b) Cách thức tiến hành:
Khai thác và sử dụng hiệu quả, triệt để các không gian giáo dục, các phương tiện và thiết bị hiện có như hội trường, lớp học, sân chơi, các thiết bị đa phương tiện phục vụ hoạt động phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV.
Khi xây dựng kế hoạch tài chính cho năm học nhà trường cần dành một phần ngân sách phù hợp cho việc tổ chức HĐTN nói chung, đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động HĐTN cho trẻ.
Huy động sự tài trợ về kinh phí, các phương tiện từ các lực lượng xã hội đóng trên địa bàn để tổ chức HĐTN.
Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu nâng cao nhận thức và thực hành phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV ở thư viện, phòng truyền thống của nhà trường, phòng tư liệu của các bộ môn.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần nhận thức được vai trò của kinh phí và trang thiết bị trong tổ chức hiệu quả HĐTN cho trẻ, hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV để có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này.
Thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ kinh phí cũng như nguồn lực khác cho công tác giáo dục nói chung, trong tổ chức HĐTN cho trẻ và hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV.
3.2.6. Xây dựng cơ chế phối hợp trong bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Phát huy vai trò chủ thể của nhà trường, vai trò chủ đạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm cho GV; huy động sự tham gia và ảnh hưởng rộng lớn của các đơn vị, cá nhân trong tổ chức hoạt động phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a) Nội dung của biện pháp:
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các trường mầm non thuộc thành phố Hạ Long, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, Trường Đại học Hạ Long và các đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm nói chung và kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV.
b) Cách thức tiến hành:
Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long cần thành lập một tiểu ban chuyên trách công tác chuyên môn thông qua tổ chức các HĐTN có nhiệm vụ và chức năng quản lý và bồi dưỡng các hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV; có phương án chỉ đạo các nhà trường hàng năm, hàng tháng tổ chức hoạt động nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng GV mầm non về kỹ năng tổ chức HĐTN theo hướng tiếp cận với yêu cầu và điều kiện mới của đổi mới giáo dục mầm non và đặc thù địa phương; thiết lập cơ chế phối hợp, mối quan hệ sư phạm với các trường đại học sư phạm định hướng bằng cách hình thức cụ thể như họp chuyên môn, hội thảo, xây dựng ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác cùng trao đổi chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học giáo dục về phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV trường mầm non.
Trường mầm non cần tổ chức các hoạt động: thiết lập cơ chế phối hợp, thực hiện sự chỉ đạo với phòng GD - ĐT thành phố Hạ Long để phối hợp, trao đổi chuyên môn và nghiên cứu khoa học, thực hiện tổ chức các hoạt động chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học giáo dục về phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV.
Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và Phòng Giáo dục thành phố Hạ Long tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho GV hàng năm.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV;
Trường mầm non cần xây dựng cơ chế pháp lý và sử dụng biện pháp phối hợp đúng đắn trong chỉ đạo và tổ chức HĐTN cho trẻ, tổ chức phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên đây đều có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, do vậy cần được phối kết hợp sử dụng hài hoà trong quá trình thực hiện công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác tổ chức các HĐTN cho trẻ trong trường mầm non thành phố Hạ Long.
Để thực hiện tốt các biện pháp đều phải bắt đầu từ việc nâng cao tri thức về kỹ năng tổ chức HĐTN, từ đó có kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên thông qua các hoạt động tự học, tự rèn và thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, để thực hiện tốt các yêu cầu này thì cần có các cơ chế phối hợp, động viên khích lệ và các điều kiện để phục vụ cho công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi trưng cầu ý kiến của các khách thể và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kế toán học.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Để khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 90 giáo viên, 30 đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường và 6 CBQL cấp phòng phụ trách bậc học. Tổng cộng 126 người.
Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết - RCT (3 điểm); Cần thiết - CT (2 điểm); Không cần thiết- KCT (1 điểm).
=> Giá trị trung bình ( X ) trên một biện pháp về mức độ cần thiết = tổng [số người lựa chọn các mức độ (RCT, CT, KCT) x thang điểm (3 điểm, 2 điểm, 1 điểm)]/126 người.
Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi - RKT (3 điểm); Khả thi - KT (2 điểm); Không khả thi -KKT (1 điểm).
=> Giá trị trung bình ( X ) trên một biện pháp về tính khả thi = tổng [số người lựa chọn các tính khả thi (RKT, KT, KKT) x thang điểm (3 điểm, 2 điểm, 1 điểm)]/126 người.
Kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Các biện pháp | Mức độ cần thiết ( 126 người) | Tính khả thi (%) ( 126 người) | |||||||||||||||
RCT (3 điểm) | CT (2 điểm) | KCT (1 điểm) |
X | Thứ bậc | RKT (3 điểm) | KT (2 điểm) | KKT (1 điểm) |
X | Thứ bậc | ||||||||
SL | SL*3 điểm | SL | SL*2 điểm | SL | SL*1 điểm | SL | SL*3 điểm | SL | SL*2 điểm | SL | SL*1 điểm | ||||||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao tri thức về kỹ năng tổ chức HĐTN cho CBQL và GV các trường mầm non | 72 | 216 | 54 | 108 | 0 | 0 | 2.57 | 1 | 74 | 222 | 52 | 104 | 0 | 0 | 2.59 | 1 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV | 70 | 210 | 56 | 112 | 0 | 0 | 2.56 | 2 | 67 | 201 | 59 | 118 | 0 | 0 | 2.53 | 3 |
3 | Chỉ đạo phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non | 62 | 186 | 64 | 128 | 0 | 0 | 2.49 | 4 | 65 | 195 | 61 | 122 | 0 | 0 | 2.52 | 4 |
4 | Tổ chức các hoạt động tự học, tự rèn kĩ năng tổ chức HĐTN của GV | 66 | 198 | 60 | 120 | 0 | 0 | 2.52 | 3 | 70 | 210 | 56 | 112 | 0 | 0 | 2.56 | 2 |
5 | Tăng cường điều kiện cho các hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của GV | 57 | 171 | 69 | 138 | 0 | 0 | 2.45 | 5 | 60 | 180 | 66 | 132 | 0 | 0 | 2.48 | 5 |
6 | Xây dựng cơ chế phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV | 66 | 198 | 60 | 120 | 0 | 0 | 2.52 | 3 | 60 | 180 | 66 | 132 | 0 | 0 | 2.48 | 5 |
Tổng | 2.52 | 2.52 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Phát Triển Kỹ Năng Cho Giáo Viên
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Hiệu Quả, Tính Toàn Diện
- Bồi Dưỡng Phát Triển Kỹ Năng Tổ Chức Hđtn Cho Gv
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hạ Long
- Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
99
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0
BP 1
BP 2
BP 3
BP 4
BP 5
BP 6
Tính cần thiết
Tính khả thi
Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết quả khảo nghiệm thông qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
- Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:
Tất cả sáu biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.52. Cả sáu biện pháp đề xuất đều được được đánh giá là rất cần thiết và không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết.
Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao tri thức về kỹ năng tổ chức HĐTN cho CBQL và GV các trường mầm non”. Với điểm trung bình là X = 2.57. Biện pháp được đánh giá ít cần thiết hơn cả là biện pháp “Tăng cường điều kiện cho các hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của GV” ở mức độ cần thiết với X = 2.45.
- Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:
Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.52.
Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao tri thức về kỹ năng tổ chức HĐTN cho CBQL và GV các trường
mầm non” với điểm trung bình là X = 2.59. Hai biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là “Tăng cường điều kiện cho các hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của GV” và biện pháp “Xây dựng cơ chế phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV” ở mức khả thi với X = 2.48.
Như vậy thông qua khảo sát cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên là tương quan thuận rất chặt chẽ, mức độ cần thiết và tính khả thi phù hợp với nhau.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường kỹ năng tổ chức các HĐTN cho GV các trường MN thành phố Hạ Long.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp chúng tôi xây dựng đều nhận được sự góp ý và đánh giá cao của các chủ thể khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.
Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và công tác tổ chức các HĐTN cho trẻ ở trường mầm non thành phố Hạ Long nói riêng. Tuy vậy việc vận dụng lại tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi địa phương, mỗi trường và của người CBQL, dựa vào điều kiện thực tế mà người HT có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. HĐTN cho trẻ trong chương trình giáo dục MN là hoạt động giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, trẻ thực hiện hành động thực tiễn với sự vật, hiện tượng, con người qua đó tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, thái độ và định hình các yếu tố nền tảng của giá trị sống theo mục tiêu giáo dục mầm non.
1.2. Kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ của giáo viên MN là khả năng giáo viên lựa chọn, sắp xếp và vận dụng những tri thức, thực hiện nội dung, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để giúp trẻ thực hiện hành động thực tiễn với sự vật, hiện tượng, con người qua đó tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, thái độ và định hình các yếu tố nền tảng của giá trị sống theo mục tiêu giáo dục MN. Trình độ kĩ năng tổ chức của GV là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng HĐTN ở trường MN. Kỹ năng tổ chức HĐTN được chia thành 04 nhóm: nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động, nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động, nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá; nhóm kỹ năng bổ trợ.
1.3. Quá trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên có vai trò quan trọng của nhà quản lý. Quá trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của giáo viên do nhiều yếu tố tác động và có thể thực hiện qua nhiều con đường khác nhau song bên cạnh con đường tự đào tạo, tự bồi dưỡng thì tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng là con đường cơ bản.
1.4. Quá trình nghiên cứu thực trạng cho thấy phần lớn GV đã nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN trong giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ; nhận thức được các khái niệm kỹ năng, kỹ năng tổ chức HĐTN, các nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động; vai trò của sự phát triển kỹ năng đến tổ chức hiệu quả HĐTN cho trẻ; các trường MN đã xây dựng và tổ chức được một số HĐTN với nội dung và hình thức phù hợp cho trẻ; các nhà trường và GV đã quan tâm đến việc hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức