Khai Thác Và Sử Dụng Có Hiệu Quả Nguồn Nhân Lực Trong Nông Nghiệp, Nông Thôn.


Các hoạt động sản xuất ở nông thôn nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu nên năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Vì vậy, tất yếu phải tiến hành cơ giới hoá ở nông thôn, trước tiên là cơ giới hoá nông nghiệp . Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ lao động thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới, thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực của máy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kỹ thuật cao.

Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc và những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp phải dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. Tuy nhiên, hiện công nghiệp cơ khí nước ta mới chỉ chế tạo ra được những chiếc máy loại nhỏ, chất lượng chưa cao, máy móc phần lớn là lắp ráp. Vì vậy, hiệu quả cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn đem lại còn thấp.

* Điện khí hoá.

Trong quá trình phát triển KTNT cần sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng khác nhau. Điện khí hoá là một tiến bộ KHCN trong việc sử dụng nguồn điện vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn là hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại….Điện khí hoá vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho dân cư ở nông thôn tiếp cận được lối sống văn minh, phát triển văn hoá ở nông thôn.

* Thuỷ lợi hoá.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là nước nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều. Do đó hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra nên tất yếu phải tiến hành thuỷ lợi hoá. Thuỷ lợi hoá là quá trình thực hiện tổng hợp các biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt


đất và dưới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn đồng thời hạn chế tác hại của thiên tai gây ra cho sản xuất và đời sống ở nông thôn.. Thuỷ lợi hoá có nội dung rộng lớn với những phạm vi khác nhau trên một vùng, một quốc gia, thậm chí có vấn đề mang tính khu vực và quốc tế. Đồng thời nó còn nhằm cải tạo và chinh phục thiên nhiên trên cơ sở nhận thức các qui luật của tự nhiên. Do đó, thuỷ lợi hoá là quá trình lâu dài và phức tạp.

* Sinh học hoá - nền tảng là phát triển công nghệ sinh học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Công nghệ sinh học là lĩnh vực KHCN mới bao gồm nhiều ngành khoa học và kỹ thuật, mà trước hết là vi sinh học, di truyền học, hoá sinh học. Lịch sử phát triển của công nghệ sinh học đã trải qua ba giai đoạn phát triển với những đặc trưng riêng. Hai giai đoạn đầu là công nghệ sinh học truyền thống: lên men thực phẩm để sản xuất rượu, bia, dấm…và công nghệ sinh học cận đại: sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ…Hiện nay, công nghệ sinh học hiện đại bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym…Những thành tựu của công nghệ sinh học đã và đang đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn, mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Do đó, phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại

1.2.3. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp - 4

Ở khu vực nông thôn, để thích ứng với trình độ của LLSX quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mang tính hỗn hợp với nhiều hình thức đa dạng: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Chính vì vậy, trong nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH cũng tồn tại nhiều thành phần kinh tế.

- Kinh tế nhà nước, đóng vai trò chủ đạo, định hướng các thành phần kinh tế khác trong KTNT. Kinh tế nhà nước trong KTNT được biểu hiện dưới hình thức các nông, lâm, trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp, các dịch vụ công…ở nông thôn. Nhiều cơ sở của kinh tế nhà nước


trong KTNT chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế nhà nước chung như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng thương mại, trạm sửa chữa…nhưng lại gắn bó chặt chẽ với KTNT từng vùng, từng địa phương như là bộ phận cấu thành bên trong của nó. Chính các bộ phận đại diện của kinh tế nhà nước đó không thể thiếu được trong phát triển KTNT, và là cơ sở, điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ KTNT phát triển. Kinh tế nhà nước được mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ bản như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng…Tuy nhiên, việc phát triển thành phần kinh tế nhà nước ở nông nghiệp, nông thôn cần được cân nhắc trong từng khâu, từng lĩnh vực cụ thể.

- Kinh tế tập thể: có ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, thủ công nghiệp, dịch vụ…Các hình thức kinh tế hợp tác được phát triển đa dạng, từ trình độ thấp đến trình độ cao, đặc biệt là hình thức HTX kiểu mới. Kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước không ngừng phát triển, chính là cơ sở, là tiền đề, nền tảng cho KTNT phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến lượt nó, KTNT lại tác động làm cho kinh tế tập thể phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, góp phần nâng cao đời sống dân cư, xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho chúng phát triển , gắn với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ: tồn tại ở nhiều ngành nghề ở nông thôn như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công – thương nghiệp, dịch vụ …Được biểu hiện cụ thể dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. Tỷ trọng của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông thôn nước ta hiện nay còn khá lớn, là một bộ phận chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông, sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển KTNT, vấn đề đặt ra là phải quan tâm phát


triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại vì chúng chính là chủ thể quan trọng để phát triển KTNT nước ta theo hướng kinh tế hàng hoá.

- Ngoài ba thành phần kinh tế trên, KTNT nước ta còn có sự tồn tại và phát triển của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trường, có khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lý, kinh nghiện sản xuất, khả năng ứng dụng tiến bộ KHCN, kinh doanh ngành nghề đa dạng, tăng cường năng lực chế biến, tiêu thụ nông sản, làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Trong những năm qua ở nước ta, những thành phần kinh tế này đã có vai trò to lớn đối với quá trình thúc đẩy KTNT phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần quân trọng để đưa KTNT nước ta từ sản xuất nhỏ, lạc hậu tiến lên sản xuất lớn, hiện đại.

Định hướng phát triển của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là thực hiện xã hội hoá sản xuất, phát triển LLSX, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; tập trung xây dựng thành phần kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể để cùng với kinh tế nhà nước tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân nói chung, KTNT nói riêng. Đồng thời kích thích sự phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, cũng như các thành phần kinh tế khác để có thể giải phóng mọi sức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

1.2.4. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn là tổng thể sức lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông thôn, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi


lao động và những người trên/dưới độ tuổi lao động. Như vậy, số lượng lao động trong nông thôn khác khu vực khác ở chỗ, nó không chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên/dưới ở độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là sức khẻo, trình độ văn hoá, nghiệp vụ, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động.

Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn có đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết ở chỗ nó mang tính thời vụ cao, đây là nét đặc trưng điển hình trong quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, lực lượng lao động ở nông thôn có trình độ học vấn thấp và phần lớn không qua đào tạo. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của KTNT, trước hết là đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nguồn nhân lực trong nông thôn có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song cùng với sự phát triển của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Chính vì vậy, phương hướng cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta là:

- Giải phóng mọi sức sản xuất ở nông thôn, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng các nguồn lực của đất nước, của các vùng, ngành nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn để phát triển toàn diện nông thôn, gắn chặt việc sử dụng lao động với việc mở rộng phân công và hợp tác lao động, kết hợp giải quyết việc làm của người lao động tại chỗ là chủ yếu với phân bổ lao động hợp lý theo vùng lãnh thổ.


- Nhà nước thông qua các chính sách và cơ chế quản lý để tạo thêm nhiều việc làm và khuyến khích người lao động tự tạo việc làm cho mình, nâng cao năng suất lao động và nâng cao mức sống của người lao động.

Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta cần phải thực hiện các giải pháp sau đây:

- Phân bổ hợp lý lao động giữa các vùng. Đây là biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý lực lượng lao động nông thôn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh, khai hoang và tăng vụ, phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh công tác trồng rừng và tu bổ rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đầy đủ và hợp lý lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn.

- Phát triển công nghiệp nông thôn và dịch vụ ở nông thôn.

- Cải tiến tổ chức lao động, thực hiện thù lao lao động đúng đắn, áp dụng những đòn bẩy kinh tế để kích thích lao động, tổ chức tốt và từng bước nâng cao đời sống của người lao động.

- Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho lao động nông thôn

1.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

Hoạt động sản xuất vật chất thực chất là sự kết hợp con người lao động với tư liệu sản xuất theo một công nghệ nhất định. Trong tư liệu sản xuất có một bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất với tính cách là những cơ sở, những phương tiện chung, nhờ đó mà quá trình sản xuất hay dịch vụ được thực hiện. Bộ phận cơ sở, phương tiện chung này bản thân nó không phải là công nghệ, cũng không phải là những công cụ lao động hay dịch vụ trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm hoặc tiêu thụ sản phẩm, nhưng nếu thiếu nó thì các quá trình đó trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Toàn bộ những phương tiện đó gộp lại trong kết cấu hạ tầng.

Nông thôn là nơi dân cư sinh sống với hoạt động chủ yếu là nông nghiệp. Thích ứng với hoạt động nông nghiệp là một kiểu tổ chức sinh hoạt


đặc thù của dân cư. Chính tính chất đặc thù về sản xuất và sinh hoạt của dân cư nông thôn quy định tính chất đặc thù của kết cấu hạ tầng nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn được hiểu là tổng thể những phương tiện vật chất và thiết chế làm nền tảng cho kinh tế – xã hội nông thôn phát triển, được hình thành, sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: Kết cấu hạ tầng kinh tế, là những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin và bưu chính viễn thông…; Kết cấu hạ tầng xã hội, là những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển văn hoá, xã hội nông thôn như: giáo dục, y tế, nước sạch…

Trong sự phát triển của KTNT, kết cấu hạ tầng nông thôn đóng một vai trò rất quan trọng. Mức độ và trình độ phát triển của nó là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh và đánh giá trình độ phát triển của KTNT. Kết cấu hạ tầng nông thôn, trước hết là kết cấu hạ tầng kinh tế, giữ vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu KTNT. Ngoài ra, nó còn là điều kiện để phát triển nông thôn toàn diện, văn minh, giảm khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với khu vực đô thị. Để thúc đẩy KTNT ở nước ta phát triển mạnh mẽ thì việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn phải đi trước một bước, đặc biệt là đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nước ta là yêu cầu bắt buộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khó khăn lớn nhất để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tạo nguồn vốn. Thực tế phát triển nông thôn nước ta chỉ ra có những phương thức tạo vốn chủ yếu là: tạo vốn bằng nguồn thu từ đất công ích; huy động sức dân đóng góp; dựa vào nội lực để phát huy các nguồn lực bên ngoài; huy động tổng lực cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Mỗi phương thức có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên phương thức huy động tổng lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là phù hợp với điều kiện


hiện nay của nông thôn nước ta vì quy tụ được mọi nguồn lực tài chính bằng cách sử dụng tổng hợp tất cả những giải pháp truyền thống lẫn những giải pháp của thị trường; giải pháp của nền kinh tế kém phát triển với giải pháp của nền kinh tế phát triển.‌

1.3. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển kinh tế nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tham gia ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển, biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng hoạt động xuất khẩu, gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế của toàn xã hội. Việt Nam đang tích cực, chủ động gia nhập các tổ chức kinh tế và tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN; năm 1998, thành viên của APEC; năm 2000, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; Hiện nay, đang đám phán gia nhập WTO. Vì vậy, bên cạnh những quyền lợi và những cơ hội mới, sự phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng của nước ta phải thực hiện những cam kết và chấp nhận những thách thức mới trong quá trình hội nhập.

Về cơ hội, Việt Nam sẽ được hưởng những quy chế tối huệ quốc, do đó sẽ thúc đẩy gia tăng hàng hoá Việt Nam vào thị trường các nước; nó giúp Việt Nam tiếp nhận KHCN và kiến thức quản lý kinh tê tiên tiến; Việt Nam có thể tận dụng những ưu đãi về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh.

Về thách thức, trước hết, cơ cấu KTNT nước ta chuyển dịch chậm, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch yếu kém, năng suất lao động thấp do quy mô sản xuất hộ quá nhỏ. Nông nghiệp Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn rất nghèo nàn, khả năng cạnh tranh của nông sản thấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023