Bồi Dưỡng Phát Triển Kỹ Năng Tổ Chức Hđtn Cho Gv

Để GV và CBQL giáo dục tiếp thu có hiệu quả tri thức cơ bản về HĐTN và kỹ năng tổ chức HĐTN cần có biện pháp và hình thức cụ thể theo một trình tự nhất định, có khả năng thực hiện trong thực tế sẽ góp phần nâng cao nhận thức cũng như phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động cho GV.

b) Cách thức tiến hành:

Có nhiều cách bồi dưỡng phát triển kiến thức cho GV nhưng để đảm bảo tính hiệu quả và tính thực tiễn, có thể áp dụng cách thức tiến hành sau:

Bước 1. Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức: Ở bước này, người hiệu trưởng cần xác định đúng đắn mục tiêu hình thành kiến thức cho GV, xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng, chuẩn bị đội ngũ bồi dưỡng viên, chuẩn bị tài liệu về kiến thức cần bồi dưỡng cho CBQL giáo dục và GV, chuẩn bị các điều kiện thời gian, cơ sở vật chất.

Bước 2. Tổ chức quá trình bồi dưỡng bằng các hình thức sau:

- Mở lớp tập huấn: mở lớp tập huấn là cách thức giúp trang bị kiến thức thống nhất, bồi dưỡng được số đông CBQL giáo dục và GV trong một thời gian nhất định; mở lớp bồi dưỡng vừa đảm bảo được yêu cầu số lượng vừa đảm bảo yêu cầu chất lượng vì trong thời gian xác định, có sự trao đổi trực tiếp giữa bồi dưỡng viên và đối tượng tác động dễ đạt được mục tiêu;

- Phát tài liệu tự đọc, tổ chức buổi báo cáo chuyên đề độc lập, tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng nhà trường qua đó trao đổi các nội dung có sự tham gia của Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, các GV chủ nhiệm.

Tổ chức thường xuyên, định kì việc trao đổi thông tin, kiểm tra, đánh giá về những nội dung trên với sự tham gia của CBQL giáo dục và GV.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL giáo dục và GV có ý thức chủ động, tích cực, có nhu cầu tiếp nhận kiến thức để nâng cao trình độ về tổ chức HĐTN cho trẻ; Tạo được sự đồng thuận, chuyên tâm lòng nhiệt tình và sức sáng tạo của CBQL giáo dục GV trong tổ chức và tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

CBQL giáo dục và GV về hệ thống kỹ năng tổ chức HĐTN và phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV; có tài liệu hướng dẫn hoạt động nhận thức nâng cao trình độ kiến thức cho CBQL giáo dục và GV; có thời gian để thực hiện.

3.2.2. Bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV

Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 13

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV nắm vững hệ thống kỹ năng tổ chức HĐTN, phân loại được các kỹ năng trong hệ thống kỹ năng, Hiểu được cách thức, quy trình thực hiện từng kỹ năng tổ chức HĐTN; củng cố khắc sâu kiến thức, kỹ năng đã được hình thành và bồi dưỡng nâng chuẩn kỹ năng cho GV. Mục tiêu cuối cùng của biện pháp là giúp GV hoàn thiện những kỹ năng đã hình thành, tạo lập những kỹ năng mới và biết cách vận dụng kỹ năng vào tổ chức hiệu quả HĐTN cho trẻ ở trường mầm non.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung của biện pháp:

Xác lập và chính xác hóa hệ thống kỹ năng thuộc các nhóm kỹ năng tổ chức HĐTN cần hình thành cho GV, tạo lập quy trình phát triển kỹ năng đang có, hình thành bổ sung kỹ năng mới; xây dựng thang đo trình độ phát triển kỹ năng, cách đánh giá mức độ kỹ năng đạt được để áp dụng vào hình thành, phát triển kỹ năng tổ chức cho GV.

Xây dựng các phương pháp và mô hình bồi dưỡng đặc thù gắn với yêu cầu phát triển kỹ năng cho GV đồng thời đáp ứng nhu cầu của GV và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Bồi dưỡng và phát huy vai trò chủ thể của GV trong tất cả các khâu của tổ chức hoạt động, đáp ứng nhu cầu và tính tự chủ của GV. Tổ chức cho GV thiết kế và tổ chức hoạt động, đóng góp ý tưởng và sáng tạo, mở rộng nhiều cách thức thể hiện, làm phong phú các phương pháp và hình thức tập luyện.

b) Cách thức tiến hành:

Quá trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV qua hoạt động bồi dưỡng cần thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị

- Xây dựng nhóm nghiên cứu, tổ chức phát triển kỹ năng cho GV bao gồm các CBQL và GV có năng lực nghiên cứu, tổ chức HĐTN và bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV;

- Xác định mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức làm việc của nhóm theo định hướng xây dựng chương trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV;

- Xác định hệ thống kiến thức và kỹ năng cần trang bị cho GV làm nền tảng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN; những tiêu chí và mức độ cần đạt.

- Giới thiệu và bồi dưỡng tập huấn viên tham gia chương trình.

- Chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí.

Bước 2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng của GV

Xây dựng bộ công cụ khảo sát và tổ chức quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng HĐTN của GV theo mục tiêu, tiêu chí đã xác định.

Bước 3. Tổ chức quá trình bồi dưỡng, tập huấn

Tập trung vào hai nội dung cơ bản: đào tạo lại để giúp những kỹ năng đã hình thành phát triển đạt trình độ cao hơn; đào tạo bổ sung những kỹ năng thiếu hụt cho GV. Trình tự thực hiện như sau:

- Giới thiệu các kỹ năng cần hình thành và phát triển cho GV;

- Củng cố nội dung lý thuyết về phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN; Giúp GV nắm bắt tri thức về kỹ năng và những thao tác thể hiện kỹ năng.

- Hướng dẫn GV thực hiện và rèn luyện kỹ năng theo các nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động, bao gồm kỹ năng đặt tên cho hoạt động; kỹ năng xây dựng nội dung; kỹ năng lựa chọn phương pháp; kỹ năng xác định thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động; kỹ năng xác định các lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện, kỹ năng phối hợp các lực lượng trong thiết kế hoạt động, kỹ năng giao việc, kỹ năng thúc đẩy, kỹ năng trình bày bản thiết kế; kĩ năng giao nhiệm vụ, kĩ năng điều phối, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đối chiếu kết quả với tiêu chí, kĩ năng xác định mục tiêu đánh giá và những kĩ năng bổ trợ khác.

Để GV dễ học tập để phát triển kỹ năng, lúc đầu, tập huấn viên vừa thiết kế, vừa tổ chức cho CBQL, GV thực hiện; ở bước này, cần chỉ ra các thao tác và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý; trình diễn những kỹ năng muốn hình thành và phát triển cho GV, mô tả tỉ mỉ theo từng bước lặp đi lặp lại - tập huấn viên cần có khả năng mô tả, thực hiện và làm mẫu được các kỹ năng đó. Đồng thời, chỉ ra những GV thực hiện tốt kỹ năng mẫu cho GV khác học theo; tổ chức cho GV thực hành kỹ năng theo trình tự các bước của quy trình theo hướng dẫn trong chương trình tập huấn;

- Thông qua các tình huống để GV thực hành các kỹ năng, ví dụ, trong nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động, có thể thực hành dẫn các kỹ năng bộ phận như kỹ năng đặt tên cho hoạt động, kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động sau đó lần lượt đến các kỹ năng xác định nội dung, phương pháp, thời gian, hình thức tổ chức... Sau khi GV hiểu đúng về một kỹ năng, cần tạo ra các tình huống để GV được thực hành cho đến khi thành thạo.

- Tạo cơ hội để GV trải nghiệm sự thành công trong việc phát triển các kỹ năng. Điều này sẽ khiến GV cảm thấy mức độ thành thạo kỹ năng của mình được tăng lên và đó là động lực thôi thúc GV nỗ lực học các kỹ năng phức tạp.

- Giúp GV tự đánh giá việc thể hiện kỹ năng. GV cần nhận được phản hồi về sự thể hiện các kỹ năng của mình. Điều đó sẽ giúp GV điều chỉnh và sửa những sai lệch, phát hiện ra các vấn đề trong việc học kỹ năng, nhận xét được mức tiến bộ trong sử dụng kỹ năng. GV cần biết so sánh sự thể hiện kỹ năng trong thực tế với chuẩn mong muốn. Sự phản hồi có thể là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến việc phát triển các kỹ năng. Càng có nhiều sự phản hồi tức thời, cụ thể nhưng không mang tính phán xét càng giúp cho việc phát triển và hoàn thiện các kỹ năng tốt hơn.

- Tập huấn viên tổ chức cho CBQL và GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho từng nội dung tập huấn, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm từng hoạt động trong khóa bồi dưỡng.

Bước 4. Đánh giá kết quả khóa bồi dưỡng

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

GV thấy được ý nghĩa, vai trò của kỹ năng tổ chức HĐTN, GV cần hiểu rõ những biểu hiện của kỹ năng tổ chức HĐTN, tạo cơ hội để GV trải nghiệm, thông qua các tình huống để thực hành cho đến khi thành thạo.

Cần có những điều kiện cần thiết cho việc triển khai ứng dụng các kỹ năng tổ chức HĐTN, nội dung và tài liệu bồi dưỡng; đặc biệt quan tâm yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ việc thực hiện kỹ năng, tâm thế, nhu cầu học tập của GV và thời gian dành cho khóa bồi dưỡng.

3.2.3. Chỉ đạo phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng và năng lực tổ chức HĐTN cho cán bộ, GV đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của lao động nghề nghiệp. Tăng cường các hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm, đặc biệt là sự góp ý ưu điểm và tồn tại cho từng thành viên nhằm nâng cao trình độ phát triển kỹ năng của tập thể sư phạm, đóng góp trực tiếp cho tổ chức hiệu quả HĐTN cho trẻ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp:

Coi vấn đề bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ là một nhiệm vụ và yêu cầu sư phạm quan trọng mà GV cần thực hiện, cụ thể hóa những yêu cầu ấy vào kế hoạch thực hiện của cá nhân, tổ theo tháng, kì, năm học và tổ chức thực hiện có giám sát, đánh giá;

GV chọn lọc, đưa ra những kiến thức chưa nắm vững và kỹ năng khó thực hiện để trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn; thông qua các hoạt động học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để phát triển về nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐTN cho từng thành viên và tập thể sư phạm.

Các thành viên thường xuyên đề xuất những ý tưởng sư phạm mới, cách thức tổ chức HĐTN cho trẻ ở các lớp, khối lớp và toàn trường.

b) Cách thức tiến hành

Đưa nội dung phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ vào đăng kí kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện trong năm học của cá nhân, tổ chuyên môn và nhà trường;

Ban Giám hiệu xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN gắn với từng tháng, từng kì học trong năm, thống nhất nội dung và kế hoạch tổ chức, sử dụng biện pháp cụ thể như: từng GV, CBQL tự nghiên cứu, báo cáo - trao đổi kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt, họp tổ; tổ chức Hội thảo chuyên đề; Hội nghị khoa học; Tổ chức đăng kí viết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, của nhóm; khuyến khích từng cá nhân và nhóm thực hành, ứng dụng những nghiên cứu về thiết kế kế hoạch và tổ chức HĐTN tốt vào tổ chức hoạt động cho trẻ;

Tổ chuyên môn thu thập kết quả đạt được và chưa được về thực hiện kỹ năng tổ chức HĐTN. Các thành viên trong tổ tham gia ý kiến, phân tích, phát huy, phổ biến kinh nghiệm những kết quả thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những mặt hạn chế.

Quan sát và kiểm tra kỹ năng tổ chức HĐTN thường xuyên, nhất là đối với GV chưa có nhiều kinh nghiệm. Tùy theo mục đích đánh giá, nhận xét về yêu cầu kỹ năng cần thực hiện, tổ chuyên môn có thể giao cho GV chuẩn bị để tiến hành qua kiểm tra để điều chỉnh, phát triển kỹ năng.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu các trường mầm non cần ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong phát triển kỹ năng và năng lực nghề nghiệp nói chung, phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ nói riêng.

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn thông qua những hoạt động sinh hoạt giữa các GV cùng làm công tác chủ nhiệm lớp.

Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chuyên môn thông qua hoạt động sinh hoạt giữa các GV cùng làm công tác chủ nhiệm lớp để GV rèn luyện, thực hành kỹ năng tổ chức HĐTN bằng những chuyên đề cụ thể phù hợp với điều kiện và thời gian; các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường…

Các GV, tổ chuyên môn và tổ chủ nhiệm tích cực, chủ động xây dựng nội dung, chương trình, yêu cầu phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV phù hợp với điều kiện thực tiễn đồng thời xây dựng môi trường sư phạm là tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

3.2.4. Tổ chức các hoạt động tự học, tự rèn phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN của GV

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV nắm vững cách thức, qui trình thực hiện các kỹ năng tổ chức HĐTN; củng cố, khắc sâu kiến thức về kỹ năng đã được hình thành; tạo cho GV có thói quen thường xuyên luyện tập các kỹ năng đã được bồi dưỡng để phát triển đến mức thuần thục, tự động hóa trong tổ chức các HĐTN cho trẻ.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Dựa vào quy trình phát triển kỹ năng đã được tập huấn, những tài liệu đã tiếp cận, khuyến khích, giao nhiệm vụ GV tự lên kế hoạch cá nhân tiến hành luyện tập sao cho đạt được kết quả. GV đánh giá trình độ đạt được của những kỹ năng thiết kế, tổ chức HĐTN, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân, chủ động phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng.

b) Cách thức tiến hành

Tổ chức cho GV chủ động đăng kí xây dựng kế hoạch, nội dung tự học, tự rèn luyện bao gồm:

Nhận thức đầy đủ khái niệm, hệ thống kỹ năng và quy trình hình thành, phát triển kỹ năng.

Thực hiện đúng các bước trong quy trình rèn luyện, tự đối chiếu với các mức độ trong quá trình thực hiện. Xác định mục tiêu cần đạt được trong quá trình luyện tập, trong quá trình luyện tập thấy kỹ năng nào khó GV tự điều chỉnh sao cho đạt được kết quả.

Quá trình luyện tập phải diễn ra thường xuyên đặc biệt với những kỹ năng khó, mới đạt mức độ thấp.

Tổ chức các hoạt động giám sát, hỗ trợ giúp GV thực hiện tốt các nhiệm vụ tự phát triển.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV cần có kiến thức, kỹ năng thiết kế hoạt động căn bản làm nền tảng phát triển, đặc biệt quan tâm đến yếu tố kiên trì, tính mục đích trong hoạt động tự học, tự rèn luyện trên cơ sở nắm vững tri thức.

GV có động cơ, ý thức tốt trong phát triển chuyên môn liên tục.

3.2.5. Tăng cường các điều kiện cho các hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của GV

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo yếu tố nền tảng và điều kiện thuận lợi để công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV đạt được chất lượng tốt.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung của biện pháp:

Bằng các biện pháp cụ thể, các nhà trường tăng đầu tư về kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian, không gian và khai thác, sử dụng hiệu quả chúng để tổ chức có chất lượng các hoạt động phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí