Tỷ Trọng Doanh Thu Của Các Lĩnh Vực Kinh Doanh Trong Tổng Doanh Thu Du Lịch Năm 2009


trọng doanh thu lưu trú chưa cao, và có xu hướng giảm trong tổng doanh thu du lịch.

Cơ sở kinh doanh lữ hành:

Doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt không thể thiếu được đối với sự phát triển của KTDL. Cùng với sự gia tăng về số lượng du khách đến Lào Cai, trong những năm qua hoạt động kinh doanh lữ hành cũng không ngừng phát triển. Tính đến nay toàn tỉnh có 36 doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực này với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, có 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (gồm 1 doanh nghiệp Nhà nước; 4 công ty cổ phần; 3 chi nhánh và 2 công ty trách nhiệm hữu hạn) và 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Để phục vụ và đáp ứng dịch vụ hướng dẫn tham quan cho du khách thì tỉnh đã cấp 54 thẻ HDV du lịch toàn quốc (trong đó, tiếng Trung là 32; tiếng Anh 18 và ngoại ngữ khác 4); cấp và đổi lại 219 thẻ HDV du lịch địa phương. Trong thời gian tới sẽ ban hành Giấy chứng nhận thuyết minh theo Luật du lịch để phục vụ công tác hướng dẫn, giới thiệu tiềm năng du lịch cho khách tại các khu, tuyến, điểm du lịch của tỉnh Lào Cai.

Có thể nói, kinh doanh lữ hành tại Lào Cai là một hoạt động thu hút được nhiều lao động du lịch trên địa bàn tỉnh và là một trong những nguồn thu quan trọng trong tổng doanh thu du lịch.

Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh lữ hành

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

1. Doanh thu lữ hành

8400

39.286

47.572

61.183

64.516

67.751

2. Tỷ trọng doanh thu lữ hành trong

tổng doanh thu (%)


23


18,3


17


16,9


14,9


13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 11

Nguồn: Cục thống kê Lào Cai (2010)


Năm 2000 doanh thu lữ hành đạt 8.400 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23% trong tổng doanh thu du lịch, đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống còn 18,3% nhưng doanh thu đạt 39.286 triệu đồng tăng lên gấp 4,7 lần; năm 2009 đạt 67.751 triệu đồng tăng gấp 8,1 lần so với năm 2000 và gấp 1,72 lần so với năm 2005, tăng lên so với năm 2008 là 5% và chiếm tỷ trọng là 13%.

Mặc dù tỷ trọng của doanh thu lữ hành trong tổng doanh thu giảm trong giai đoạn qua do khó khăn của hoạt động du lịch nói chung, các doanh nghiệp phải thực hiện giảm giá để thu hút khách song có thể thấy, hoạt động kinh doanh lữ hành đã có sự tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng bình quân là 14,8%/năm. Như vậy, có thể thấy, kinh doanh lữ hành là một hoạt động thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia và chiếm một tỷ trọng quan trọng trong tổng doanh thu du lịch của tỉnh Lào Cai.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch:

Do đặc điểm địa hình của tuyến, điểm, khu du lịch nên loại hình vận chuyển phục vụ du khách đến du lịch Lào Cai chủ yếu bằng phương tiện ô tô và tàu hỏa. Lực lượng vận tải phục vụ khách du lịch tiếp tục có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của của du khách. Toàn tỉnh hiện có 10 hợp tác xã, 13 công ty, 6 doanh nghiệp, 3 hãng taxi với trên 1.200 đầu xe các loại. Đồng thời, hiện nay có 5 cặp xe ô tô giường nằm cao cấp chạy suốt từ Lào Cai – Hà Nội và ngược lại. Bên cạnh đó, tỉnh đã hợp tác tốt với ngành đường sắt Việt Nam trong việc đầu tư nâng cấp và tổ chức nhiều tàu chất lượng cao với 21 toa giường nằm và 8 hãng tàu du lịch với tổng số 15 toa giường nằm cao cấp, phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến với Lào Cai.

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là một trong 3 ngành chính trong hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Lào Cai. Doanh thu vận chuyển khách trong những năm gần đây đã tăng lên mạnh, hằng năm nó đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh.


Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

1. Doanh thu vận chuyển

khách

21.377

29.972

40.544

50.614

57.513

2. Tỷ trọng doanh thu vận chuyển khách trong tổng

doanh thu (%)


9,9


10,7


11,2


11,7


11

Nguồn: Cục thống kê Lào Cai (2010)

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2005 – 2009 doanh thu vận chuyển có mức tăng trưởng nhanh qua các năm và ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng doanh thu du lịch của Lào Cai. Năm 2009, tỷ trọng doanh thu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, gây khó khăn cho hoạt động du lịch. Nhằm thu hút khách du lịch đến Lào Cai, tỉnh đã tiến hành chương trình khuyến mại giảm giá 5 dịch vụ cơ bản, trong đó có dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên, doanh thu vận chuyển khách năm 2009 đạt 57.513 triệu đồng tăng gấp 13,7 lần so với năm 2000; gấp 2,7 lần so với năm 2005 và tăng lên so với năm 2008 là 14% .

Hệ thống cơ sở kinh doanh các dịch vụ du lịch khác:

+ Cơ sở ăn uống:

Lào Cai không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa dân tộc đặc sắc mà Lào Cai còn nổi tiếng với nhiều món ăn mang đậm hương vị của núi rừng mà du khách đặc biệt ưa thích như: Thắng cố, mì vằn thắn, rượu Sán Lùng…cùng với nhiều loại hoa quả và rau xanh. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương cũng như nhu cầu ăn uống của du khách khi đến Lào Cai du lịch, hàng loạt các cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống được đầu tư, xây dựng. Các cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối phong phú, đa dạng, hiện có hàng trăm nhà hàng chuyên doanh và các nhà hàng nằm trong khách sạn với hàng ngàn chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu của khách. Doanh thu ăn uống cũng đã chiếm một


tỷ trọng lớn so với các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch khác vào tổng doanh thu du lịch của tỉnh Lào Cai.

Bảng 2.6. Doanh thu ăn uống

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

1. Doanh thu ăn

uống

8050

43.000

62.703

124.196

163.087

171.266

2. Tỷ trọng doanh thu ăn uống trong

tổng doanh thu (%)


22


20


22,4


34,4


37,6


34

Nguồn: Cục thống kê Lào Cai (2010)

Từ bảng trên ta thấy, doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu du lịch và đạt mức độ tăng trưởng cao, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2009. Năm 2000 doanh thu ăn uống mới chỉ đạt là 8050 triệu đồng thì đến năm 2009 doanh thu hoạt động kinh doanh này đã tăng lên 171.266 triệu đồng, tăng gấp 21,27 lần so với năm 2000. Điều đó cho thấy càng ngày càng có nhiều nhà hàng và các cơ sở tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này và họ đã biết sử dụng những sản phẩm của địa phương để mang đến hương vị đặc trưng, sâu sắc tới khách.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Thực đơn trong trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn còn đơn điệu, vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức…Đồng thời nhân sự trong các nhà hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là nhân viên nấu ăn thì chiếm tỷ lệ rất ít. Nhân viên nấu ăn chưa được đào tạo một cách cơ bản và có quy mô cho nên dẫn đến tình trạng kém chất lượng và không đủ đáp ứng khi lượng khách đến Lào Cai tăng nhanh. Cùng với sự quá tải về sức chứa sẽ đồng nghĩa với việc chất lượng các dịch vụ phục vụ ăn uống giảm. Qua điều tra cho thấy tại một số khách sạn và nhà hàng lớn như: Châu Long, Victoria, VietPlaza, Long Hoè...thu hút được đông đảo du khách tới ăn thì hầu hết đều phải thuê đầu bếp là người nước ngoài. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu đối với du khách nên nếu tập


trung khai thác tốt thì hiệu quả mang lại rất cao trong tổng doanh thu các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch. Do vậy, đây cũng là vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai.

+ Các cơ sở thương mại:

Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa. Tại các điểm khu du lịch dân cư địa phương cũng tham gia vào hoạt động buôn bán hàng lưu niệm, các đặc sản của địa phương. Ngay cả trong khách sạn, nhà nghỉ cũng trưng bày và bán các sản phẩm này. Mua sắm hàng hóa, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm là một nội dung hấp dẫn khách du lịch, nhất là những mặt hàng thổ cẩm của Lào Cai. Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư, bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch.

Bảng 2.7. Doanh thu bán hàng

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

1. Doanh thu bán hàng

5.436

7.112

9.069

11.913

12.511

2. Tỷ trọng doanh thu bán hàng

trong tổng doanh thu (%)

2,5

2,6

2,5

2,7

2

Nguồn: Cục thống kê Lào Cai (2010)

Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu du lịch song hoạt động kinh doanh hàng hóa cũng góp phần đem lại nguồn thu cho hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch của địa phương. Năm 2009 doanh thu đạt 12.511 triệu gấp 2,3 lần năm 2005 và tăng 5% so với năm 2008. Mặc dù doanh thu bán hàng đã tăng rõ rệt qua các năm với mức tăng trưởng khá cao, song nhìn chung hiệu quả chưa cao. Sở dĩ như vậy là do phần đa các cơ sở thương mại, mua bán hàng hóa chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, trung tâm, các điểm bán hàng tại các khu du lịch còn bất cập, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và cảnh quan du lịch, chất lượng thấp, chưa đảm bảo an toàn để thu hút sự quan tâm của du khách. Bên cạnh đó, các sản


phẩm hàng hóa, đồ lưu niệm mang đặc trưng riêng của địa phương còn thiếu và chưa đa dạng. Mặt khác, hiện tượng chèo kéo khách của những người bán hàng rong gây tâm lý không tốt cho du khách khi tới tham quan.

+ Các cơ sở thể thao và vui chơi, giải trí:

Hệ thống cơ sở phục vụ hoạt động thể thao và vui chơi, giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng, một số cơ sở vui chơi, giải trí được hình thành như: Khu du lịch sinh thái Thanh Kim, Hàm Rồng (Sa Pa); Hồ Na Cồ (Bắc Hà); công viên Nhạc Sơn; dịch vụ Casino (Thành phố Lào Cai); dịch vụ tắm thuốc dân tộc…Tuy nhiên, cơ sở thể thao và vui chơi, giải trí nhìn chung còn chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách du lịch chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như đi bộ dạo phố, ngắm cảnh, chơi chợ và tham quan tìm hiểu về văn hóa các dân tộc…Vì vậy, việc quy hoạch đầu tư phát triển các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí là rất cần thiết.

Qua việc phân tích và tổng hợp tình hình phát triển của hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch, có thể thấy rằng: Trong tổng số nguồn thu từ du lịch thì có thể thấy doanh thu ăn uống ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, doanh thu lưu trú và lữ hành cũng chiếm tỷ trọng khá cao song nhìn chung vẫn còn thấp, còn lại là doanh thu từ các hoạt động du lịch khác.









26%



14%


Kinh doanh lưu trú Kinh doanh lữ hành Kinh doanh vận chuyển Kinh doanh ăn uống Bán hàng

Thể thao, vui chơi và giải trí





13%

2%









11%



34%









Hình 2.1. Tỷ trọng doanh thu của các lĩnh vực kinh doanh trong tổng doanh thu du lịch năm 2009

Nguồn: Sở VHTT&DL Lào Cai (2010)


Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao tỷ trọng doanh thu của các hoạt động du lịch nói trên thì tỉnh cần phải có những giải pháp quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch nhằm thu hút và đẩy mạnh hơn nữa lượng khách đến Lào Cai, đặc biệt là đối tượng khách có sức mua lớn và chi tiêu nhiều, đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngành du lịch.

2.2.6. Số lượng du khách và doanh thu du lịch

2.2.6.1. Tình hình tăng trưởng và đặc điểm nguồn khách

Du khách đến Lào Cai trong những năm gần đây đã tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và cơ cấu khách. Tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt 14,2 %/năm.

Bảng 2.8. Khách du lịch đến Lào Cai qua các năm

Đơn vị: lượt khách



Năm

Tổng số

Khách nội địa

Khách quốc tế


Số lượng

So với năm trước

(%)


Số lượng

Tỷ trọng (%)


Số lượng

Tỷ trọng

(%)

2001

265.000

126

119.000

45

146.000

55

2002

331.000

125

156.000

47

175.000

53

2003

380.000

114

245.000

64

135.000

36

2004

480.000

126

310.000

64,5

170.000

35,6

2005

510.000

106

330.000

64,7

180.000

35,3

2006

560.000

109

370.000

66

190.000

34

2007

632.000

112

409.000

64,7

223.000

35,3

2008

667.000

105

279.000

41,8

388.000

58,2

2009

700.451

105

373.558

53,3

326.893

46,7

Nguồn: Sở VHTT&DL Lào Cai (2010)

Khách quốc tế:

Qua bảng số liệu có thể thấy, lượng khách Quốc tế đến Lào Cai tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh…gây khó khăn cho nhiều đoàn khách quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào Cai nói riêng. Mặc dù lượng khách quốc tế giảm 16% so với năm 2008, song với 326.893 lượt khách cũng là một kết quả đang nghi nhận trước sự cố gắng nỗ lực của ngành du lịch Lào Cai cũng như của các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.


Sở dĩ, lượng khách quốc tế đến Lào Cai tăng nhanh trong những năm gần đây là do cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh ngày càng thông thoáng hơn, thủ tục xuất nhập cảnh được cải tiến nhanh gọn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật trên các tuyến, điểm du lịch đã được nâng cấp đáng kể, đội ngũ lao động du lịch được củng cố, tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch mạnh mẽ. Mặt khác, nhờ có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc nên khách du lịch Trung Quốc đến Lào Cai chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai được bảo tồn đang là nguyên nhân thu hút ngày càng nhiều du khách du lịch Châu Âu tham quan, nghiên cứu.

Từ chỗ cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào Cai chủ yếu là khách Trung Quốc, đến nay cơ cấu khách đã trở lên rất phong phú và đa dạng với trên 80 quốc tịch khác nhau. Khách du lịch Trung Quốc đến Lào Cai chủ yếu với mục đích tham quan, mua sắm, trong khi đó khách du lịch Châu Âu phần đông là khách đến từ các nước như: Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển... đến Lào Cai với mục đích chính là đến các địa danh của tỉnh, nơi có các tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc như Sa Pa, Bắc Hà, chủ yếu họ đến nghiên cứu về dân tộc học và xã hội học, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của người dân địa phương. Khách du lịch quốc tế đến Sa Pa đều thực hiện các tua du lịch tới các bản làng người H’mông, người Dao, người Tày, người Dáy. Những nơi khách du lịch thường tới thăm là Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ, Lao Chải, Cát Cát để thưởng thức bầu không khí miền núi trong lành và tìm hiểu văn hóa dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc. Du khách nước ngoài còn thích đi bộ xuyên rừng và thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn của vùng rừng núi, tham quan thác bạc, bãi đá cổ, cầu mây và tham quan phiên chợ văn hóa giao duyên Sa Pa vào các tối thứ 7, tham quan phiên chợ văn hóa vùng cao Bắc Hà vào ngày Chủ nhật.

Thời gian lưu trú bình quân đối với khách Châu Âu là 3-4 ngày, của khách Trung Quốc là từ 1-2 ngày.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí