Vị Trí Của Du Lịch Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội

dụng của sản phẩm du lịch có tính đa năng. Mặt khác, phần lớn sản phẩm du lịch là sản phẩm vô hình, nên giá trị sử dụng của nó cũng mang tính trừu tượng, khó đo lường, cách đánh giá phổ biến nhất vẫn là dựa vào mức độ hài lòng của du khách.

Giá trị của sản phẩm du lịch cũng do sự hao phí sức lao động của người sản xuất các hàng hóa và dịch vụ du lịch kết tinh trong nó tạo nên. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch có cơ cấu phức tạp nên việc tính toán, đo lường giá trị sản phẩm du lịch cũng khó khăn hơn các hàng hóa thông thường. Dựa vào cơ cấu sản phẩm du lịch, có thể chia giá trị của sản phẩm du lịch ra ba nội dung : Giá trị vật thu hút du lịch, giá trị sản phẩm vật chất du lịch (cơ sở du lịch), và giá trị các dịch vụ du lịch. Trong đó, giá trị các sản phẩm vật chất được đo lường bằng hao phí lao động xã hội cần thiết còn giá trị của các dịch vụ du lịch được quyết định bởi thái độ phục vụ du khách, trình độ thiết bị phục vụ cho các hoạt động du lịch.

1.2.3.3. Đặc tính cơ bản của sản phẩm du lịch


Những đặc trưng của sản phẩm du lịch được thể hiện thông qua các đặc tính sau cơ bản đây :

(1) Tính tổng hợp


Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được quyết định bởi tính xã hội hóa của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của nhiều hạng mục, nhiều chủng loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giao lưu quốc tế và được cung cấp bởi nhiều ngành nghề trong xã hội như giao thông vận tải, kinh doanh lưu trú, các dịch vụ lữ hành, kinh doanh ẩm thực … Ngoài ra, còn có các ngành nghề gián tiếp phục vụ hoạt động du lịch như thiết kế và xây dựng các công trình du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, bảo hiểm, y tế, đào tạo lao động phục vụ du lịch …

(2) Tính không thể dự trữ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính không thể dự trữ. Sản phẩm du lịch không tồn tại trong quá trình “sản xuất”, lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước qua mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Khi du khách mua sản phẩm du lịch, bên cung cấp liền trao quyền sử dụng sản phẩm du lịch

trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị, gây ra tổn thất lớn cho bên cung cấp sản phẩm du lịch.

Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020 - 4

(3) Tính không thể dịch chuyển


Nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của du khách ở đích tới du lịch. Các hạng mục của sản phẩm du lịch như phong cảnh đẹp, đền thờ, chùa chiền, văn miếu … là những “sản phẩm” không thể di chuyển được, đối với các dịch vụ du lịch thì nơi sản xuất cũng chính là nơi tiêu thụ. Do đó, muốn tiêu thụ sản phẩm du lịch thì du khách phải di chuyển đến nơi “sản xuất”. Hơn nữa, trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.

Do tính không thể di chuyển được của sản phẩm du lịch nên người mua - du khách - khó đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi mua. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chú trọng đến công tác quảng cáo, tuyên truyền du lịch và cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về sản phẩm du lịch của mình đến du khách một cách hiệu quả.

(4) Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ


Vì không thể dự trữ được nên chỉ khi nào du khách mua sản phẩm du lịch thì các doanh nghiệp du lịch mới tiến hành “sản xuất” sản phẩm. Và cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ thì việc chi tiêu của họ mới xảy ra. Chính đặc tính này của sản phẩm du lịch cũng khiến cho du khách khó kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần hết sức lưu ý giữ gìn uy tín trong kinh doanh, phải cung cấp cho du khách những sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng tốt nhất nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách và thu hút họ quay lại ở những lần tiếp theo.

(5) Tính dễ dao động


Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nếu một hay một vài nhân tố nào đó biến động sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch. Do đó, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch có đặc tính dễ dao động.

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch có những nhân tố do chính đặc điểm của nó tạo nên. Trước hết, sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp do nhiều bộ phận kết hợp tạo thành. Chỉ cần một hay một vài hạng mục trong số ấy thay đổi lập tức sẽ tác động đến toàn bộ sản phẩm du lịch. Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn chịu sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, cảnh quan thiên nhiên tại địa điểm du lịch, chính sách của chính phủ … Đây là các nhân tố mà các doanh nghiệp du lịch không có khả năng kiểm soát hay điều chỉnh.

Việc tìm hiểu khái niệm và các đặc tính của sản phẩm du lịch có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nó giúp các doanh nghiệp này hiểu được bản chất của sản phẩm du lịch để có chiến lược kinh doanh hiểu quả, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

1.2.4. Hoạt động du lịch


Việc triển khai hoạt động du lịch hiện đại cần có sự kết hợp của những yếu tố và điều kiện nhất định. Từ những yếu tố và điều kiện chủ yếu đó, có thể xem hoạt động du lịch là sự tổng hòa nhiều quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và sự tác động qua lại giữa du khách – chủ thể du lịch – mà nhu cầu của họ làm xuất hiện hàng loạt các hoạt động phục vụ du lịch; các địa điểm du lịch, cảnh quan, các di tích lịch sử - khách thể du lịch; những hoạt động môi giới.

Sự tác động lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể du lịch là cơ sở khách quan cho sự ra đời của các hoạt động môi giới du lịch, từ đó hình thành thị trường du lịch. Nhiệm vụ của hoạt động môi giới du lịch tạo nên sự hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của chủ thể du lịch với việc được tiêu dùng của khách thể du lịch.

Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động du lịch đạt được những kết quả tốt đẹp, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch thì cần phải có sự tham gia quản lý hoạt động du lịch của chính quyền địa phương nơi đón tiếp du khách.

Có thể hiểu “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch là điều kiện”. [12, 15]

Hoạt động du lịch có thể được thể hiện bởi sơ đồ sau :


Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động du lịch


Khách thể du lịch

Chủ thể du lịch

Chính quyền

địa phương

Môi giới du lịch


Theo sơ đồ trên, hoạt động du lịch cần có sự phối hợp tham gia của bốn yếu tố

: chủ thể du lịch – du khách; khách thể du lịch – các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử …; chính quyền địa phương nơi đón tiếp du lịch – quản lý nhà nước về du lịch và các công ty môi giới du lịch. Trong thực tiễn, hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương như: hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, hoạt động sản xuất trao đổi hàng hóa và dịch vụ, hoạt động thiết kế, xây dựng các cơ sở du lịch, quản lý nhà nước về du lịch … nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, lưu trú, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng … của du khách.


Từ sự phân tích sơ đồ hoạt động du lịch trên, có thể thấy, hoạt động du lịch chịu sự tác động của nhiều nhân tố như môi trường kinh tế - xã hội, môi trường chính chính trị, thái độ đón tiếp du khách của người địa phương, điều kiện tự nhiên … Vì vậy, trong quy hoạch du lịch phải tính đến các yếu tố này.

1.2.5. Vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội


1.2.5.1. Phát triển kinh tế - xã hội


“Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội”. [2,44]. Theo Hồ Chí Minh, phát triển xã hội là phát triển con người. Đó là sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc trên các phương diện : chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

Vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển bền vững của một quốc gia, “là quá trình thay đổi một cách tiến bộ chất lượng cuộc sống, sự thay đổi coi con người là mục đích tự thân của sự phát triển và làm cho con người trở thành chủ thể quyết định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trong điều kiện công bằng xã hội”. [8,358]. Nói cách khác, phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề của tiến bộ của lịch sử xã hội loài người, nhằm làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển cao; chế độ chính trị tiến bộ, phân phối thành quả kinh tế công bằng, dân chủ; đời sống văn hóa, tinh thần không ngừng được nâng cao.

1.2.5.2. Vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội


Phát triển kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, nhằm làm cho cuộc sống con người ngày càng thịnh vượng về vật chất và văn minh về tinh thần. Để đạt được mục tiêu cao đẹp đó, cần phải có sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp dân cư nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề là chiến lược rất quan trọng. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Sự phát triển của du lịch và các ngành nghề liên quan góp phần tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên nhiều lĩnh vực và góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

“Sự phát triển của ngành du lịch một mặt cho phép khai thác tiềm năng du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cư … Mặt khác, sự phát triển của ngành du lịch còn góp phần mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy, phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ được coi là một trong những nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian trước mắt” [2, 301].

Như vậy, sự phát triển của hoạt động du lịch với vị trí là một ngành dịch vụ sẽ kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

nâng cao đời sống nhân dân. Khi nền kinh tế phát triển lại tạo điều kiện về chất kỹ thuật thúc đẩy du lịch phát triển mạnh hơn nữa.


1.3. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.3.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế


1.3.1.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế


Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp cao, bao gồm nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành, do nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cung cấp. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của hàng loạt những ngành nghề liên quan như giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất hàng lưu niệm, chế biến thực phẩm, kinh doanh lưu trú, thương mại, kinh doanh lữ hành, bảo hiểm ... Giá trị kinh tế do những ngành nghề này mang lại sẽ góp phần làm gia tăng tổng sản phẩm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.3.1.2. Đẩy mạnh phân công lao động xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khi du khách tiêu dùng sản phẩm du lịch nghĩa là họ phải lần lượt tiêu dùng nhiều hạng mục sản phẩm du lịch khác nhau. Trong chuyến du lịch của mình, du khách phải được đáp ứng những nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan cảnh đẹp, mua sắm, chữa bệnh … Bởi tính đa dạng của sản phẩm du lịch nên mỗi đơn vị kinh doanh du lịch không thể đồng thời cung cấp tất cả những hạng mục ấy mà phải dựa vào sự liên kết của nhiều đơn vị khác nhau. Hoạt động sản xuất và cung cấp các sản phẩm du lịch sẽ được chuyên môn hóa thành những ngành nghề như kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng lưu niệm, chế biến thực phẩm, bảo hiểm, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử … Trong hoạt động du lịch hiện đại, những ngành nghề này dần dần phát triển thành những ngành kinh tế độc lập. Sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất trong hoạt động du lịch cùng nhiều ngành nghề khác là một trong những tiền đề cho kinh tế hàng hóa – kinh tế thị trường phát triển.

Mặt khác, phần lớn những hạng mục sản phẩm du lịch thuộc về nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, sự phát triển của hoạt động du lịch làm tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, làm cho cơ cấu ngành kinh tế quốc dân chuyển dịch theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

1.3.1.3. Góp phần tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu để phát triển hoạt động du lịch là các tài nguyên du lịch, trong đó có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và cả những phong tục, tập quán độc đáo của địa phương nơi đón tiếp du khách. Vì tính chất đặc thù của sản phẩm du lịch mà giá trị của các tài nguyên du lịch không bị mất đi sau mỗi lần bán, tạo khả năng khai thác và duy trì nguồn thu lâu dài nếu có chiến lược đầu tư và khai thác hợp lý. Đối với du lịch quốc tế, tỷ lệ xuất khẩu từ hoạt động du lịch sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn. Vậy, sự phát triển của hoạt động du lịch góp phần tích lũy vốn cho các quốc gia trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hơn nữa, theo quy luật chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì giá trị của các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội, hàng hóa được bán thông qua hoạt động du lịch cũng có giá cả cao hơn so với các hình thức thương mại thông thường. Vì vậy, nguồn thu từ hoạt động du lịch có vai trò to lớn trong việc tạo tiền đề về vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.3.1.4. Góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế


“Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật đươc huy động để tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ.” [27,188]. Theo định nghĩa này, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất - kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành khác của cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch là bộ phận cấu thành quan trọng hoạt động du lịch, góp phần quyết định khả năng cạnh tranh của hoạt động kinh doanh du lịch. Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch rất phong phú, đa dạng, bao gồm cơ

sở vật chất - kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian : các đại lý, văn phòng và các công ty lữ hành, phương tiện vận chuyển, hệ thống giao thông vận tải; cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ lưu trú : khách sạn, nhà trọ, biệt thự, các khu nghỉ dưỡng ven biển (rerort); cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ăn uống; cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí : bể bơi, sân tenis, công viên, các khu vui chơi giải trí tổng hợp … Hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, một mặt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch, mặt khác, góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế.

1.3.1.5. Nâng cao chất lượng sức lao động


Khi phân tích vai trò nâng cao chất lượng sức lao động của hoạt động du lịch, tác giả xem xét ở cả hai đối tượng : người lao động là du khách và người lao động là dân cư địa phương du lịch.

Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu đi du lịch trở nên thường xuyên hơn ở mọi tầng lớp dân cư, trong đó có đông đảo người lao động. Thời gian đi du lịch là thời gian du khách được nghỉ ngơi, thư giãn cả về thể lực và trí lực. Trong các chuyến du lịch, du khách được thưởng thức các món ăn ngon, nghỉ ngơi tại các khách sạn tiện nghi, thưởng ngoạn cảnh đẹp, những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo, tìm hiểu các lễ hội truyền thống và thu thập nhiều thông tin tại điểm đến du lịch. Sự hưởng thụ vật chất lẫn tinh thần trong thời gian đi du lịch sẽ giúp du khách tái tạo sức lao động về cả thể lực lẫn trí lực, góp phần làm tăng suất lao động trong những ngày tháng lao động tiếp theo.

Về phía địa phương du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ được chính quyền địa phương đầu tư phát triển kinh tế - xã hội như phát triển giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng ….tạo điều kiện để người dân địa phương được học tập, khám chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa thường xuyên với chất lượng dịch vụ tốt hơn. Đó là một trong những chính sách thiết thực của chính quyền địa phương nhằm nâng cao sức khỏe và trình độ văn hóa. Vậy, hoạt động du lịch không chỉ giúp tái sản xuất sức lao động của du khách mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

1.3.1.6. Tạo điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Ngày đăng: 15/09/2022