Quản Lý Dạy Học Nội Dung Giáo Dục Địa Phương

cho những HS kém. Họ cũng dành cho âm nhạc, nghệ thuật, dân tộc học 1 giờ/tuần. Phụ huynh và HS có thể chọn những môn học thiết kế, sử dụng thời gian tăng cường cho việc học hoặc tham gia các hoạt động động đồng phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. [40]

Tác giả Kim Jin Sook, trong bài viết Sự liên hệ giữa sáng tạo và đổi mới: trường hợp chương trình Hàn Quốc đã mô tả sự thay đổi chương trình địa phương theo chương trình quốc gia 2009. Ông mô tả bằng mô hình vị trí của chương trình quốc gia, địa phương và chương trình nhà trường như sau:

Chương trình quốc gia:

Bộ giáo dục, khoa học và công nghệ

Tổ chức và hướng dẫn bổ sung (17 đơn vị Sở giáo dục Thủ đô và

tỉnh, tổ chức điều hành GDĐP)

Chương trình cơ bản của nhà trường (11360 trường phổ thông và 8538

trường mầm non)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 3

Trong đó, chương trình quốc gia được quyết định và ban hành bởi Bộ Giáo dục. Chương trình giáo dục cấp độ địa phương thiết lập bởi người quản lí, giám sát của GDĐP. Năm 2009 ban hành chương trình quốc gia của Bộ giáo dục. Tuy nhiên điểm thay đổi quan trọng ở chương trình địa phương: Mở rộng khuyến khích chương trình nhà trường. Cách thức tổ chức của Hàn Quốc như sau: Bộ giáo dục có 2 người phụ trách chương trình địa phương. Mỗi Sở giáo dục tỉnh có khoảng 20 cố vấn cho trường trung học, trong đó cố vấn cho chương trình nhà trường có 2 người, từ đó ở cấp phòng cũng sẽ có nhân sự phụ trách như vậy tạo nên một hệ thống từ trên xuống chịu trách nhiệm giám sát chương trình địa phương và chương trình nhà trường. Những sự thay đổi chương trình nhà trường còn đáp ứng nhiều chính sách của quốc gia. Thậm chí họ còn có giải thưởng trường học xuất sắc “Excellent school, diserve curricula”. Trong đó chương trình địa phương tập trung vào các vấn đề:

(1) Nhiều hoạt động hơn trong phạm vi chương trình và sau chương trình nhà trường

(2) Nhiều người tham dự hơn sau chương trình nhà trường

(3) Nhiều chương trình giáo dục nghệ nghiệp cho HS cấp 2

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Đi sâu vào hoạt động quản lý dạy học chúng ta có thể nhận biết qua các tác giả: Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về QLGD, Trường CBQL - Hà Nội; Bùi Minh Hiền (Chủ biên) 2006, QLGD, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội; Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Hoàng Hà, Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Giáo dục, 2013; Ninh Văn Bình, Biện pháp quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2008; Nguyễn Văn Châu, Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sỹ Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003…

Nghiên cứu đề xuất xây dựng nội dung chương trình Văn học địa phương ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học được tác giả Bùi Thanh Truyền đề cập đến trong bài viết Chương trình Văn học địa phương với định hướng dạy học phát triển năng lực ở trường phổ thông sau năm 2015 [36].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều nội dung về quản lý dạy học nói chung ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứng với những khoảng thời gian nhất định. Vấn đề nội dung GDĐP đã được các tổ chức, các nhà giáo dục, các nhà quản lí giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu nhưng vấn đề quản lí dạy học nội dung GDĐP thì ít được các nhà quản lí quan tâm nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan theo Từ điển tiếng Việt phổ thông [34]:

Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, vì vậy có nhiều định nghĩa về khoa học quản lý, tùy thuộc theo quan điểm tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau.

Theo điều khiển học: Quản lý là quá trình điều khiển của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã định.[dẫn theo 10]

Theo quan điểm của kinh tế học: Quản lý là sự tính toán, sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.[dẫn theo 39]

Theo tác giả F.W Taylor: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.[13]

Theo H.Koontz thì khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức).[15]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của người lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến.[17]

Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.[23, tr.32]

Như vậy, có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục đích quản lý.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường”.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục (QLGD) là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa cho thế hệ trẻ.

Như vậy, có thể nói, QLGD về thực chất là quản lý có hiệu quả chất lượng giáo dục (bao gồm dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các tác động có mục đích, có kế hoạch, qua các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

1.2.3. Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức xã hội, ở đó tiến hành quá trình dạy học và giáo dục. Hoạt động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy học và giáo dục, đó là hoạt động có tổ chức, có nội dung, có phương pháp và phương tiện, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà giáo dục, có sự hoạt động tích cực, tự giác của người học.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [17, tr.23].

Như vậy, quản lý nhà trường chính là QLGD nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. Quản lý nhà

trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác. Ở đây những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

Theo Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý nói chung, đồng thời nó có những nét đặc thù riêng. Quản lý nhà trường khác với các quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người GV, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục. Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo nên của nhà trường là nhân cách của HS được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận” [32, tr.43].

Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Thông qua quá trình quản lý làm sao đưa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần đạt các mục tiêu giáo dục. Các hoạt động trong nhà trường bản thân nó đã có tính giáo dục song cần có sự quản lý, tổ chức chặt chẽ mới phát huy được hiệu quả.

Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hóa trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách HS. Để thực hiện mục tiêu này, người CBQL phải tiến hành các hoạt động quản lý: xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ GV, tạo lập và duy trì tốt mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội, thực hiện dân chủ hóa trong quản lý nhà trường và các hoạt động khác.

Như vậy, quản lý nhà trường là việc người quản lý xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được so với yêu

cầu và chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân cách HS.

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học

Theo thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Mỗi hoạt động có mục đích, chức năng, nội dung và phương pháp riêng nhưng chúng có gắn bó mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau do hai chủ thể thực hiện đó là thầy và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách cho HS.

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, người lãnh đạo và tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể là đội ngũ GV. Cho nên quản lý tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng, sản phẩm giáo dục.

Quản lý hoạt động dạy và học là đồng thời quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của HS. Yêu cầu của quản lý dạy và học là phải quản lý các thành tố của quá trình dạy học, trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ, hài hòa, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học. Quy trình đó có tính tuần hoàn từ khâu soạn bài, giảng bài và tạm thời kết thúc ở khâu đánh giá kết quả học tập của HS. Cho nên quản lý hoạt động dạy và học thực chất là quản lý một số thành tố của quá trình dạy học, bao gồm: hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS.

1.2.5. Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương

Quản lý dạy học nội dung GDĐP là một bộ phận trong quản lý dạy học giáo dục phổ thông. Quản lý dạy học nội dung GDĐP là quá trình chủ thể quản

lý tác động lên đối tượng quản lý (quá trình dạy học nội dung GDĐP cùng các thành tố) có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu giáo dục của từng cấp học nói riêng.

Quản lý dạy học nội dung GDĐP là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý (quá trình dạy học nội dung GDĐP được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) qua đó khơi dậy, bồi đắp lòng tự hào truyền thống lịch sử, văn hóa, tình yêu con người, quê hương, đất nước trong mỗi HS, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu giáo dục nhân cách thế hệ trẻ của xã hội.

1.3. Dạy học nội dung giáo dục địa phương ở trường trung học cơ sở

1.3.1. Khái quát nội dung giáo dục địa phương trong chương trình dạy học cấp trung học cơ sở

Để tổ chức việc dạy học nội dung GDĐP, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006, quy định về nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy, thời lượng cho từng phân môn ở các khối lớp về kiến thức GDĐP; Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH, ngày 07/7/2008 về Hướng dẫn thực hiện nội dung GDĐP ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 -2009”[4].

Việc đưa nội dung kiến thức GDĐP vào giảng dạy nhằm giúp HS hiểu về địa phương và hiểu sâu hơn về kiến thức chung. Nội dung GDĐP góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phương trong các bài dạy còn phải thực hiện nội dung GDĐP ở các phần sau đây:

- Giảng dạy các tiết học (bài, môđun, chủ đề...) đã quy định dành cho GDĐP;

- Đưa nội dung GDĐP thành nội dung bài dạy của tiết học (bài mô đun, chủ đề...) được Bộ GD&ĐT hướng dẫn dành cho GDĐP.

Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành đã quy định một số nội dung GDĐP ở một số môn học. Để thực hiện nội dung đó, các sở

GD&ĐT chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại HS cuối học kỳ và cuối năm học.

Về tổ chức thực hiện nội dung GDĐP

- Chuẩn bị tài liệu dạy học: Tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần tập hợp các chuyên gia, cán bộ khoa học công nghệ, các nhà hoạt động văn hoá, nghệ sỹ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu về địa phương tham gia biên soạn, thẩm định tài liệu GDĐP thuộc các môn học.

- Về tổ chức dạy học: Hướng dẫn GV căn cứ tài liệu đã được phê duyệt để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy.

- Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học. Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh.

- Về kiểm tra, đánh giá: Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá như các phần khác trong chương trình bộ môn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại HS từng học kì và cuối năm học.

1.3.2. Nội dung giáo dục địa phương trong chương trình môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý ở trường trung học cơ sở

Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định về “chương trình giáo dục phổ thông” (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông), trong đó đã xác định một số nội dung GDĐP ở một số môn học. Để thực hiện nội dung đó, các sở giáo dục phải chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại HS cuối học kỳ và cuối năm học.

Từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD&ĐT đã đưa chương trình GDĐP vào chương trình THCS đan xen, lồng ghép trong các môn học như: Ngữ văn, Lịch

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí