Thực Trạng Tổ Chức Phát Triển Kỹ Năng Cho Giáo Viên

Số liệu khảo sát thể hiện ở bảng 2.9 cho thấy: Tất cả các nội dung trong việc tổ chức phát triển kỹ năng cho GV được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên không cao, nội dung được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên cao nhất mới chỉ đạt 23.5% số ý kiến được hỏi đó là các nội dung: “Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN với thế giới thực vật”; “Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN với thế giới động vật” và “Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN trong lao động (lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động trong thiên nhiên, lao động thủ công)”. Trong đó còn từ 11.8% đến 16.5 % số ý kiến được hỏi cho rằng tất cả các nội dung chưa bao giờ thực hiện. Như vậy, các nội dung phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của hiệu trưởng đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức độ trung bình.

Với mức độ thực hiện các nội dung trong tổ chức phát triển kỹ năng cho GV là không cao và song song với đó là các ý kiến đánh giá về chất lượng thực hiện các nội dung này cũng không cao tương ứng, trong đó nội dung được đánh giá kết quả thực hiện tốt nhất là nội dung "Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN trong lao động (lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động trong thiên nhiên, lao động thủ công)" mới chỉ có 25.9% số ý kiến đánh giá là tốt, bên cạnh đó vẫn còn có từ 11.8% đến 18.8% số ý kiến cho rằng các nhà trường đã thực hiện yếu tất cả các nội dung nêu trên. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng các nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên thường xuyên hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên nói riêng trong nhà trường.


Bảng 2.9: Thực trạng tổ chức phát triển kỹ năng cho giáo viên



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (% - 85 người)

Kết quả thực hiện (% - 85 người)

RTX

TX

ĐK

CBG

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

với hiện tượng tự nhiên

18

21.2

30

35.3

25

29.4

12

14.1

16

18.9

29

34.1

28

32.9

12

14.1

2

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

với sự kiện chính trị, xã hội

15

17.6

30

35.4

28

32.9

12

14.1

16

18.8

29

34.1

28

32.9

12

14.2

3

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

với thiên nhiên vô sinh

18

21.2

30

35.3

25

29.4

12

14.1

18

21.2

25

29.4

26

30.6

16

18.8

4

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

với thế giới thực vật

20

23.5

34

40

17

20

14

16.5

20

23.5

30

35.3

25

29.4

10

11.8

5

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

với thế giới động vật

20

23.5

34

40

17

20

14

16.5

20

23.5

30

35.3

25

29.4

10

11.8


6

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN trong lao động (lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động trong

thiên nhiên, lao động thủ công)


20


23.5


25


29.4


30


35.3


10


11.8


22


25.9


30


35.3


19


22.3


14


16.5

7

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

gắn với địa danh văn hóa lịch sử

15

17.6

30

35.3

28

32.9

12

14.2

16

18.8

28

32.9

28

32.9

13

15.4

8

Phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN

gắn với làng nghề truyền thống

15

17.6

30

35.3

28

32.9

12

14.2

16

18.8

28

32.9

28

33

13

15.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11


2.5.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên

Để nghiên cứu về nội dung này, chúng tôi đã xây dựng và sử dụng cấu trúc câu hỏi số 9 (phụ lục 1, 2), kết quả xử lý số liệu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (% - 85 người)

Kết quả thực hiện (% - 85 người)

RTX

TX

ĐK

CBG

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng và phổ biến văn bản quản lý về phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV

trong nhà trường


18


21.2


25


29.4


25


29.4


17


20


25


29.5


25


29.4


20


23.5


15


17.6


2

Chỉ đạo GV thực hiện nhiệm vụ phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN theo kế hoạch bồi

dưỡng của phòng giáo dục


22


25.9


25


29.4


23


27.1


15


17.6


25


29.4


25


29.5


20


23.5


15


17.6


3

Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện bồi dưỡng phát triển kĩ

năng tổ chức HĐTN cho GV theo nhiệm vụ năm học


20


23.6


25


29.4


25


29.4


15


17.6


20


23.5


25


29.5


25


29.4


15


17.6


4

Chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng phát triển kĩ năng tổ

chức HĐTN của GV


16


18.8


20


23.5


28


33


21


24.7


20


23.5


27


31.8


23


27.1


15


17.6


5

Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy GV phát triển kĩ năng tổ

chức HĐTN


16


18.8


20


23.5


28


32.9


21


24.8


20


23.5


27


31.8


23


27.1


15


17.6

Kết quả bảng khảo sát 2.10 cho thấy: Mức độ thực hiện việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV ở các trường mầm non thành phố Hạ Long của hiệu trưởng các nhà trường là không cao, cụ thể với các nội dung nêu ra thì mức độ thực hiện rất thường xuyên cao nhất theo đánh giá của các khách thể là với nội dung "Chỉ đạo GV thực hiện nhiệm vụ phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN theo kế hoạch bồi dưỡng của phòng giáo dục" đạt 22/85 (25.9%) ý kiến đánh giá, tất cả các nội dung còn từ 17.6% đến 24.8% ý kiến đánh giá là hiệu trưởng các nhà trường chưa bao giờ thực hiện, cùng với đó là kết quả thực hiện các nội dung này theo bảng khảo sát cũng chưa tốt, nội dung được thực hiện với kết quả tốt nhất "Xây dựng và phổ biến văn bản quản lý về phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV trong nhà trường” và nội dung “Chỉ đạo GV thực hiện nhiệm vụ phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN theo kế hoạch bồi dưỡng của phòng giáo dục" cũng chỉ có có 29.5% số ý kiến được hỏi đánh giá là kết quả thực hiện tốt, trong khi đó vẫn còn có 17.6% số ý kiến được hỏi đánh giá tất cả các nội dung trên đều thực hiện ở mức yếu. Để tìm hiểu kỹ về vấn đề này, chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường thì được biết: Cô Nguyễn Thị H cho rằng CBQL nhà trường chỉ chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV nhà trường khi có đoàn kiểm tra về hoặc vào các dịp tổ chức các chuyên đề về tổ chức HĐTN cho trẻ trong các nhà trường, còn hầu như là chưa được thực hiện thường xuyên và chất lượng thực hiện nhiều khi chỉ là hình thức chưa mang lại hiệu quả.

Với việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành như vậy cho thấy, trong thời gian tới CBQL các trường mầm non cần quan tâm hơn nữa tới công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục các nhà trường nói chung và HĐTN nói riêng.

2.5.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên

Khi nói về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong quản lý Lê Nin cho rằng quản lý mà không có kiểm tra coi như không quản lý. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả công tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên giúp hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Với câu hỏi số 10 (Phụ lục 1,2) gồm 5 nội dung cụ thể được đưa ra hỏi các khách thể khảo sát về mức độ và kết quả thực hiện, chúng tôi có số liệu ở bảng sau:

Phân tích nội dung bảng 2.11: Với kết quả xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa thường xuyên, chưa hiệu quả thì công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của HT các nhà trường ở bảng khảo sát bảng 2.10 cũng không cao. Cụ thể với mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá là rất thường xuyên, nội dung được đánh giá thường xuyên thực hiện tốt nhất là "Tổ chức hoạt động đánh giá của các chủ thể đánh giá (GV tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, CBQL đánh giá)" có 23.5% ý kiến đồng ý, tất cả các nội dung còn lại chỉ có từ 17.6% đến 21.2% ý kiến đánh giá là HT các nhà trường rất thường xuyên thực hiện. Cùng với đó là kết quả thực hiện, nội dung được thực hiện tốt nhất là "Tổ chức hoạt động đánh giá của các chủ thể đánh giá (GV tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, CBQL đánh giá)" cũng chỉ có 25.9% số ý kiến đồng ý, còn lại kết quả thực hiện với mức trung bình từ 22.3% đến 32.9% ý kiến đánh giá, thậm chí còn có từ 11.8% đến 16.5% số ý kiến cho rằng các nội dung này được HT các nhà trường thực hiện ở mức độ yếu.


Bảng 2.11: Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên



Nội dung

Mức độ thực hiện (% - 85 người)

Kết quả thực hiện (% - 85 người)

RTX

TX

ĐK

CBG

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Xây dựng mục tiêu và các tiêu chí đánh giá phù hợp mục tiêu phát triển kĩ năng

tổ chức HĐTN


18


21.2


30


35.3


25


29.4


12


14.1


16


18.8


29


34.1


28


32.9


12


14.2

Xây dựng nội dung đánh

giá sự phát triển kĩ năng của GV


15


17.6


30


35.3


28


32.9


12


14.2


16


18.8


28


32.9


28


32.9


13


15.4

Xây dựng các phương pháp

và hình thức đánh giá kĩ năng của GV


18


21.2


30


35.3


25


29.4


12


14.1


20


23.5


30


35.3


25


29.4


10


11.8

Tổ chức hoạt động đánh giá của các chủ thể đánh giá (GV tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, CBQL

đánh giá)


20


23.5


34


40


17


20


14


16.5


22


25.9


30


35.3


19


22.3


14


16.5

Sử dụng kết quả đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng,

phát triển chuyên môn liên tục cho GV


15


17.6


30


35.3


28


32.9


12


14.2


16


18.8


28


32.9


28


32.9


13


15.4


76

Qua trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết việc đánh giá kết quả thực hiện phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của HT thường chỉ được thực hiện vào cuối mỗi năm học và đôi khi chất lượng đánh giá chỉ mang tính hình thức chưa chỉ ra được mặt đạt được và chưa được của hoạt động, do vậy chưa tạo được động lực cho CBGV trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐTN của giáo viên.

2.5.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Công tác phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV trường mầm non có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV các trường mầm non thành phố Hạ Long, chúng tôi sử dụng câu 11 (phụ lục 1,2) trong phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của CBQL, GV. Kết quả thể hiện ở bảng 2.12:

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV MN thành phố Hạ Long‌


TT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng (%)

Rất ảnh hưởng

(85 người)

Ít ảnh hưởng

(85 người)

Không ảnh hưởng

(85 người)

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%


1

Nhận thức của CBGV về tầm

quan trọng của HĐTN, năng lực tự bồi dưỡng của GV


55


64.7


30


35.3


0


0

2

Phương pháp phát triển kỹ năng

tổ chức HĐTN cho giáo viên

50

58.8

25

29.4

10

11.8


3

Thời lượng, chương trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho

giáo viên


42


49.5


28


32.9


15


17.6

4

Điều kiện cơ sở vật chất

42

49.5

28

32.9

15

17.6

5

Sự quan tâm của CBQL các cấp

30

35.3

30

35.3

25

29.4

6

Sự phối hợp giữa các đơn vị

trong và ngoài nhà trường

26

30.6

28

32.9

31

36.5

Kết quả khảo sát cho thấy: Hai yếu tố "Nhận thức của CBGV về tầm quan trọng của HĐTN, năng lực tự bồi dưỡng của GV" và ''Phương pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV'' là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên ở các trưởng mầm non thành phố Hạ Long, có lần lượt 64.7% và 58.8% số ý kiến được hỏi đánh giá là rất ảnh hưởng. Sự đánh giá này là khách quan, bởi lẽ CBGV các nhà trường đều hiểu rõ chính họ là những chủ thể đóng vai trò quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện HĐTN trong các nhà trường nói chung và quá trình bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên nói riêng.

Hai yếu tố "Thời lượng, chương trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên" và "Điều kiện cơ sở vật chất", đều được đánh giá mức độ ảnh hưởng ở vị trí thứ 3 với 49.5% số ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 32.9% cho rằng ít ảnh hưởng và 17.6% cho rằng không ảnh hưởng. Qua đó cho ta thấy yếu tố cơ sở vật chất mặc dù chỉ là yếu tố khách quan nhưng lại ảnh hưởng đến hứng thú, tích cực chủ quan bên trong của người tham gia phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN. Hai yếu tố ''Sự quan tâm của CBQL các cấp'' ''Sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường'', được các khách thể đánh giá có mức độ ảnh hưởng thấp nhất, thậm chí có từ 26 đến 30 ý kiến được hỏi cho rằng nó rất ảnh hưởng đến công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên trường mầm non thành phố Hạ Long.

Như vậy, có thể khẳng định các yếu tố trên đã có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên. Cần có những biện pháp để phát huy đồng bộ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên trường mầm non thành phố Hạ Long.

2.6. Đánh giá chung về kết quả khảo sát và nguyên nhân của thực trạng

2.6.1. Những ưu điểm

Công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên đã được Ban giám hiệu, các lực lượng trong trường chú trọng, quan tâm và coi đây là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của đơn vị.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí