cáo các giao dịch gồm: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử; giao dịch đáng ngờ, giao dịch liên quan tới rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố, giao dịch liên quan tới hoạt động phạm tội, giao dịch liên quan tới các danh sách cá nhân, tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, danh sách đen, danh sách cảnh báo; có quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ, cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ, có quy định về lưu giữ và bảo mật thông tin; áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho NHNN và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền xây dựng chương trình, tần suất đào tạo, nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng (cấp quản lý, cấp chính sách, cấp thực thi), quy mô, tổ chức (hội sở chính, chi nhánh, khu vực) và lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp; kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền này phải được phổ biến đến từng cá nhân, bộ phận có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền trong tổ chức báo cáo.
c) Báo cáo thông tin phòng, chống rửa tiền
Hiện nay, đối tượng báo cáo trong lĩnh vực ngân hàng phải thực hiện 3 loại báo cáo về phòng, chống rửa tiền gồm báo cáo giao dịch có giá trị lớn, báo cáo giao dịch đáng ngờ và báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn được thực hiện trong trường hợp khách hàng của đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày có tổng giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Báo cáo giao dịch đáng ngờ được thực hiện khi đối tượng báo cáo có nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa
tiền. Báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố được thực hiện khi đối tượng báo cáo phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch nằm trong danh sách đen hoặc khi có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố. Đối tượng báo cáo phải thực hiện báo cáo và gửi các báo cáo trên cho NHNN, riêng đối với báo cáo về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố phải gửi thêm cho Lực lượng phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an. Việc báo cáo giao dịch có giá trị lớn được thực hiện dưới hình thức truyền file điện tử với tần suất báo cáo hàng ngày theo ngày phát sinh giao dịch.
3.4.1.2. Áp dụng các biện pháp tạm thời
Đây là việc đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn những hậu quả bất lợi có thể xảy ra như ngăn chặn việc tẩu tán tiền, tài sản của cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch có dấu hiệu rửa tiền hoặc dấu hiệu tội phạm khác. Theo quy định của pháp luật, đối tượng báo cáo có thể được áp dụng các biện pháp tạm thời gồm biện pháp trì hoãn giao dịch, biện pháp phong tỏa tài khoản, biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.
a) Biện pháp trì hoãn giao dịch
Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội và phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc trì hoãn giao dịch theo quy định là việc không thực hiện giao dịch nhiều nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp này và là hình thức phong tỏa tạm thời trước khi có quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch mà đối tượng báo cáo không nhận được văn bản phản hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền thực hiện giao dịch.
b) Biện pháp phong tỏa tài khoản
Đối tượng báo cáo thực hiện phong tỏa tài khoản khi có quyết định phong tỏa tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chánh án Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án quân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự, Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản và chịu trách nhiệm về quyết định này. Đối tượng báo cáo phải báo cáo cho NHNN ngay khi thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản.
c) Biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản
Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản của các cá nhân, tổ chức khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và báo cáo việc thực hiện cho NHNN.
3.4.2. Thực tế triển khai công tác phòng, chống rửa tiền tại các NHTM
Lãnh đạo Cục Phòng, chống rửa tiền cho biết: “Theo quy định hiện hành về phòng, chống rửa tiền, các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
- Thiết lập Bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền đặt tại hội sở chính để triển khai toàn bộ các TCTD?
- Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
- Tuân thủ và thực hiện các báo cáo: Báo cáo STR, báo cáo giao dịch CTR và báo cáo EFT.
- Thực hiện cập nhật, nhận biết, rà soát thông tin khách hàng.
- Hàng năm phải thực hiện kiểm toán nội bộ về công tác phòng, chống rửa tiền và báo cáo kết quả về Cục Phòng, chống rửa tiền”.
Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Đến tháng 12/2013, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều đã xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật và được gửi cho Cục Phòng, chống rửa tiền; đã cử cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phòng,
chống rửa tiền và đăng ký cán bộ này với Cục Phòng, chống rửa tiền; đã triển khai các biện pháp KYC/CDD đối với khách hàng của mình; các TCTD đều có các quy trình, tiêu chí riêng để phân loại khách hàng của mình.
Việc báo cáo giao dịch có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế được 100% các TCTD thực hiện trên cơ sở truyền file báo cáo giao dịch có giá trị lớn (CTR) và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử (EFT) hàng ngày cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
Riêng đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, nhiều TCTD đã báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cục Phòng, chống rửa tiền. Nhưng tính đến tháng 12/2013, vẫn còn 36 TCTD chưa có bất kỳ báo cáo giao dịch đáng ngờ nào gửi cho Cục Phòng, chống rửa tiền kể từ khi Nghị định số 74/2005/NĐ-CP có hiệu lực.
Một số TCTD đã thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch trong một số trường hợp cụ thể khi có cơ sở nghi ngờ khách hàng hoặc cần trì hoãn để thu thập thêm thông tin hoặc để báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền hay cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, một số TCTD trong nước đã nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống rửa tiền và đã đầu tư đáng kể cho việc mua các phần mềm phòng, chống rửa tiền (xem Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Thống kê các ngân hàng trong nước triển khai phần mềm AML
Ngân hàng | Giải pháp | Năm | Thực trạng | |
1 | Agribank | Tombeller | 2012 | Đã xong |
2 | BIDV | 3i Infotech | 2011 | Đã xong |
3 | Vietcombank | Tombeller | 2013 | Đang triển khai |
4 | Eximbank | EastNets | 2011 | Đã xong |
5 | Techcombank | 3i Infotech | 2011 | Đã xong |
6 | Sacombank | GTone | 2011 | Đã xong |
7 | VIB | 3i Infotech | 2011 | Đã xong |
Có thể bạn quan tâm!
- Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 5
- Phương Pháp Phỏng Vấn Và Thu Thập Dữ Liệu Thứ Cấp
- Số Lượng Các Vụ Án, Bị Can Được Đem Ra Truy Tố, Xét Xử
- Phân Nhóm Các Hình Thức Giao Dịch Đáng Ngờ Liên Quan Đến Rửa Tiền
- Một Số Giải Pháp Về Phòng, Chống Rửa Tiền Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Nguồn: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Trong hoạt động ngân hàng, công tác phòng, chống rửa tiền với công nghệ hiện đại, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực phòng, chống rửa tiền của các ngân hàng việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là mấu chốt trong phòng, chống rửa tiền hiện nay.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư phần mềm chống rửa tiền là khá lớn các ngân
hàng thương mại có quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Do vậy, việc đầu tư phầm mềm chống rửa tiền trị giá khoảng 2 triệu USD chưa được các ngân hàng thương mại triển khai trong thời gian qua.
Theo Lãnh đạo Cục Phòng, chống rửa tiền: “về nguyên tắc, các ngân hàng phải xây dựng chương trình công nghệ thông tin về phòng chống rửa tiền và nhiều ngân hàng đang tiếp cận các Công ty cung ứng dịch vụ về Phòng, chống rửa tiền để lựa chọn hệ thống công nghệ thông tin phù hợp.
Thực tế cũng cho thấy các TCTD ngày càng nhận thức được ý nghĩa
của công tác phòng, chống rửa tiền nên đã đẩy mạnh các chương trình đào tạo chuyên sâu về mô hình, phương thức rửa tiền và tài trợ khủng bố qua hệ thống tài chính, ngân hàng và hoàn thiện chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Nhờ đó, số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ trong năm 2011
đã tăng mạnh, đặc biệt đã xuất hiện những báo cáo từ các tổ chức chưa bao giờ báo cáo trong vòng 5 năm qua. Nhiều TCTD đã kịp thời có những trao đổi với Cục Phòng, chống rửa tiền về những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các tình huống cụ thể trong hoạt động.
Thông qua công tác phòng, chống rửa tiền, các TCTD đã bước đầu tiếp cận, trao đổi và tìm được sự chia sẻ từ phía cơ quan chức năng trong việc quản lý và phòng, tránh rủi ro hoạt động của chính các tổ chức tín dụng.
3.5. Công tác tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin phòng, chống rửa tiền tại Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.5.1. Vị trí, vai trò Cục Phòng, chống rửa tiền
Theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 8/2009, Trung tâm TTPCRT hợp nhất với 3 đơn vị khác là Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác thành Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo quyết định trên Trung Tâm thông tin phòng chống rửa tiền được cơ câu lại và đổi tên thành Cục Phòng, chổng tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục PCRT được quy Quyết định 1654/QĐ-NHNN ngày 14/7/2009 và Quyết định 1047/QĐ- NHNN ngày 19/5/2011 của Thống đốc NHNN, cụ thể như sau:
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ký ban hành.
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền: (i)Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ về các giao dịch có nghi vấn; cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch được báo cáo; chuyển giao, cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; (ii) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật; (iii) Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về giao dịch có nghi vấn theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
tiền.
- Tham mưu, giúp các cấp trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ
xử lý thông tin phòng, chống rửa tiền.
- Tiếp nhận, quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền theo phân cấp, ủy quyền.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng giao.
Theo các quy định trên, Cục Phòng, chống rửa tiền đã thực hiện vai trò: Tiếp nhận, phân tích, xử lý, lưu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ về các giao dịch có nghi vấn; cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch được báo cáo; chuyển giao, cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều
tra, xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định pháp luật; đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về giao dịch có nghi vấn theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Sự ra đời của Cục Phòng, chống rửa tiền là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam hiện nay. Việc ra đời Cục Phòng, chống rửa tiền không chỉ là một yêu cầu của quá trình hội nhập, trong xu thế toàn cầu hoá mà còn là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo các vấn đề an ninh, kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự lành mạnh và ổn định của hệ thông tài chính, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
3.5.2. Kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin
3.5.2.1. Số lượng và quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin
a) Báo cáo CTR và EFT
Cục PCRT đã tiếp nhận hàng triệu đơn vị thông tin báo cáo từ các tổ chức tín dụng bao gồm báo cáo giao dịch có giá trị lớn (CTR) và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử (EFT).