Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Tố Trong Hoạt Động Du Lịch [6,tr 28]


Khác với các định nghĩa trên, định nghĩa về du lịch của Michael Coltman lại rất ngắn gọn như sau:“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du lịch, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi tiếp đón du lịch”.[10, tr 18]

Mối quan hệ đó có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:


Nhà cung ứng dịch vụ

Du khách

Dân cư sở tại

Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động du lịch [6,tr 28]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Tháng 6 năm 1991 tại Otawa, Canađa, Hội Nghị Quốc Tế về thống kê du lịch đã đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian đã được các tổ chức du lịch quy điịnh trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. [10, tr19]

Định nghĩa trên đã quy định rõ các điểm sau:

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 3

- Ngoài “môi trường thường xuyên”, nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên, các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày, các chuyến đi thường xuyên có định kì tổ chức phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc, và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên hàng ngày.


- “Khoảng thời gian ít hơn thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước ” - sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài.

- “Không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”- điều đó có nghĩa là loại trừ việc hành nghề tạm thời hoặc lâu dài.

Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.[28, tr 284]

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. [28, tr 284]

Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 thì: “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu câu tham quam, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân, và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.[17, tr29]


Luật Du lịch Việt Nam (được quốc hội thông qua kì họp thứ 7, khoá XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. [8,tr 45]

Tóm lại, cùng với sự phát triển, con người ngày càng có nhu cầu đươc nghỉ ngơi, hưởng thụ nhiều hơn các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội để hoàn thiện phát triển chính mình. Du lịch xuất hiện được coi là một trong những hình thức nghỉ ngơi tích cực phổ biến nhất và nó ngày càng trở thành một bộ phận không thể tách rời với đời sống con người, góp phần quan trọng làm cho con người khoẻ mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, mở mang tầm hiểu biết.

* Kinh tế du lịch

Hoạt động du lịch ban đầu chỉ mang tính chất cá nhân lẻ tẻ, dần dần nó trở nên phổ biến hơn và đa dạng hơn về hình thức. Đi du lịch không chỉ dừng lại ở hình thức cá nhân riêng lẻ mà tiến đến nhóm người, tập thể người; không gian du lịch đồng thời được mở rộng ra trong phạm vi từng lãnh thổ và giữa các lãnh thổ với nhau. Yêu cầu đối với việc tổ chức các chuyến đi ngày càng phức tạp hơn, du khách cần có các tổ chức với tư cách là trung gian trong chuyến đi của mình để thực hiện các hoạt động như bố trí phương tiện đi lại,


chỗ ăn nghỉ, hướng dẫn tham quan…từ đó các tổ chức kinh tế du lịch đã ra đời. Lúc này hoạt động du lịch không còn là hiện tượng mang tính chất cá nhân, lẻ tẻ mà đã trở thành một hoạt động mang tính chất kinh doanh, hoạt động kinh tế.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội các nhu cầu về nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, giao lưu văn hoá và mở mang kiến thức của con người ngày càng tăng. Kinh tế càng phát triển, điều kiện vật chất của xã hội ngày càng được cải thiện và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dần được đáp ứng một cách đầy đủ hơn thì con người lại càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu tinh thần đó của mình. Điều đó là động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.

Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành du lịch không chỉ dừng ở biên giới quốc gia mà còn mở rộng ra với quy mô toàn cầu. Mặt khác, khi điều kiện về giao thông vận tải càng đạt trình độ cao và an toàn, đáp ứng nhu cầu thuận lợi cho du khách trong di chuyển từ nơi này đến nơi khác, sẽ là cơ hội tốt để ngành kinh tế du lịch phát triển.

Về bản chất, “kinh tế du lịch là một hoạt động kinh tế, là tổng thể các hành vi phối hợp với nhau của hoạt động kinh tế nói chung với hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về du lịch” [29,tr228]

Song rất khó có thể định nghĩa lĩnh vực du lịch về mặt kinh tế. Trở ngại lớn nhất là ở chỗ khi định nghĩa một lĩnh vực kinh tế phải nói đến những sản phẩm thuần nhất; nhưng trái lại, du lịch gồm những sản phẩm rất hỗn tạp. Nó là sản phẩm đặc biệt, do nhiều yếu tố hợp thành, ngoài sản phẩm hữu hình về mặt dịch vụ ăn uống, thì tuyệt đại bộ phận là sản phẩm vô hình, biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ thoả mãn tinh thần của du khách. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy định nghĩa kinh tế du lịch mà từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra là đáp ứng được yêu cầu của một khái niệm hoàn


chỉnh. Theo đó, “kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ và thường được xem là ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử…) nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước nhằm buôn bán xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá dịch vụ cho khách du lịch”. [29, tr586].

Nội hàm của khái niệm trên đã đề cập đến:

Thứ nhất: Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, nền kinh tế quốc dân bao gồm tổng hợp các ngành nghề, những lĩnh vực khác nhau hợp thành, trong đó kinh tế du lịch là một bộ phận, một ngành kinh tế. Đây là loại hình kinh tế mang tính đặc thù, thể hiện ở chỗ nó mang tính dịch vụ - cung cấp các sản phẩm mang tính du lịch thoả mãn nhu cầu khách du lịch. Sản phẩm du lịch này như đã nói ở trên là một loại sản phẩm đặc biệt, tuyệt đại đa số sản phẩm của ngành kinh tế du lịch không biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình, biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ khác nhau. Hàng hoá trao đổi giữa hai bên trong ngành kinh tế du lịch không phải là vật cụ thể. Đối với du khách, lợi ích đem lại là sự cảm giác, thể nghiệm, hoặc hưởng thụ. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên tiến hành không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch do nơi du lịch cung cấp. Với cùng một sản phẩm du lịch, bên cung có thể bán được nhiều lần, cho nhiều du khách khác nhau. Quá trình mua bán sản phẩm du lịch thì chỉ có quyền sử dụng được trao đổi tạm thời, còn quyền sở hữu trước sau vẫn nằm trong tay người kinh doanh. Đây chính là đặc điểm cơ bản đặc thù của sự vận hành kinh tế du lịch. Từ tính đặc thù của các sản phẩm du lịch, mà người ta gọi kinh tế du lịch với cái tên “ngành


công nghiệp không khói”. Nó là một ngành công nghiệp vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm khai thác của cải của du lịch nhằm biến các tài nguyên, nhân lực, tiền vốn, nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Nhưng coi nó là ngành công nghiệp không khói vì các sản phẩm du lịch mà nó cung cấp thường không gắn liền với các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp mang tính sản xuất vật chất. Kết quả “sản xuất” là tạo ra những sản phẩm du lịch không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà là sự thoả mãn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do nơi du lịch cung cấp.

Khẳng định kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế (hay một lĩnh vực kinh tế) trong nền kinh tế quốc dân nhưng nó không tách biệt cô lập với các lĩnh vực kinh tế khác, trái lại, nó là một lĩnh vực kinh tế mang tính tổng hợp có liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác, sự phát triển của nó phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp của các lĩnh vực, các ngành, nghề khác nhau. Muốn phát triển kinh tế du lịch cần sự phối hợp của hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế, cả sản xuất vật chất lẫn sản xuất phi vật chất, như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật… sự phát triển của mỗi ngành là điều kiện để kinh tế du lịch phát triển và kinh tế du lịch phát triển lại là động lực thúc đẩy sự phát triển đi lên của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai: Phân loại kinh tế du lịch

Việc phân loại kinh tế du lịch gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước phản ánh tập chung nhất các hình thức của hoạt động kinh tế du lịch.

Du lịch trong nước là chỉ du lịch do du khách trong nước rời khỏi nơi thường trú của mình tới một nơi khác trong nước để du lịch (hình thức này có thể gọi là du lịch khu vực). Còn du lịch quốc tế là chỉ du khách của một nước vượt đường biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du


lịch. Trong du lịch quốc tế lại bao gồm du lịch nhiều nước, du lịch xuyên châu lục và du lịch vòng quanh thế giới. Nó được chia làm hai loại: một loại du lịch nhập cảnh (ví như khách du lịch nước ngoài đến du lịch Việt Nam) và du lịch xuất cảnh (như người Việt Nam ta ra nước ngoài du lịch).

Tuy nhiên, ngoài cách phân loại như trên ta còn có thể phân loại kinh tế du lịch theo các tiêu thức khác nhau. Nếu theo mục đích du lịch có thể chia ra du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch việc gia đình (thăm viếng người thân), du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao…Nếu theo hình thức tổ chưc du lịch thì có du lịch tập thể, du lịch cá thể. Theo không gian hoạt động của kinh tế du lịch có thể chia thành du lịch trên không, trên biển, lục địa…

Thứ ba: Chức năng nhiệm vụ của kinh tế du lịch đó là tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan đất nước. Đó là các tài nguyên du lịch thiên nhiên (đất đai, khí hậu, sông suối, rừng núi..); tài nguyên du lịch nhân văn (các di tích cổ, kiến trúc cổ, âm nhạc, hội hoạ, ẩm thực, tôn giáo…). Đây là những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước thực hiện các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ du lịch, thu hút ngoại tệ góp phần quan trọng vào tăng thu nhập quốc dân cho đất nước.

1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch cũng có những đặc điểm chung, giống như những ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù, nên kinh tế du lịch có những đặc điểm khác biệt.

* Tính nhạy cảm

So với các ngành kinh tế khác thì ngành kinh tế du lịch có tính nhạy cảm hơn. Do ngành kinh tế du lịch gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách nhà cung ứng cần bố trí chính xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết


hợp một cách hữu cơ, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu đi lại, du ngoạn, ăn ở, vui chơi, giải trí, mua sắm… Giả sử một khâu nào đó không tuân thủ quá trình thì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ du lịch.

Mặt khác các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnh hưởng đến ngành kinh tế du lịch như chiến tranh, nạn động đất, khủng bố kinh tế, đại dịch SAR hay nạn dịch cúm AH5N1…đều ảnh hưởng lớn, gây cản trở đối với sự phát triển của du lịch.

Do đó, để khắc phục được tính “nhạy cảm” này, ngành kinh tế du lịch cần phải chủ động để có được chiến lược đúng đắn trong hoạt động của mình.

* Tính thời vụ

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa lí tự nhiên, thời tiết khí hậu nên du lịch hầu hết đều mang “tính thời vụ” đặc trưng.

Tại điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ví dụ, loại hình du lịch biển thường rất đông khách vào mùa hè, vắng khách vào mùa đông; ngược lại, loại hình du lịch leo núi, trượt tuyết thì vắng khách vào mùa hè nhưng lại nhiều khách vào mùa đông.

Ngoài ra, tính thời vụ của du lịch có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ của công nhân viên, các kì nghỉ của học sinh, sinh viên; sự bố trí, sắp xếp này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành kinh tế du lịch. Những nguyên nhân xuất phát từ nguyên nhân cung - cầu trên khiến hoạt động kinh doanh du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, ảnh hưởng tới quan hệ cung - cầu của du lịch, gây ra hiện tượng có những thời điểm thì cung du lịch không đủ cầu du lịch, ngược lại, cũng có thời điểm thì thiết bị và nhân viên du lịch nhàn rỗi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022