Xu Hướng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Trên Thế Giới


hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến và tạo ra điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện vận chuyển và làm vừa lòng khách đi du lịch.

Môi trường chính trị hòa bình, ổn định

Đó là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lưu về du lịch giữa các nước trong khu vực, trên toàn cầu không ngừng phát triển. Nếu chỉ hội tụ ba điều kiện chung ở trên mà không có điều kiện này thì các cuộc hành trình du lịch quốc tế không có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Nếu một vùng có chiến tranh hoặc xảy ra các cuộc xung đột thì nhân dân ở các nước tại vùng đó khó có điều kiện ra nước ngoài du lịch và ngược lại khách du lịch trên thế giới cũng khó có điều kiện đến các nước ở vùng đó để du lịch. Ví dụ: vùng Trung Cận Đông I-ran, I-rắc, Ixraen, Palestin v.v...

Nếu trên thế giới không khí chính trị là căng thẳng thì hoạt động đi du lịch cũng không có điều kiện phát triển. Trước đây, trong thời gian còn tồn tại cuộc chiến tranh lạnh, các nước trên thế giới chia thành các phe đối lập thì thị trường du lịch thế giới cũng phân chia thành ba nhóm: Thị trường du lịch quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa, thị trường du lịch quốc tế của các nước tư bản chủ nghĩa, và thị trường du lịch quốc tế của các nước thuộc thế giới thứ ba. Sự giao lưu, trao đổi về du lịch giữa ba khối thị trường này là vô cùng hãn hữu. Do vậy số lượng khách du lịch quốc tế trong những năm đó (trước năm 1989) là ít hơn rất nhiều so với bây giờ.

Những điều kiện chung có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch (Nhóm này gồm những điều kiện: tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, tình hình chính trị hòa bình của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách).

Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước

Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở mức độ lớn vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất


cần thiết cho du lịch. Nếu một nước phải nhập một khối lượng lớn hàng hóa để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật và để đảm bảo việc phục vụ khách du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hóa sẽ hết sức khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của một đất nước được phân tích và đánh giá chủ yếu theo các hướng sau:

+ Thực trạng và xu hướng phát triển của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người. Tổng sản phẩm quốc nội là chỉ số kinh tế tổng hợp nhất để đánh giá sức mạnh kinh tế của một đất nước. Giá trị và cấu trúc của tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) cho chúng ta thấy rò nét nhất sức mạnh, tốc độ phát triển và đặc tính của một nền kinh tế.

Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 5

+ Đánh giá sức mạnh của nền kinh tế đất nước người ta dựa vào giá trị tuyệt đối của GDP (bao nhiêu tỷ USD?)

+ Đánh giá xu hướng phát triển của nền kinh tế một cách tổng hợp người ta dựa vào xu hướng phát triển của GDP thông qua tốc độ phát triển (bao nhiêu %?)

+ Đánh giá đặc tính của một nền kinh tế người ta dựa vào sự phân tích cấu trúc (hay các bộ phận cấu thành của GDP)

Ở đây người ta muốn nói đến việc nghiên cứu, phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của GDP như một chỉ số đánh giá tình hình và xu hướng phát triển của nền kinh tế một đất nước, song với sự nhấn mạnh vào những ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch.

Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các ngành sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất. Một đất nước nếu có tỷ trọng của các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất cao thì đất nước đó có nền kinh tế phát triển.

Sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Những ngành này phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch (và cũng là các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế đất nước). Ngành du lịch sử dụng khối lượng lớn lương thực và nhất là thực phẩm (tươi và chế biến). Các ngành công nghiệp thực phẩm như công nghiệp chế biến đường,


thịt, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu bia, thuốc lá v.v...là các ngành cung cấp nhiều hàng hóa cần thiết cho du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vật tư cho du lịch như công nghiệp dệt, công nghiệp sành sứ, đồ gốm.

Xu hướng phát triển nội ngoại thương: Ngành nội thương bao gồm mạng lưới bán buôn, mạng lưới bán lẻ, mạng lưới khách sạn, nhà hàng; Ngành ngoại thương: xuất, nhập khẩu. Chỉ số tuyệt đối của ngành ngoại thương phát triển chưa chắc đã là tích cực cho nền kinh tế mà quan trọng là tỷ trọng xuất khẩu cao.

Tỷ trọng dân đang trong độ tuổi lao động tích cực trong tổng dân số: tỷ trọng này lớn là tiềm năng phát triển kinh tế cao. Đặc biệt, đối với ngành du lịch là ngành cần có hàm lượng lao động sống lớn thì yếu tố này là đặc biệt quan trọng giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.

Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách

Tình hình chính trị hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển du lịch được nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình vì như thế sẽ không có điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch và cũng không thu hút được khách du lịch.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn của khách du lịch: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, nạn khủng bố...); Lòng hận thù của dân bản xứ đối với một dân tộc nào đó (thường xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ...); Các loại bệnh dịch như tả, lỵ, dịch hạch, sốt rét...

Những điều kiện chung để phát triển du lịch đã nêu ra ở trên tác động một cách độc lập đến sự phát triển của du lịch. Các điều kiện ấy ảnh hưởng đến du lịch tách rời nhau do vậy nếu thiếu một trong những điều kiện ấy, sự phát triển của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Sự có mặt của tất cả những điều


kiện ấy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch như một hiện tượng kinh tế xã hội đại chúng và lặp lại đều đặn.

* Các điều kiện đặc trưng:

Hệ thống các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từng vùng hoặc từng đất nước để phát triển du lịch bao gồm điều kiện và tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch và những tình hình và sự kiện đặc biệt.

Điều kiện về tài nguyên du lịch:

Nếu như ta coi các điều kiện chung như là các điều kiện đủ để phát triển du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch như là các điều kiện cần để phát triển du lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội phát triển cao, song nếu không có các tài nguyên du lịch thì cũng không phát triển du lịch được. Tiềm năng kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên - những cái mà thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nước nhất định. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra. Vì vậy, ta có thể phân tài nguyên du lịch ra làm hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

Tài nguyên thiên nhiên: Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi.

+ Địa hình, đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như biển, rừng, sông, hồ, núi...Vì khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo...và họ thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

+ Khí hậu, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau nhưng nhìn chung khách du lịch thường không thích những nơi quá lạnh, quá nóng; họ ưa thích những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao và số ngày mưa tương đối it vào thời vụ du lịch.


+ Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng. Rừng là nhà máy sản xuất ra ô xy, là nơi yên tĩnh và trật tự. Nếu thực vật phong phú và quý hiếm sẽ thu hút được khách du lịch với lòng ham tìm tòi nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loài thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ: khách du lịch từ châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây leo.

+ Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch, đặc biệt những loài động vật quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu và lập vườn bách thú.

+ Tài nguyên nước, các nguồn tài nguyên như ao, hồ, sông, ngòi, đầm...vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng; các nguồn nước khoáng là tiền đề cho việc phát triển du lịch chữa bệnh.

+ Điều kiện về vị trí địa lý: Nếu điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch thì việc đi lại sẽ rất thuận lợi cho du khách; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn sẽ thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch, nếu điểm du lịch ở xa du khách sẽ phải chi thêm tiền cho việc đi lại, và phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.

Tài nguyên nhân văn: Các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế, các phong tục tập quán cổ truyền có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở môt địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch:

Các điều kiện về tổ chức: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý; Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch. Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của du khách


Các điều kiện về kỹ thuật: ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch đó là các cơ sở vật chất du lịch và các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và các phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vật tải, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch và những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng...Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường không, đường thủy), hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương và phục vụ khách du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó quyết định nhịp độ phát triển và chất lượng phục vụ du lịch.

Các điều kiện về kinh tế: liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch phải kể đến việc đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch (bởi vì ngành du lịch là ngành luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới); việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng. Trong việc cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch, việc cung ứng phải đảm bảo thường xuyên và có chất lượng tốt. Việc cung ứng thường xuyên có ý nghĩa hai mặt: Thứ


nhất, thỏa mãn đầy đủ hàng hóa cho các nhu cầu du lịch. Thứ hai, tăng thu nhập ngoại tệ. Vì khi hàng hóa và dịch vụ phong phú thì khách du lịch tiêu tiền nhiều hơn. Song song với việc cung ứng đầy đủ và đều đặn vật tư hàng hóa cho tổ chức du lịch thì vấn đề chất lượng và giá cả của hàng hóa vật tư cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sức cạnh tranh trên thị trường của tổ chức du lịch.

Một số tình hình và sự kiện đặc biệt:

Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi, các dạ hội liên hoan v.v... Tất cả những hình thức đó đều ngắn ngủi nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch. Vai trò và ý nghĩa của những sự kiện đó thể hiện ở hai hướng:

+ Thứ nhất, tuyên truyền quảng cáo cho những giá trị văn hóa và lịch sử của đất nước đón khách.

+ Thứ hai, khắc phục tính không đồng đều trong việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Các sự kiện như vậy nếu được tổ chức ở ngoài thời vụ du lịch là thích hợp nhất, vì đây là hình thức kéo dài thời vụ du lịch, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch hợp lý hơn.

1.1.5. Xu hướng phát triển kinh tế du lịch trên thế giới

- Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch:

+ Xu hướng 1: Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến.

Thứ nhất, nhờ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lương cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặt khác, trong điều kiện sản xuất đại công nghiệp hiện nay, môi trường sống và môi trường làm việc của con người ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người. Do đó, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các công ty cùng các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn v.v... dành quỹ phúc lợi, bảo hiểm cho các thành viên đi thăm quan, nghỉ


dưỡng ở trong nước và ngoài nước nhằm tái tạo sức lao động cũng là một điều tất yếu sau một quá trình lao động sản xuất.

Thứ hai, cũng nhờ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mà phương tiện vận chuyển hành khách đã và đang được hoàn thiện dần, nhất là vận chuyển hành khách bằng đường hàng không với các chủng loại máy bay ngày càng hiện đại, bằng tàu cao tốc với vận tốc 300 - 350km/h, bằng các "thuyền bay" trên biển với vận tốc trên 100 hải lý/h. Chẳng hạn, du khách từ Hồng Kông sang Ma Cao bằng thuyền bay vượt biển chỉ mất khoảng 30 phút trên chặng đường 50 hải lý. Với điều kiện này, du khách có nhiều thời gian dành cho thăm quan, nghỉ dưỡng và phục hồi sức khoẻ.

Thứ ba, trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nhiều nước đã tương đối ổn định, sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nước có thể mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì thế, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày càng tăng lên.

+ Xu hướng 2: Sự thay đổi về hướng và về phân bố của luồng khách du lịch quốc tế. Việc quần chúng hóa trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hướng vận động của khách du lịch.

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nguồn khách du lịch tập trung chủ yếu vào vùng biển Địa Trung Hải, vùng Caribê, vùng biển Đen. Song, từ năm 1975 trở lại đây, hướng vận động của khách du lịch đi khắp nơi trên toàn cầu. Nguồn khách du lịch ngoài những nơi họ đã quen biết, nay lại toả đến những nước mới phát triển du lịch như Châu Á - Thái Bình Dương để khám phá những điều mới lạ, kỳ thú.

Nhìn chung, trong những năm gần đây sự phân bố của luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rò rệt. Trước đây, tỷ trọng khách du lịch có xu hướng đến hai khu vực là Châu Âu và Châu Mỹ. Nhưng trong vòng 40 năm trở lại đây xu hướng ấy đã giảm xuống rò rệt. Từ năm 1960 số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Âu và Châu Mỹ chiếm khoảng 96% lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới, thì vào năm 2000 con số này đã giảm xuống còn xấp xỉ 80%. Năm 2000 Châu Âu là khu vực đứng đầu với 57,8% thị phần khách du lịch quốc tế. Cũng trong thời gian

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí