Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Du Lịch


những lý giải khác nhau. Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thống nào về phát triển kinh tế du lịch.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch, có thể đưa ra khái niệm như sau: Phát triển kinh tế du lịch là việc mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa vầ dịch vụ du lịch để tăg doanh thu, tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phân công lao động, bảo tồ và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định.

Như vậy, để phát triển kinh tế du lịch phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, phải có sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các yếu tố này. Đặc biệt phát triển kinh tế du lịch hàm chứa nội dung sự phát triển bền vững, đó là sự phát triển kinh tế du lịch gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là để phát triển kinh tế du lịch có hiệu quả, bền vững cần phải nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa tài nguyên du lịch với môi trường, xã hội, quốc phòng - an ninh trong cả quá trình. Cho nên, nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch và đưa ra định nghĩa phải nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng phải có tính tổng hợp và có hệ thống. Điều đó thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:

Thứ nhất, từ góc độ kinh tế: Muốn phát triển kinh tế bền vững cần phải khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, phải ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để tăng năng suất lao động, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất… Phát triển KTDL cũng phải tuân theo nguyên tắc như vậy. Nhưng KTDL có những mặt mang tính đặc thù là khai thác các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho nên phải luôn luôn chú trọng đến yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng


loại hình du lịch để ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ kinh doanh du lịch trên các mặt như mở rộng các loại hình dịch vụ, quy mô, trình độ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… Trên cơ sở đó mới có khả năng bù đắp những chi phí và tiếp tục mở rộng sản xuất cho giai đoạn tiếp sau. Đối với những sản phẩm được chế tạo từ nguồn gốc tự nhiên, thì vấn đề chủ yếu là xét xem tài nguyên du lịch tự nhiên đó có khả năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế.

Muốn vậy phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thay thế. Đối với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phải có chiến lược quy hoạch, giữ gìn, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy phát triển, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trong nước, cho du khách nước ngoài. Dưới góc độ này phải đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, phát triển, hiệu quả và ổn định. Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là "sự phát triển ổn định và lâu dài" của KTDL, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là cho người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên du lịch. Khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch, họ sẽ có động cơ bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, tìm mọi phương cách để thu hút du khách đến với họ. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn .

Thứ hai, từ góc độ môi trường: Tuân theo quy luật phát triển chung, sự phát triển KTDL phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kỳ phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữ con người và thiên nhiên sao cho sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


phát triển KTDL không làm suy thoái hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm. Điều đó đồng nghĩa với việc giữ gìn và phát triển được tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 6

Thứ ba từ góc độ xã hội: Sự phát triển KTDL phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trong quá trình phát triển. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển, coi phát triển KTDL là công cụ xóa đói giảm nghèo trong lĩnh vực phù hợp. Đối với phát triển KTDL yếu tố này cần phải thường xuyên coi trọng bởi vì nhu cầu hưởng thụ các loại hình sản phẩm du lịch của con người là vô tận, du lịch được xã hội hóa thì càng đòi hỏi có nhiều loại hình kinh doanh du lịch phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng trong xã hội. Muốn tạo ra năng suất cao cho sản xuất thì Nhà nước cần phải thể hiện được trình độ quản lý và điều hành, đưa ra và triển khai những chủ trương, chính sách phát triển phù hợp, có cơ chế hoạt động thông thoáng đồng bộ, mở đường cho lực lượng không ngừng phát triển.

Thứ tư từ góc độ quốc phòng - an ninh: Sự phát triển KTDL ổn định, bền vững cần thiết phải được đặt trong sự bảo đảm của nền quốc phòng đủ mạnh. Phải nhìn thấy được vai trò của quốc phòng an ninh đối với phát triển KTDL, vai trò của quân đội và công an trong phòng, tránh các hiện tượng phá hoại do thiên tai gây ra, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết hậu quả của các dịch bệnh, thiên tai, hỗ trợ khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, tạo tâm lý yên


tâm, thoải mái thưởng ngoạn cho du khách… Ngược lại, phát triển KTDL bền vững sẽ góp phần cứng cố tăng cường nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh hơn.

Thứ năm, từ góc độ văn hóa: Quá trình khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống đã có và để lại hậu quả xấu cho các thế hệ tiếp theo. Các điểm du lịch có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiênn và nền văn hóa truyền thống gây ấn tượng mạnh và độc đáo có sức hấp dẫn đối với du khách. Du khách muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này hấp dẫn hơn nhiều so với những gì tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triển lãm hoặc trình diễn. Như vậy, nếu các giá trị văn hóa bị hủy hoại, bị biến đổi hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng hấp dẫn du khách, sức thuyết phục và cuốn hút du khách sẽ bị giảm đi nhiều.

Như vậy, phát triển kinh tế du lịch bền vững, ổn định, hiệu quả là một quá trình phát triển cân đối, sự kết hợp đồn bộ giữa các mặt: tăng trưởg kinh tế, văn hóa, xã hội vầ môi trường, quốc phòng - an ninh…không được xem nhẹ mặt nào, các mặt trong tổng thể đó luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó, hỗ trợ, qua lại, tác động lẫn nhau, thúc đẩy cùng nhau phát triển, hoặc có khi kìm hãm nhau, nếu sự kết hợp đó không phù hợp, không khoa học.

Phát triển kinh tế du lịch là việc coi du lịch như một ngành kinh tế độc lập và tìm cách để thức đẩy, tạo điều kiện cho ngành du lịch này phát triển. Phát triển kinh tế du lịch phải đảm bảo những vấn đề:

- Giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phát triển đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Phát triển kinh tế du lịch nhưng phải thân thiện với môi trường.


- Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Làm tăng thu nhập cho dân cư địa phương.

- Phát triển kinh tế du lịch nhưng phải có trách nhiệm với kinh tế du lịch cả hôm nay và mai sau. Vì vậy, phát triển kinh tế du lịch phải gắn với phát triển kinh tế du lịch bền vững.

1.2.1.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch

Nội dung phát triển kinh tế du lịch bao hàm việc thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; Việc đầu tư, tôn tạo, xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức khai thác sản phẩm du lịch; Tổ chức các dịch vụ liên quan (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…); Tổ chức kinh doanh du lịch…

*Thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch

Thế giới luôn tiềm ẩn nhiều khả năng mới, chính vì thế, mặc dù du lịch đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng không phải tại những địa điểm du lịch đó đã không còn những công trình có thể thăm dò, nghiên cứu và phát hiện ra những sản phẩm du lịch. Công tác thăm dò, nghiên cứu và phát hiện ra những sản phẩm du lịch được coi là khâu mang tính chất đột phá.

Ngay cả ở những khu du lịch đã được đưa vào khai thác vẫn tiềm ẩn nhiều điều bất ngờ. Ở Ninh Bình, mặc dù thắng cảnh Chàm Chim đã được đưa vào khai thác và là điểm đến của du khách bốn phương, nhưng những giá trị tiềm ẩn vẫn còn và vẫn đang được các nhà hoạch định khai thác, tìm hướng phát triển.

Ở Quảng Bình, nhiều tiềm năng du lịch mới được phát hiện đã mở ra triển vọng lớn về kinh tế du lịch ở địa phương. Những năm qua, trên 300 hang động đã được phát hiện và đang trong quá trình nghiên cứu phương án đầu tư. Động Thiên Đường, Suối Mọc, Suối nước khoáng là những phát hiện trong


những năm gần đây trong Khu Du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng. Từ đầu năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và lập kế hoạch khai thác. Đến nay, điểm du lịch này mới đưa vào khai thác được 1/31 km hang động. Suối nước nóng tới 1050C, những bãi biển…vẫn tiếp tục được phát hiện, nghiên cứu và từng bước đưa vào khai thác.

Công tác nghiên cứu, thăm dò, phát hiện không chỉ ở việc tìm ra những cảnh quan thiên nhiên mới mà còn ở việc tìm tòi, phát hiện ra những hình thức du lịch mới. Trước đây, du lịch đơn thuần là thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí, nhưng ngày nay, như cầu của con người ngày càng cao và các khu du lịch cũng phải không ngừng đổi mới, tìm ra những hình thức du lịch mới để đáp ứng nhu cầu của con người.

Tại những khu du lịch, hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, semina, lửa trại…cũng đang được nhiều khu du lịch quan tâm phát triển. Các khu du lịch tăng cường đầu tư xây dựng hội trường, bàn ghế, những trang thiết bị khác như máy chiếu, máy tính, loa đài… để phục vụ nhu cầu của du khách. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của phát triển kinh tế du lịch. Sự phát triển đòi hỏi phải không ngừng nghiên cứu, thăm dò, phát hiện ra những sản phẩm mới, những hình thức tổ chức kinh doanh mới, những hình thức nghỉ ngời, giải trí mới.

*Đầu tư, tôn tạo, xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức khai thác sản phẩm du lịch

Để phát triển một sản phẩm du lịch thì nhất thiết cần đầu tư, tôn tạo và xây dựng sản phẩm. Một tài nguyên thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử là quà tặng của tạo hóa, nhưng nếu chỉ như vậy thì không thể trở thành một sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách được.


Việc tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch phải khai thác về cả mặt các hình thức du lịch cũng như các sản phẩm du lịch. Các hình thức du lịch phải được không ngừng khai thác để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các sản phẩm du lịch cũng phải thường xuyên được đầu tư, tôn tạo vừa là để gìn giữ, không để sản phẩm du lịch bị xuống cấp, vừa để tạo ra những chi tiết mới, thu hút hơn nữa nhiều du khách đến với khu du lịch.

Công trình du lịch văn hóa tâm linh Tràng An- Bái Đính, Ninh Bình là một trong những công trình được đầu tư, tôn tạo, xây dựng và tổ chức khai thác rất hiệu quả. Những cảnh quan thiên nhiên nơi đây được nhân tạo nhiều với nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Vốn đầu tư bước đầu khoảng 6.000 tỷ đồng Việt Nam, mỗi năm. Chùa Bái Đính lại tiếp tục sửa sang, xây dựng và tu bổ thêm nhiều công trình, hạng mục. Đến nay, số vốn đầu tư đã lên đến khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Chùa Bái Đính cũng mở rộng hình thức, phương tiện đi lại, trang bị thêm hệ thống xe điện nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách.

Hiện nay, Ninh Bình đang tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình du lịch để hiện đại hóa các điểm du lịch và liên kết giữa các điểm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

*Tổ chức liên kết giữa các mối quan hệ trong hoạt động du lịch, các hình thức kinh doanh, giữa các lĩnh vực liên quan để phát triển kinh tế du lịch

Một sản phẩm du lịch chỉ dừng lại ở việc thăm dò, nghiên cứu, phát hiện hay đầu tư, tôn tạo vẫn chưa đủ để sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Việc tổ chức kiên kết giữa các mối quan hệ trong hoạt động du lịch, giữa các lĩnh vực liên quan là khâu quan trọng để gắn kết các mối quan hệ nhằm đưa du lịch phát triển.

Ví dụ như, sự gắn kết giữa ngành du lịch với ngành xây dựng để thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của du khách; sự gắn kết giữa cơ


quan quản lý du lịch với các nhà đầu tư để ngày càng mở rộng, phát triển, quảng bá và thu hút hơn khách du lịch trong và ngoài nước. Sự gắn kết giữa chính quyền địa phương sở tại nơi có sản phẩm du lịch với lãnh đạo quản lý sản phẩm du lịch để tìm ra hướng đi cũng như định hướng, tạo điều kiện cho sản phẩm du lịch phát triển.

*Tổ chức các dịch vụ liên quan (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…)

Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù mà sản phẩm của nó là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố. Một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phải đáp ứng được nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, ăn uống… Chính vì thế, việc mở rộng các dịch vụ ăn uống liên quan là khâu quan trọng để hoàn thiện một sản phẩm du lịch.

Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí thường gắn liên với nhau, chính vì vậy, việc xây dựng những nhà nghỉ, khách sạn ở những khu du lịch đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của du khách là việc làm mà các khu du lịch luôn chú ý ngay từ khi xây dựng nên sản phẩm du lịch. Ngày nay, những khách sạn, nhà nghỉ tiêu chuẩn quốc tế cũng đang được các khu nghỉ dưỡng chú ý và tiến hành xây dựng thêm để phục vụ tốt hơn với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Nhu cầu ăn uống của du khách cũng luôn gắn liền với nhua cầu tham quan thắng cảnh và nghỉ ngơi giải trí. Nhu cầu ăn uống từ thấp đến cao, đơn giản từ cốc nước đến những bữa ăn thịnh soạn. Chính vì thế, tại những khu du lịch luôn có những hệ thống nhà ăn cùng đầu bếp và người phục vụ đông đủ.

Những dịch vụ liên quan này không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, ăn uống mà nhiều khi nó thể hiện ra ở những nhu cầu rất đơn giản hàng ngày. Ví dụ như một chiếc khăn mặt được bán ở quầy hàng phục vụ nhau cầu khách, những chiếc mũ che nắng, áo mưa, ô… khi thời tiết có sự thay đổi. Tất cả những dịch vụ liên quan này góp phần ngày càng nâng cao uy tín, vị thế của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022