Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 12


VD 11: Lần thứ nhất bạn Hoa đi mua 7 lon nước Bí và 20 chai nước Lavie cùng loại hết 115000 đồng. Lần thứ hai, bạn Hoa mua thêm 3 lon nước Bí và 5 chai nước Lavie cùng loại đó thì hết 35000 đồng. Tính giá một lon nước Bí và một chai nước Lavie cùng loại đó?

Tương tự, chúng ta có thể giải bài toán bằng cách: Gọi giá tiền một lon nước Bí là x

Giá tiền một chai nước Lavie là y Ta có :

7x+20y=115000

3x+5y=35000

Giải hệ phương trình, ta tìm được kết quả bài toán.

Tuy nhiên, SV ĐHSPTH phải chuyển tải lời giải bài Toán trong phạm vi kiến thức của HS Tiểu học. Có thể chuyển sang lời giải như sau:

Gọi lần mua thứ 3 của bạn Hoa bằng cách: gấp 4 lần số lượng mua lần thứ nhất Khi đó lần thứ 3, bạn Hoa mua 12 lon nước Bí và 20 chai nước Lavie cùng loại

hết 140000 đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Vậy lần thứ 3 mua nhiều hơn lần thứ nhất số tiền là: 140000 - 115000 = 25000 (đồng)

Và số nước Bí nhiều hơn lần thứ nhất là: 12 – 7 = 5 (lon)

Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 12

Vì số chai nước Lavie mua lần thứ 3 và lần thứ nhất là như nhau nên số tiền 25000đ của lần mua thứ 3 nhiều hơn lần 1 là số tiền của 5 lon nước Bí.

Giá tiền của một lon nước Bí là: 25000 : 5 = 5000 (đồng) Giá tiền mua 3 lon nước Bí là: 5000 x 3 = 15000 (đồng)

Giá tiền mua 5 chai nước Lavie là: 35000 – 15000 = 20000 (đồng) Giá tiền một chai nước Lavie là: 20000 : 5 = 4000(đồng)

Đáp số: 5000 đồng/ 1 lon nước Bí, 4000 đồng/1 chai nước Lavie

b) Trang bị kỹ năng tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học



* Một số nguyên tắc cơ bản để tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học

Nguyên tắc 1: Người thiết kế tình huống phải hiểu và nắm vững các phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức dạy học truyền thống và hiện đại.

Nguyên tắc 2: Người thiết kế tình huống phải nắm bắt đặc điểm tâm lý và kiến thức, KN, kinh nghiệm học tập của HS.

Nguyên tắc 3: Người thiết kế tình huống phải nắm vững ưu, nhược điểm của các cách phân chia nhóm.

Nguyên tắc 4: Thiết kế các tình huống dạy học Toán ở Tiểu học đảm bảo cho HS được tự hoạt động và bằng hoạt động của chính mình một cách tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức mới.

Nguyên tắc 5: Các tình huống đưa ra phải kích thích HS có nhu cầu giải quyết các tình huống.

Nguyên tắc 6: Các tình huống đưa ra phải chứa đựng nhiều cách giải quyết khác nhau trong chương trình học của HS Tiểu học.

Nguyên tắc 7: Các tình huống đưa ra phải mang tính vừa sức.

Nguyên tắc 8: Luôn ghi nhận những kết quả và thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp.

* Quy hình thành kỹ năng tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học

Bước 1: Xác định mục tiêu của tình huống dạy học.

Bước 2: Tìm hiểu vốn kiến thức, KN, vốn kinh nghiệm sẵn có của SV để giải quyết tình huống, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bước 3: Chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết cho bài học. Bước 4: Tổ chức.

Bước 5: Kiểm nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp.

c) Trang bị kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu

học



* Một số nguyên tắc cơ bản để vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu học

Nguyên tắc 1: Hiểu biết và sử dụng thành thạo máy tính điện tử trong việc khai thác tài liệu, dữ liệu và những phần mềm ứng dụng hỗ trợ bài giảng.

Nguyên tắc 2: Căn cứ mục tiêu chương trình, mục tiêu từng tiết dạy theo quy định. Tuân thủ quy định về nội dung, thời gian. Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh của trường cơ sở.

Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo trang thiết bị đầy đủ cho bài dạy sử dụng công nghệ thông tin.

Nguyên tắc 4: Luôn ý thức được công nghệ thông tin chỉ là phương tiện hiện đại sử dụng trong giảng dạy. Cần phối hợp một số phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, mục tiêu bài học và đặc điểm nhận thức, tâm lý và kiến thức, KN, kinh nghiệm sẵn có của SV. Các bài dạy được thiết kế ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo cho SV hoạt động một cách tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

Nguyên tắc 5: Luôn ghi nhận những kết quả và thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp trong bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

* Quy trình hình thành kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu học

Bước 1: Nghiên cứu nội dung và xác định mục tiêu của bài học.

Bước 2: Tìm hiểu vốn kiến thức, KN, vốn kinh nghiệm sẵn có của SV. Từ đó thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.

Bước 3: Chọn lựa và sử dụng các phần mềm và các công cụ của công nghệ thông tin để thực hiện ý tưởng bài dạy.

Bước 4: Tổ chức dạy bài học có ứng dụng công nghệ thông tin. Bước 5: Kiểm nghiệm kết quả và điều chỉnh bài soạn cho phù hợp.

d) Trang bị kỹ năng vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học

* Một số nguyên tắc cơ bản để vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học


Nguyên tắc 1: Hiểu biết và sử dụng thành thạo, linh hoạt sơ đồ tư duy trong việc học tập, nghiên cứu và soạn bài.

Nguyên tắc 2: Căn cứ mục tiêu chương trình, mục tiêu từng tiết dạy theo quy định. Tuân thủ quy định về nội dung, thời gian. Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh của trường cơ sở.

Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo trang thiết bị đầy đủ cho bài dạy sử dụng sơ đồ tư

duy.

Nguyên tắc 4: Luôn ý thức được sơ đồ tư duy chỉ là một phương tiện kỹ thuật

hiệu quả trong việc dạy – học. Cần phối hợp một số phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài học, mục tiêu bài học và đặc điểm nhận thức, tâm lý và kiến thức, KN, kinh nghiệm sẵn có của SV. Các bài dạy được thiết kế ứng dụng sơ đồ tư duy phải đảm bảo cho SV hoạt động một cách tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

Nguyên tắc 5: Luôn ghi nhận những kết quả và thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp trong bài dạy có ứng dụng sơ đồ thông tin.

* Quy trình hình thành kỹ năng vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học

Bước 1: Nghiên cứu nội dung và xác định mục tiêu của bài học.

Bước 2: Biểu diễn nội dung bài học và vị trí nội dung bài học trong mảng kiến thức của chương trình bản sơ đồ tư duy. Sử dụng phương pháp TMT để biểu diễn mức độ yêu cầu HS trong từng phần trong bài học.

Bước 3: Tìm hiểu vốn kiến thức, KN, vốn kinh nghiệm sẵn có của SV. Từ đó thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.

Bước 4: Chọn lựa và sử dụng nội dung bài học và thời gian sử dụng sơ đồ tư duy để thực hiện ý tưởng bài dạy.

Bước 5: Tổ chức dạy bài học có ứng dụng sơ đồ tư duy.

Bước 6: Kiểm nghiệm kết quả và điều chỉnh bài soạn cho phù hợp.

3) Một số quy trình dạy học phát triển nhóm kỹ năng hoạt động cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học


Như đã phân tích trong chương 1, chúng tôi chia chương trình Toán đào tạo giáo viên Tiểu học hệ đại học thành 2 nhóm chính là nhóm toán cơ bản và Toán phương pháp. Nhóm Toán cơ bản gồm các học phần như: Toán học 1, Toán học 2, Toán học 3, Toán học 4, Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán. Nhóm Toán phương pháp gồm các học phần như: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 1, Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 2. Mỗi học phần Toán có những đặc thù riêng, có phương pháp tiếp cận và nghiên cứu riêng. Tuy nhiên khi tổ chức cho SV ĐHSPTH THT, chúng tôi quan tâm đến mức độ vừa sức trong mỗi bài học để SV có khả thể tự học chúng. Nhìn chung nội dung các học phần Toán giảng dạy cho SV ĐHSPTH đảm bảo những kiến thức cơ bản, vừa sức và mang tính định hướng sư phạm. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy SV vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành tự học nội dung học phần Toán học 1, Toán học 2 và Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán. Khi khảo sát nội dung các học phần, chúng tôi có thể phân làm hai loại nội dung theo mức độ đơn giản và phức tạp của hoạt động tự học. Loại nội dung thứ nhất là loại nội dung bài học SV có thể tự học và tự giải quyết các bài tập vận dụng của nội dung đó. Loại thứ hai là loại phải có sự tổ chức của GV để SV tự học và hoàn thành các nhiệm vụ GV giao. Chúng tôi tập trung vào hai hình thức tự học có hướng dẫn trực tiếp và tự học có hướng dẫn gián tiếp của SV để đề xuất quy trình phát triển KN hoạt động THT như sau:

a) Tự học có hướng dẫn trực tiếp của giáo viên

Trên lớp, có sự hướng dẫn trực tiếp, tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của nội dung bài học, GV có thể lựa chọn tổ chức dạy học theo hai hình thức: hình thức dạy - tự học, tự hình thành kiến thức mới của SV và tự học - dạy - hình thành kiến thức mới của SV.

*) Quy trình dạy - tự học, tự hình thành kiến thức mới của SV Bước 1: Chuẩn bị

GV nghiên cứu mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng nhận thức. Từ nội dung bài học chuyển thể thành những tình huống có vấn đề.


GV thiết kế các tình huống sao cho phù hợp với đối tượng, thời gian và yêu cầu bài học; cụ thể hóa các tình huống bằng các phiếu giao nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện

GV yêu cầu SV nhắc lại bài học cũ và giới thiệu nội dung bài học mới một cách tóm tắt (sử dụng sơ đồ tư duy).

GV tổ chức chuyển giao tình huống đã thiết kế ở trên lớp sao cho SV chấp nhận tình huống như là tình huống nảy sinh của chính mình và bắt tay vào giải quyết tình huống.

SV đặt mình vào vị trí người nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra những tri thức “mới” - “hiểu biết cá nhân” bằng hành động của chính mình, SV đã tạo ra sản phẩm nhận thức ban đầu.

Thể chế hoá địa phương: Sau khi làm việc cá nhân, SV được thực hiện hoàn thiện các tình huống thông qua việc trao đổi nhóm tương tác để đi đến thống nhất chung. Sau đó thực hiện hợp tác để đi đến nội dung chính của bài học

Thể chế hoá chính thức thường diễn ra trên lớp sau khi SV đã thực hiện việc hợp tác - tương tác trong dạy học để hình thành một vốn kiến thức nhất định trong nội dung bài học. Ở pha này, các tri thức khoa học được tạo dựng, các KN TH tiếp tục được hoàn thiện dưới sự can thiệp chính thức của GV.

Củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống cụ thể, đặc biệt vận dụng những kiến thức bài học vào thực tiễn dạy học ở phổ thông.

Đưa ra những tình huống và vấn đề mới cho SV về nhà chuẩn bị.

Bước 3: Tổng kết, rút kinh nghiệm

GV cho SV nhận xét, đánh giá những kết quả thu được và những hạn chế trong quá trình thực hiện, tìm hiểu những nguyên nhân, cùng rút kinh nghiệm.

Từ những nguyên nhân đó, GV điều chỉnh dần những tình huống và cách thức tổ chức cho đạt hiệu quả cao hơn trong những bài học sau.

*) Quy trình tự học - dạy - hình thành kiến thức mới của sinh viên Bước 1: Chuẩn bị

GV giới thiệu vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, cấu trúc của học phần.


Giảng viên giới thiệu về kế hoạch học của học phần, phân bố nội dung và thời gian học phần. GV hướng dẫn hình thức và phương pháp cần thiết tổ chức dạy – học học phần.

GV tổ chức lớp tự chia nhóm, giới thiệu nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của các thành viên trong nhóm và đề nghị nhóm tự giới thiệu nhóm trưởng, thư ký.

GV phân các chuyên đề và nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị (có thể tiến hành tự chọn hoặc bắt thăm chuyên đề).

GV hướng dẫn tài liệu, các bước và cách thức làm việc của các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV đưa ra những tiêu chí đánh giá trong suốt học phần.

Bước 2: Thực hiện công việc chuẩn bị

Các nhóm trên lớp tự nghiên cứu và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên (nhóm trưởng thảo luận cả nhóm và phân công).

Sau đó, các thành viên trong nhóm tự hoàn thành nhiệm vụ cá nhân sau đó hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình.

Ngoài ra, các thành viên trong lớp đều phải chuẩn bị chu đáo cho chủ đề ngày hôm sau thảo luận bằng cách:

+ Nghiên cứu trước nội dung bài học (phần nào thắc mắc - ghi lại).

+ Hoàn thành hết bài tập trong phần bài học (phần nào không giải quyết được

– ghi lại).

+ Hệ thống hóa theo lớp các bài tập có thể sử dụng phương pháp đang TH để

giải.

+ Đề xuất thêm một bài tập (bài tập khó của tiểu học khi vận dụng kiến thức

bài học để giải quyết hoặc bài tập có thể khai thác bằng nhiều cách) hoặc một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học (ghi ra một tờ giấy nhỏ).

Bước 3: Tổ chức thảo luận

GV tổ chức cho SV nhắc lại nội dung bài học trước bằng cách SV cùng nhau xây dựng sơ đồ tư duy nội dung bài học trước theo nhóm (trình bày trên bảng hoặc ra giấy).


GV dành thời gian yêu cầu SV, đôi một dùng bút đỏ kiểm tra bài và nhận xét, chấm điểm ký tên vào vở của SV (GV cùng kiểm tra ngẫu nhiên).

GV yêu cầu SV đưa ra những thắc mắc hay những bài tập không giải quyết được trong quá trình tự học ở nhà (nếu có).

GV tổ chức cho nhóm báo cáo lên báo cáo nhắn gọn những kết quả nhóm nghiên cứu đạt được.

Sau khi nghe báo cáo xong, các nhóm thảo luận về những kết quả đã đạt được của nhóm báo cáo và những thắc mắc, bài tập chưa giải quyết và những bài tập, câu hỏi mới cúa các nhóm đưa ra.

GV chốt lại nội dung bài học. Gợi ý những kiến thức cần thiết để SV giải quyết các vấn đề (nếu cần). Nếu không đủ thời gian, GV có thể đưa các ý kiến, bài tập SV đề xuất thành vấn đề về nhà nghiên cứu cho SV, buổi sau giải quyết. Nếu còn thời gian, GV có thể đưa thêm một số tình huống đã chẩn bị để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của SV (hoặc có thể cho về nhà).

Bước 4: Đánh giá - nhận xét - rút kinh nghiệm

GV cho các nhóm tự nhận xét về tinh thần, thái độ và kết quả học tập của từng nhóm. Đồng thời để các nhóm tự có ý kiến rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho buổi học sau tốt hơn (việc này có thể ghi ra một tờ giấy nộp lại cho GV).

b) Tự học không có hướng dẫn trực tiếp của giảng viên

Thông thường, khi SV tự học không có hướng dẫn trực tiếp của GV là thời điểm SV tự học ở nhà, trên cơ sở những yêu cầu, nhiệm vụ GV giao cho. Khi GV giao nhiệm vụ cho SV thường có hai mục đích chính:

+ Yêu cầu SV tự học, tự nghiên cứu chuẩn bị cho bài mới.

+ Yêu cầu SV tự ôn tập bài vừa học và vận dụng kiến thức đã được học giải quyết các nhiệm vụ GV giao.

Tùy theo mục đích, SV có thể lựa chọn một trong hai quy trình tự học như

sau :


*) Quy trình tự học, tự nghiên cứu chuẩn bị bài mới

Bước 1: Xác định những nhiệm vụ GV yêu cầu.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí