Lượng Khách Và Doanh Thu Từ Du Lịch Thời Kỳ 2000-2009


Khách du lịch nội địa:

Khách du lịch nội địa đến Lào Cai chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, tham dự các lễ hội văn hóa, du lịch công vụ..., ngoài ra còn một bộ phận người dân Lào Cai cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần.

Giai đoạn 2001 – 2005, Lào Cai đạt mức tăng trưởng cao về lượng khách du lịch nội địa. Năm 2008 - 2009 là năm du lịch Lào Cai không đạt chỉ tiêu về lượng khách so với kế hoạch đề ra.Việc suy giảm của ngành du lịch cũng kéo theo nhiều ngành dịch vụ khác suy giảm, dẫn tới ảnh hưởng mạnh đến kinh tế và thu ngân sách tỉnh. Đứng trước tình trạng trên, UBND tỉnh Lào Cai đã có kế hoạch triển khai các giải pháp cấp bách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa đến Lào Cai với 4 nhóm giải pháp chính là giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về thị trường và quảng bá du lịch, giải pháp về sản phẩm và đầu tư. Nhờ vậy, mặc dù lượng khách quốc tế giảm chung như toàn quốc nhưng khách du lịch nội địa tăng mạnh, vượt qua thực trạng kinh tế suy giảm, lạm phát trong nước và dịch bệnh gia tăng, góp phần tăng trưởng mạnh du lịch nội địa tỉnh Lào Cai năm 2009 với

373.558 lượt khách tăng 33% so với cùng kỳ năm 2008 song nhìn chung mức tăng trưởng bình quân vẫn còn thấp, đạt 5,8%.

Phần lớn khách nội địa đến Lào Cai để lên Sa Pa thưởng thức bầu không khí trong lành mát mẻ và quay trở lại Lào Cai để xuất cảnh sang Trung Quốc tham quan và mua sắm. Vào những ngày cuối tuần khi có phiên chợ văn hóa vùng cao ở Sa Pa và Bắc Hà, lượng khách du lịch nội địa thường tăng cao đáng kể. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa đạt từ 1,62 - 2 ngày.

Đánh giá chung:

Như vậy có thể thấy rằng số lượng khách đến Lào Cai qua các năm đều có sự gia tăng. Đặc biệt là lượng khách quốc tế đến Lào Cai ngày càng tăng với nhiều quốc tịch khác nhau. Chỉ tính hơn 2 tháng đầu năm 2010, Lào Cai đón gần 15 vạn lượt khách, đạt trên 25% kế hoạch 2010 và tăng trên 40% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt gần 60.000 lượt.


Qua các điều tra đã khẳng định, nguồn khách đến Lào Cai là những du khách trẻ, đến đây để tận hưởng không khí mát mẻ, nghỉ ngơi, đi dạo và vui chơi. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và văn hoá của Lào Cai hiện nay, cần phải khuyến khích và tăng cường thu hút các đối tượng du khách có sức mua lớn và chi tiêu nhiều, đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

2.2.6.2. Doanh thu du lịch

450000

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 12

400000

350000

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0

600000


500000


400000


300000

Khách nội địa Khách quốc tế

Doanh thu

200000

100000


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm

Lượt khách

Triệu đồng

Cùng với sự gia tăng về lượng khách cũng như sự tăng lên trong doanh thu của các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và doanh thu khác trong thời gian qua, doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thu ngân sách từ phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006 – 2009 bình quân đạt gần 15 tỷ đồng/năm. Thu nhập xã hội từ du lịch của tỉnh Lào cai có mức gia tăng khá lớn, doanh thu do du lịch mang lại được thể hiện qua hình sau:


Hình 2.2. Lượng khách và doanh thu từ du lịch thời kỳ 2000-2009

Nguồn: Sở VHTT&DL Lào Cai (2010)

Như vậy, có thể thấy doanh thu du lịch không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2000, doanh thu chỉ đạt 36.400 triệu đồng thì đến năm 2005 con số này gia tăng lên gấp 5,9 lần với 215.000 triệu đồng. Năm 2006 doanh thu đạt 280.000 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2005; năm 2007 đạt 362.000 triệu đồng tăng 29% so với năm 2006; năm 2008 và năm 2009 do khó khăn của ngành du lịch cả nước nói


chung cũng như của Lào Cai nói riêng nên mức tăng trưởng tuy có thấp hơn so với các năm trước song cũng đã đạt được thành công đáng kể, doanh thu đều đạt và vượt kế hoạch 16,7%. Đây là một kết quả đáng ghi nhận trước sự nỗ lực của các cấp ngành tỉnh Lào Cai và của ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này.‌

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua những số liệu thống kê nêu trên cũng như việc đánh giá phân tích thực trạng phát triển của các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng và của ngành du lịch tỉnh nói chung, có thể thấy trong những năm gần đây, KTDL của tỉnh Lào Cai đã có những chuyển động tích cực và có bước khởi sắc:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phát triển du lịch được tăng cường và nâng cao hiệu quả. Bộ máy QLNN về du lịch từ tỉnh tới huyện, xã được kiện toàn một bước. Các mặt QLNN về du lịch có nhiều tiến bộ, công tác hướng dẫn thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm trong KDDL được duy trì.

- Để ngành du lịch của tỉnh thực sự phát triển mạnh, nhanh và bền vững, Sở VHTT&DL Lào Cai đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Hợp tác trong nước, quốc tế và khu vực được đẩy mạnh.

- Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ý thức trách nhiệm cua các bộ công nhân viên ngành du lịch cũng như nâng cao văn hóa du lịch cho nhân dân ở các địa phương trọng điểm về du lịch.

- Vốn đầu tư cho phát triển KTDL được huy động và sử dụng hiệu quả. Giai đoạn 2006 – 2010 ước thực hiện được 1.239.894 triệu đồng đầu tư vào vào cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí, đào tạo nhân lực, xúc tiến du lịch. Điểm thành công nữa là đã


thu hút được rất nhiều nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn khác ngoài nguồn ngân sách.

- Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng phát triển nhanh, ngày càng khẳng định hướng đi đúng trong trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Du lịch Lào Cai có sự phát triển về chất. Năm 2009, lượng khách du lịch chỉ tăng 5% so với năm 2008 nhưng doanh thu du lịch tăng 18% so với năm 2008, cơ sở vật chất phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển…) ngày càng được đầu tư với chất lượng cao hơn. Phát triển KTDL đã đem lại hiệu quả tích cực cho kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai.

+ Về kinh tế: Doanh thu xã hội từ phát triển KTDL ngày càng tăng nhanh, nhờ đó ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà Nước. Thông qua hoạt động du lịch, nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển theo góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

+ Về xã hội: Du lịch phát triển tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động và tăng đáng kể thu nhập cho người lao động. Vai trò của du lịch trong xóa đói, giảm nghèo ngày càng rõ nét. Những bản làng có du lịch phát triển, tỷ lệ đói nghèo giảm hẳn. Ví dụ ở làng Cát Cát năm 2000 có 30% hộ đói nghèo, thì đến năm 2009 chỉ còn 11,6% số hộ nghèo; làng Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo đến 6 tháng đầu năm 2009 chỉ còn 36,3% hộ nghèo.

Đặc biệt sự phát triển của KTDL Lào Cai trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc phục hồi, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, phục hồi và phát triển các loại hình văn hóa dân gian, phong tục tập quán lễ hội.

Có được những kết quả trên là do ngành du lịch Lào Cai thường xuyên nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh Ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, tổng cục du lịch và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được ngành rất quan tâm. Trong việc chỉ đạo điều hành Sở VHTT&DL đã sâu sát cơ sở, tập trung giải quyết các khó khăn, phức tạp trong


hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đầu tư phát triển để tạo điều kiện cho cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển KTDL, nhưng trong quá trình phát triển, du lịch Lào Cai vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành.

- Chất lượng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhưng vẫn chưa thút được khách do hệ thống đường xá đã xuống cấp hoặc chưa có đường gây trở ngại lớn cho các hoạt động du lịch. Hệ thống cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng nhu cầu tại thành phố và trung tâm huyện lị, hầu hết tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch thù hệ thống cấp nước còn thiếu. Mạng lưới thông tin hầu như mới chỉ đến trung tâm xã, chưa mở rộng đến các tuyến, điểm du lịch bản làng nên ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn yếu, đặc biệt các khu du lịch trọng điểm còn thiếu nhiều các dự án đầu tư lớn, thiếu các khách sạn chất lượng cao để phục vụ khách du lịch có thu nhập cao. Trong toàn tỉnh mới có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 sao đến 4 sao (chiếm 5,9% trong tổng số cơ sở). Mặc dù đã mở nhiều lớp để nâng cao nhận thức của người dân trong hoạt động phục vụ khách lưu trú tại các làng bản, tuy nhiên hoạt động này vẫn mang tính tự phát, chưa đem lại sự hài lòng cho du khách. Dịch vụ ăn uống tại Lào Cai đã phát triển những vẫn còn thiếu những nhà hàng với các món ăn dân tộc độc đáo, các nhà hàng chất lượng cao với các món ăn Âu, Á, các món ăn ẩm thực từ 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Mặt khác, phong cách phục vụ còn yếu, chưa chuyên nghiệp, thiếu đầu bếp có tay nghề cao. Các dịch vụ văn hóa, thể thao như: Sân golf, sân tennis, các dịch vụ vật lý trị liệu…còn khan hiếm. Nhiều trung tâm, cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị đã hình thành nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún thiếu đồng bộ, mặt hàng còn đơn điệu, chưa thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần thái độ phục vụ chưa văn minh. Vì vậy


khách đến Lào Cai tuy đông nhưng thời gian lưu lại ngắn, mức chi tiêu không cao ảnh hưởng đến doanh thu du lịch.

- Việc đầu tư khai thác vào các tài nguyên tự nhiên và nhân văn còn nhiều hạn chế và chưa tướng xứng. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, nhất là việc khai thác các thế mạnh về văn hóa, dân tộc, các lễ hội và tiềm năng thiên nhiên.

- Nguồn nhân lực du lịch Lào Cai còn thiếu và yếu, nhân lực quản lý du lịch. Lao động trực tiếp có trên 60% chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành du lịch nên năng lực, kỹ năng nghề và chất lượng phục vụ thấp.

- Kinh phí dành cho xúc tiến, quảng bá du lịch còn ít; công tác quảng bá du lịch đã được quan tâm đẩy mạnh nhưng chưa có chiến lược, thiếu tính chuyên nghiệp, mới chủ yếu tập trung quảng bá trong nước và những thị trường gần, chưa chú trọng quảng bá các thị trường ngoài nước và những thị trường xa theo chủ điểm, trọng điểm hoặc sản phẩm đặc thù theo nhu cầu thị trường.

- Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư bằng các dự án du lịch lớn và chất lượng. Các dự án lớn hầu như vẫn tập trung tại địa bàn huyện Sa Pa, thành phố Lào Cai, chưa thu hút được các dự án lớn đầu tư vào Bắc Hà và các khu, tuyến điểm du lịch khác.

- Một số hiện tượng tồn tại từ nhiều năm nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để như tình trạng chèo kéo khách của một số cơ sở lưu trú, nhà hàng và những người bán hàng rong.

- Việc quy hoạch một số công trình phục vụ như chợ ẩm thực, các điểm bán hàng tại các khu, tuyến, điểm du lịch còn bất cập, lấn chiếm hành lang giao thông để kinh doanh dịch vụ làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, mỹ quan điểm du lịch và văn minh trong KDDL. Một số tuyến điểm du lịch cộng đồng đã mất dần cảnh quan thiên nhiên do tốc độ đô thị hóa, hoặc đầu tư các công trình thủy điện, đường giao thông.


Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của KTDL còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế và yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sở dĩ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai còn tồn tại những hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

* Nguyên nhân khách quan:

- Xuất phát điểm nền kinh tế Lào Cai và ngành du lịch địa phương thấp, các yếu tố thị trường chưa hình thành đầy đủ. Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch kéo theo những đòi hỏi cấp bách về tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực còn nhiều chỗ bất cập (cơ chế quản lý, chế tài xử phạt, cơ chế hợp tác và hội nhập quốc tế…)

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm qua đã làm suy giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có tỉnh Lào Cai.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Cán bộ và cơ quan quản lý du lịch ở các huyện, thành phố còn yếu và thiếu, lúng túng trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến tham mưu triển khai Đề án phát triển KTDL của tỉnh và công tác QLNN về du lịch.

- Thiếu vốn trong quá trình đầu tư và công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nên một số dự án du lịch triển khai chậm. Chưa hình thành được nguồn lực đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch và đào tạo nhân lực du lịch hàng năm.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế, vì vậy môi trường du lịch vẫn còn tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong của người dân tộc vẫn chưa có giải pháp xử lý.

- Lực lượng lao động trong ngành trình độ học vấn và hiểu biết còn chưa cao. Ý thức của dân cư sống tại các điểm du lịch vẫn còn thấp.

- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp (thủy điện, khai thác mỏ…) đã làm mất cảnh quan tự nhiên tại nhiều, tuyến điểm du lịch.


- Công tác xây dựng và cụ thể các dự án trong đề án còn mang nặng tính hình thức do đó chưa thu hút được các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu và ngân sách tỉnh.

Trên đây là những hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển KTDL của tỉnh Lào Cai. Do đó, để KTDL phát triển nhanh hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của tỉnh, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng KTDL trong thời gian qua, có thể đưa ra những quan điểm, định hướng và giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế để đưa KTDL của tỉnh phát triển nhanh, mạnh, bền vững trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2022