

9

31

48

22

244,4%

17

54,8%

- Tỷ lệ nợ xấu

0,26%

0,78%

1,08%

0,52%


0,3%



Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018

Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là số lượng các TCTD được mở ra tại địa phương ngày càng gia tăng, làm phân tán nguồn tiền vì TCTD nào cũng cố giành giật thị phần và muốn tăng trưởng quy mô tín dụng (do hầu hết vẫn còn là quy mô nhỏ nhưng vẫn cam kết cho vay đầu tư đa dạng), trong khi khả năng huy động vốn còn yếu. Vì vậy, dẫn tới nguồn vốn huy động được của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh bị ảnh hưởng đáng kể. Mặt khác do cạnh tranh giữa các


TCTD trên địa bàn để chiếm lĩnh thị phần, khách hàng nên có lúc có chỗ phải lới lỏng quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, một số cán bộ của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năng lực hạn chế, khi cho vay vẫn còn có lúc chưa thẩm định kỹ các điều kiện về tài sản bảo đảm, nhất là khâu định giá trị thế chấp, về năng lực tài chính, về phương án khả thi, thậm chí cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, khiến ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay nên dẫn đến nợ xấu tiếp tục tăng cao

Một nguyên nhân nữa là sự vào cuộc của các cơ quan bảo vệ pháp luật có lúc, có thời điểm chậm trễ chưa được kịp thời, nhất là đối với các khoản nợ xấu khách hàng vay chống đối không chịu bàn giao tài sản, bỏ trốn, chết… phải thông qua con đường khởi kiện nên việc thu hồi tài sản để bán đấu giá gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó thị trường bất động sản trên địa bàn sau một thời gian sôi động nhưng đến giai đoạn này bị trầm lắng, nhu cầu người mua không nhiều dẫn đến việc bán đấu giá bất động sản khó khăn, trường hợp nếu có bán được tài sản giá trị thu được rất thấp chỉ đủ bù đắp số dư nợ tiền vay.

Đó là những nguyên nhân khách quan, còn xét về phía chủ quan: mặc dù nợ xấu trong giai đoạn 2016 - 2018 có tăng, tuy nhiên với sự điều hành sáng tạo, linh hoạt, kiên trì của mình, NHNo Chi nhánh Tây Quảng luôn kiên định thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. quản trị rủi ro… Kết quả là chất lượng tín dụng của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn duy trì ở mức thấp. Đến 31/12/2018 tỷ lệ nợ xấu là 1,08% - thấp hơn nhiều so với mức quy định của NHNo Việt Nam cho phép là 2,5%. Về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, đến thời điểm 31/12/2018, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2018 là 50 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 33 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 17 tỷ đồng. Trong năm 2018, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và số tiền thu hồi được ghi vào thu nhập bất thường là 9 tỷ đồng.

47


Bên cạnh đó, nếu xét theo việc áp dụng phân loại theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN để phân loại nợ, kết quả phân loại nợ từ năm 2016 - 2018 cho thấy chất lượng tín dụng tại NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn được đảm bảo, tỷ trọng từng nhóm nợ trên tổng dư nợ tại các thời điểm như Bảng 2.5

Bảng 2.5: Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN

Đơn vị: Tỷ VND


Năm

Chỉ tiêu

31/12/2016

31/12/2017

31/12/2018

Số dư

%

Số dư

%

Số dư

%

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

3.267

95,72

3.865

96,77

4.230

94,86

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

137

4,01

98

2,45

181

4,06

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

1

0,03

2

0,05

2

0,05

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

3

0,09

24

0,60

11

0,25

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)


5


0,15


5


0,13


35


0,78

Tổng dư nợ

3.413


3.994


4.459

100%


Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018

Bảng 2.5 cho thấy nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh qua các năm 2016 - 2018 đều chiếm tỷ lệ rất lớn. Còn nợ xấu (gồm nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có biến đổi cụ thể qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác xử lý nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn được quan tâm thực hiện và đã phần nào phát huy được hiệu quả của mình.

Cụ thể trong năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ so với năm 2016, nguyên nhân chủ yếu do việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2024