Những Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Ở Nam Định.


Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn, Nhật Bản đã hình thành mạng lưới dịch vụ nông thôn rộng lớn, từ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp vật tư kỹ thuật, công cụ máy móc, hàng tiêu dùng…đến các dịch vụ mua bán, chế biến, lưu thông nông sản để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, còn có các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như bảo vệ thực vật, thú y, sửa chữa máy móc, giao thông vận tải…Thực hiện dịch vụ này hầu hết do các HTX đảm nhiệm. Nhật Bản đã không tuyệt đối hoá kinh tế hộ trong quá trình phát triển KTNT mà đã gắn kinh té hộ với HTX, tạo điều kiện để chúng cùng nhau phát triển.

Ngoài ra, Nhật Bản rất coi trọng vai trò của Chính Phủ trong việc đẩy mạnh sự phát triển KTNT. Chính Phủ Nhật Bản đã khơi dậy và phát huy các nguồn nội lực như: đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và triển khai những tiến bộ KHCN mới vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, lai tạo giống; đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề cho các hộ nông dân, chủ trang trại; hỗ trợ vốn với lãi suất thấp để nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh; vay vốn nước ngoài để CNH nông nghiệp, nông thôn.

1.4.2. Kinh nghiệm của Đài Loan

ở Đài Loan, chỉ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ (thập kỷ 50, 60 và 70) của thế kỷ XX, Đài Loan đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong bốn “con rồng” châu Á, đóng góp quan trọng vào thành công này của Đài Loan lại bắt nguồn từ sự phát triển của khu vực nông thôn . Nhìn nhận một cách bao quát có thể nhận thấy một số đặc điểm chủ yếu trong phát triển KTNT ở Đài Loan như sau:

Một là, đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại gia đình quy mô nhỏ.

Việc hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất một cách “mềm dẻo” đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các trang trại gia đình quy mô nhỏ đi vào sản xuất nông sản hàng hoá. Năm 1953, Đài Loan có 679.000 trang trại với quy mô


bình quân 1,29 ha; đến đầu năm 1991, số trang trại đã tăng lên 823256 trang trại với quy mô bình quân là 1,08 ha.[16-54]

Hai là, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá nông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

thôn.

Việc đem lại ruộng đất cho người nông dân đã làm cho ngưòi dân có

Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 6

thể “biến cát thành vàng” (theo phương châm của người Trung Quốc). Trên thực tế, sau cải cách ruộng đất, từ 1953 đến 1963, trong 15 năm liền tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% [18-70]. Sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống của họ được cải thiện nhanh chóng, do đó đã góp phần mở rộng thị trường nội địa, làm cơ sở cho việc thực hiện chiến lược CNH thay thế nhập khẩu (1953 - 1962); đồng thời cho phép người nông dân có thể bỏ ra 1 phần tích luỹ để thực hiện một nền nông nghiệp đa canh. Từ 1952 – 1984, giá trị sản phẩm của ngành trồng trọt tăng gấp đôi, trong khi giá trị các ngành chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 10 lần, lúa gạo từ chỗ chiếm 50% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đã giảm xuống còn 25%. Cũng trong thời gian đó, sản phẩm chăn nuôi tăng từ 14% lên 40%, các loại rau quả tăng từ 3% lên 10%.[18-78]. Việc mở rộng thêm các ngành sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh. Tính đến năm 1984, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm đến 91% số trang trại, chỉ có 9% trang trại thuần nông.[18-112].

Khi sản lượng và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, tạo điều kiện cho các khu công nghiệp và đô thị tìm được nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào và nhân công để phát triển. Từ năm 1953 đến 1970, đã có hơn 800000 lao động đã chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác.

Như vậy, chính sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn đã tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Đài Loan.

Ba là, đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để phát triển KTNT.


Trong nhiều thập kỷ, Đài Loan đã rất coi trọng phát triển rộng rãi mạng lưới giao thông vận tải ở khắp các vùng nông thôn. Công cuộc điện khí hoá, mà một phần quan trọng là điện nguyên tử phát triển rất nhanh. Đó là những nhân tố góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn đồng thời cho phép mở rộng các sơ sở công nghiệp ngay tại thôn, xóm. Từ những năm 70, thế kỷ XX, chế độ giáo dục bắt buộc đã được thực thi nên trình độ dân trí và điều kiện sống nâng lên, tỷ lệ tăng dân số giảm xuống.

Bốn là, chú ý đồng thời phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp và đô thị lớn.

Tiếp sau giai đoạn CNH thay thế nhập khẩu, từ giữa những năm 60, Đài Loan chuyển sang thực hiện CNH hướng về xuất khẩu. Ngay trong giai đoạn này, nhiều cơ sở công nghiệp nhở vẫn được đặt tại nông thôn. Cách làm này, vừa không đòi hỏi vốn đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở công nghiệp ở thành thị, vừa làm cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể thích ứng nhanh chóng, linh hoạt với sự biến động của thị trường. Tính đến đầu những năm 80

– thế kỷ XX, chỉ có 17,7% cơ sở công nghiệp đặt tại thành phố, 42% đặt ở các vùng phụ cận thành phố, 32% đặt tại các vùng nông thôn. Chiến lược này đã có tác dụng làm giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Năm là, lựa chọn những phương thức sử dụng ruộng đất phù hợp với các loại hình hợp tác tự nguyện để đẩy mạnh công việc khuyến nông.

Ở Đài Loan, để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm…Chính quyền Đài Loan sử dụng giải pháp tích tụ ruộng đất bằng cách cho phép chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho người khác nhưng chủ ruộng đất vẫn giữ quyền sở hữu., người ta gọi đó là phương thức “uỷ thác”.

1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Đến giữa thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu yếu kém. Chính phủ Thái Lan đã chọn giải pháp “ưu tiên cho


công nghiệp” để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhưng sau một thời gian dài, nền kinh tế Thái Lan vẫn không thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Do đó, Chính phủ Thái Lan quyết định chuyển hướng thực hiện CNH: chú trọng phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá. Từ đó nền kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh, ổn định, trở thành quốc gia có nền nông nghiệp phát triển toàn diện và đang từng bước được hiện đại hoá.

* Về phát triển sản xuất nông nghiệp:

Trong khoảng thời gian ngắn chú trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế của nước này chuyển biến theo hướng tích cực rất nhanh từ 50,1% năm 1951, xuống còn 20,6% năm 1990 và 12% vào năm 1998 nhưng giá trị và sản lượng của sản xuất nông nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng, trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.[16-134].

* Về phát triển công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp, ở khu vực nông thôn Thái Lan, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng có sự phát triển vượt bậc một phần do Chính phủ và chính quyền các địa phương ở Thái Lan đã thực sự quan tâm đến sự phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Hàng loạt các giải pháp đã được sử dụng để khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn như: cung ứng vốn tín dụng; bồi dưỡng, đào tạo trình độ tay nghề cho người lao động; tạo sự liên kết kinh tế giữa công nghiệp nông thôn với công nghiệp ở các trung tâm kinh tế, các đô thị….Đặc biệt, Chính phủ đã chú trọng phát triển ngành chế tạo máy ngay tại nông thôn, phục vụ trực tiếp nhu cầu của thị trường nông thôn. Mạng lưới xí nghiệp cơ khí ở nông thôn được đa dạng về quy mô, trình độ, với các sản phẩm chủ yếu như phụ tùng, linh kiện máy móc, máy kéo loại nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn. Các ngành nghề truyền thống, thủ công,


mỹ nghệ ở Thái Lan được duy trì và phát triển không ngừng, trong đó nổi lên là nghề chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức, gốm sứ.

Nhìn chung, quá trình thực hiện phát triển KTNT ở Thái Lan là đúng hướng, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và ổn định.

Tóm lại: Nghiên cứu kinh nghiệm trong phát triển KTNT ở các nước trên đã cho chúng ta thấy được những nội dung hết sức quan trọng, cơ bản để có thể chọn lựa, học tập áp dụng vào quá trình phát triển KTNT ở nước ta nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng. Cụ thể là:

Thứ nhất, Kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại là tiền đề để thực hiện phát triển KTNT. Kinh tế hợp tác có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hộ và tạo điều kiện rất lớn cho kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển KTNT và toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, quá trình phát triển KTNT tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu KTNT, thực hiện phân công và phân công lại lao động xã hội phù hợp. Đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề nông thôn đa dạng, phong phú, giải quyết hàng tiêu dùng cho thị trường nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống xã hội ở nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước có vai trò kinh tế to lớn và không thể thiếu trong việc điều tiết sự phát triển của KTNT thông qua hệ thống các chính sách, biện pháp và công cụ kinh tế.


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN


Ở NAM ĐỊNH THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

Tỉnh Nam Định nằm ở vùng Đông Nam châu thổ Sông Hồng – một vùng có đất đai màu mỡ và trù phú nhất miền Bắc nước ta. Vì vậy, đã từ lâu Nam Định luôn có vị trí quan trọng trong dòng trao đổi, giao lưu về kinh tế và văn hoá với các địa phương trong và ngoài vùng. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, vị trí địa lý này sẽ tạo ra khả năng phát triển rất lớn cho thương mại và các hoạt động dịch vụ khác.

Tổng diện tích cả tỉnh là 1641,32 km2, trong đó diện tích thuộc khu vực

nông thôn (bao gồm các huyện) là 1594,97 km2, chiếm 97,1%. Điều này cũng phản ánh phần nào vai trò quyết định của địa bàn nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nam Định còn là vùng đất tương đối bằng phẳng, khí hậu mang đậm đặc trưng của khí hậu miền Bắc, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng1600mm, tập trung 80% vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 nên tạo ra một nguồn nước khá dồi dào (bao gồm cả nước ngọt, nước mặn và nước ngầm) và hệ thống sông ngòi, hồ, đầm, ao tương đối phong phú cùng với hệ sinh thái đa dạng.[10] Do vậy, Nam Định có rất nhiều lợi thế trong phát triển nghề trồng lúa, chăn nuôi. Đặc biệt, vùng biển Nam Định nằm ở vào vị trí trung tâm bờ Tây vịnh Bắc Bộ,với hệ thống bờ biến trải dài trên 70km, gồm 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt, cửa Lạch Giang, cửa Đáy, có cảng và các bến cá. Dọc theo bờ biển là những vùng bãi ngang gồm nhiều dải cát, cồn cát tương đối thoải, phẳng…Điều đó làm cho Nam Định có rất nhiều tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch biển, vận tải hàng hoá đường biển…

Tuy nhiên, Nam Định lại có rất ít tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng. Đây là một bất lợi không nhỏ mà Nam Định phải đối mặt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển KTNT nói riêng. Tất


nhiên, trong điều kiện hiện nay, bất lợi này có thể khắc phục được nếu biết dựa vào sự phát triển của KHCN và giáo dục - đào tạo.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn.

Do vị trí địa lý có nhiều thuận lợi nên Nam Định là nơi hội tụ và hợp cư của nhiều bộ phận dân cư khác nhau, trong đó chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành cộng đồng dân cư ở Nam Định cũng đồng thời gắn liền với quá trình phát triển nền nông nghiệp thâm canh trên vùng đất phù sa màu mỡ.

Nam Định là một trong những địa phương có dân số đông, trên 1,9 triệu người, mật độ dân số là 1186 người/km,2 lực lượng lao động dồi dào khoảng 1144 nghìn người, trong đó có tới 77,6% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Và cũng giống như nhiều địa phương khác, Nam Định đang đối mặt với khó khăn là lực lượng lao động qua đào tạo chỉ mới chiếm khoảng 20%, còn nếu tính ở khu vực nông thôn thì tỷ lệ này còn rất nhỏ, chỉ chiếm 6,46%.[4] Trong khi đó, mật độ dân số đông , diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần. Vì vậy, đây vừa là lợi thế nhưng đồng thời lại là những khó khăn cho quá trình phát triển KTNT ở Nam Định

Người Nam Định vốn cần cù, thông minh, giàu tài năng nhưng thu nhập bình quân đầu người còn thấp (514,9 nghìn đồng/người/tháng)[4] nên từ nhiều năm nay, hiện tượng lao động di cư (trong đó lại chủ yếu là lao động có tay nghề) đến các địa bàn khác như Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh phát triển phía Nam là khá phổ biến. Dân cư Nam Định lại có trình độ học vấn cao hơn nhiều địa phương khác do sự phát triển không ngừng của giáo dục và đào tạo. Số lượng dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, sử dụng điện thắp sáng, điện thoại…ngày càng tăng. Vì vậy, mặc dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp nhưng Nam Định lại có chí số HDI cao hơn nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Nam Định là một vùng văn hoá tiêu biểu và đặc sắc, với tính cách đặc trưng của miền “giao thuỷ”. Ăn, mặc, đi lại của người Nam Định là sự thích


nghi, hoà đồng của con người với tự nhiên, vừa là sự tận dụng, khai thác của con người đối với môi trường tự nhiên ven sông, gần biển. Trên cái nền tín ngưỡng dân gian của tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành hoàng tại vùng phía Bắc tỉnh, được xem như vùng “không gian thiêng”, đã là nơi khởi phát và trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và Đức thánh Trần. Vùng ven biển Nam Định lại là nơi đầu tiên tiếp nhận và sớm trở thành mảnh đất màu mỡ cho Thiên chúa giáo nảy mầm, bén rễ. Cho nên, ở Nam Định cả Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tín ngưỡng dân tộc khác đều song song tồn tại và phát triển, thậm chí có khi hoà đồng trong mỗi làng xã, mỗi gia đình, làm cho đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Nam Định nổi trội, phong phú và độc đáo.

Nam Định còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử hấp dẫn. Đó là quần thể di tích cung điện thời Trần ở Tức Mạc với đền Cổ Trạch thờ Trần Quốc Tuấn, đền Thiên Trường thờ 14 vua Trần và tháp Phổ Minh nổi tiếng. Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy thờ chúa Liễu Hạnh; chùa Cổ Lễ kiến trúc độc đáo thời Lý….Ngoài ra còn có bãi biển Quất Lâm,Thịnh Long và vùng đất bồi Cồn Lu – Cồn Ngạn là nơi cư trú và sinh sống của 147 loài chim quý hiếm. Cho nên đây là cơ sở để Nam Định có thể phát triển du lịch nếu biết khai thác những tiềm năng quý giá này.‌

2.2.Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay.

2.2.1. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng từng bước đổi mới cơ cấu cõy trồng vật nuụi và gắn sản xuất với thị trường.

Dưới sự tác động tích cực và tổng hợp của việc đổi mới cơ chế và mô hình quản lý về nông nghiệp, nông thôn làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng của Nam Định liên tục tăng trưởng và phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp bình quân giai đoạn từ 1997- 2004 là 3,35%, bình quân năm sau cao hơn năm trước.[37,38]

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí