Tại Nha Trang - Khánh Hoà, Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 AL tại Đền Hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương - toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang, được xây dựng trong 3 năm từ 1971 dến 1974 thì hoàn thành - bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh.Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.
2.2.1.3. Vai trò, vị trí của du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Nha Trang
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh cấp uỷ, chính quyền các cấp chăm lo đến công phát phát triển du lịch, dịch vụ, như quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư, du lịch; quan tâm đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dịch vụ, du lịch nên số lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài đến Nha Trang qua các năm đều tăng. Nếu năm 2000, Nha Trang mới đón được 100 ngàn lượt khách du lịch, thu nhập du lịch đạt 70 tỷ đồng; năm 2009, đón 1,53 triệu lượt khách du lịch, trong đó có gần 384 ngàn lượt khách lưu trú (gần 36 ngàn lượt khách du lịch quốc tế và 348 ngàn lượt khách nội địa), thu nhập du lịch ước đạt 1.561 tỷ đồng, thì năm 2010 thu hút 1,67 triệu lượt khách du lịch, tăng 9,15%; doanh thu du lịch đạt 1.873 tỷ đồng, tăng 19,99%. Năm 2011, Nha Trang đón khoảng 2,073 triệu lượt khách DL (tăng 24,13% so với năm 2010), trong đó hơn 440.000 lượt khách quốc tế (tăng 13,5%), số ngày lưu trú bình quân của khách DL là 2,09 ngày/khách; tổng doanh thu DL và dịch vụ ước đạt 2.142,9 tỷ đồng (tăng 14,41%)…
Với tốc độ tăng trưởng về khách cũng như thu nhập và GDP Du lịch, cơ cấu kinh tế của Thành Phố cũng được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ. Theo số liệu trong niên giám thống kê Thành phố Nha Trang năm 2000 thì giá trị tăng thêm ngành du lịch (giá so sánh 1994) chiếm 3,16% tổng GDP của thành phố, đến năm 2005 chiếm 7,12% tổng GDP của thành phố và năm 2008 tương ứng là 9,1%. Cơ cấu GDP dịch vụ từ năm 2005 – 2008 luôn chiếm từ 38,1% đến 39,7% trong tổng GDP toàn thành phố, năm 2010 dịch vụ tăng 12,6%. Chứng tỏ kinh tế dịch vụ
giữ vị trí quan trọng trong kinh tế chung của thành phố. Năm 2010, tăng trưởng kinh tế ước đạt 11,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.200 USD, tăng 12,5%/năm.
Phát triển du lịch, ngoài việc thu hút lực lượng lao động trực tiếp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời ngoài việc tăng thu nhập cho địa phương, phát triển du lịch còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch. Những sự kiện quan trọng như năm du lịch Nha Trang hay các lễ hội trên địa bàn thành phố sẽ góp phần nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân trong tỉnh. Đây là một trong những lợi ích quan trọng, phù hợp với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, du lịch phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hoá của tỉnh trên trường quốc tế. Do vậy, có thể khẳng định, hoạt động của ngành du lịch ngày càng phát triển sôi động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch Nha Trang
Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người, cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm, TP Nha Trang đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch. Dân số và du lịch phát triển, kéo theo lượng rác khổng lồ tấn công Nha Trang.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Du Lịch Thành Phố Nha Trang
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nha Trang
- Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tháp Bà
- Số Lượng Ngày Khách Do Các Cslt Phục Vụ Giai Đoạn 2009 – 2011
- Công Tác Tuyên Truyền Xúc Tiến Và Quảng Bá Du Lịch
- Số Ngày Lưu Trú Bình Quân Của Khách Du Lịch Đến Nha Trang
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa. Hiện có khoảng 380 lồng với gần
9.000 bè nuôi tôm hùm trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất thải từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước.
Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du lịch cao điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600 khách qua lại, lặn ngắm san hô và tắm biển. Để thực hiện việc mở rộng 1ha mặt đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặt biển hàng vạn m3 đất đá, xây bờ kè, cầu cảng. Vì vậy, khoảng
hơn 20ha rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô... xung quanh đảo Hòn Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi không thương tiếc.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Hải dương học Nha Trang đã cảnh báo: "Khối trầm tích xuất hiện trong vịnh Nha Trang theo chiều hướng gia tăng, vật chất lơ lửng trong nước biển cũng tăng nhanh”.
Theo kết quả đánh giá của cơ quan quản lý môi trường, hiện trạng môi trường của thành phố Nha Trang được đánh giá như sau:
Về công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Các dự án bảo tồn biển (Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khu bảo tồn biển Rạn Trào) đã phát huy được hiệu quả, nhiều khu vực rạn san hô đã từng bước được phục hồi kéo theo sự phục hồi của các loài thủy sản tại khu vực.
Về kết quả quan trắc các thành phần môi trường:
Chất lượng môi trường nước mặt, nước biển ven bờ ngày càng được cải thiện, nồng độ của các thông số quan trắc hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn qui định và có xu thế giảm theo thời gian, cá biệt chỉ xảy ra tình trạng ưu dưỡng ở khu vực đầm Nha Phu, cửa sông Cái và cửa sông Tắc, nhất là vào mùa mưa, đã làm cho nồng độ oxy thấp hơn giới hạn cho phép;
Hàm lượng dầu mỡ (hydrocarbon) thường cao hơn qui chuẩn cho phép ở hầu hết các trạm quan trắc nước mặt, nước biển ven bờ;
Tình trạng nhiễm bẩn do hàm lượng coliform vượt quá giá trị giới hạn nhiều lần cũng khá phổ biến tại các điểm quan trắc, nhất là tại các điểm quan trắc trong các vũng vịnh, cửa sông do điều kiện vệ sinh cộng đồng khu vực ven sông, biển chưa cao, cùng với việc xả nước thải, chất thải rắn từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất xuống vùng nước chưa tuân thủ các qui định của pháp luật.
Về số liệu phân tích chất lượng trầm tích biển: Kết quả tương đối tốt, ngoại trừ khu vực cửa sông Tắc Nha Trang có hiện tượng bị nhiễm bẩn coliform và hàm lương các chất cacbon hữu cơ, nitơ hữu cơ và photpho tổng hữu cơ cao hơn nhiều so với các khu vực khác.
Về chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại các khu công nghiệp: Các
thông số bụi, hàm lượng NO2, SO2, HC, CO tại hầu hết các trạm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn cho phép; riêng mức ồn tại các khu công nghiệp thường cao hơn và vấn đề xử lý nix thải từ nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin ở khu vực Nam vịnh Vân Phong vẫn đang là vấn đề cần quan tâm trong kiểm soát ô nhiễm của doanh nghiệp.
2.2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Nha Trang
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú
Tại thời điểm tháng 1/2010, toàn tỉnh Khánh Hòa có 406 khách sạn, resort và nhà khách từ 5 sao đến các cơ sở lưu trú chưa phân hạng. Trong đó, Nha Trang chiếm 95% tổng số khách sạn và 95% số lượng phòng và số giường trong tỉnh Khánh Hòa. Hiện thành phố Nha Trang có ba khách sạn 5 sao, năm khách sạn 4 sao và 12 khách sạn 3 sao với tổng cộng là 2.451 phòng.
Từ tháng 12/2009 đến đầu tháng 1/2010, hầu hết các khách sạn tăng giá từ 20% đến 30%. Có sự khác biệt rõ rệt giá phòng giữa các hạng. Giá phòng khách sạn 5 sao hơn gấp đôi khách sạn 4 sao và gần gấp 6 lần khách sạn 3 sao. Công suất phòng tại hầu hết các khách sạn vào thời điểm cuối tháng 1/2010 gần như đạt 90% vì đây là thời điểm tết âm lịch.
Hiện có thêm bốn dự án khách sạn đang được xây dựng là khách sạn Spring Hotel, Sea and Sun Hotel, Lam My Hotel và Nha Trang Palace Hotel. Như vậy, Nha Trang sẽ có khoảng 18 dự án khách sạn mới trong tương lai.
Tại thời điểm này gần 70% số dự án trong tương lai đã bắt đầu thi công. Trong ngắn hạn, Nha Trang sẽ tiếp nhận thêm một nguồn cung lớn từ 12 dự án mới. Savills cho rằng sẽ có hai dự án sớm đi vào hoạt động là Sheraton Nha Trang Hotel and Spa và khách sạn Spring Hotel.
Đa số các dự án khách sạn tương lai tại Nha Trang tọa lạc dọc tuyến đường Trần Phú, là đại lộ chạy dọc ven biển, chỉ có ba dự án nằm ngoài trung tâm thành phố và hai dự án khác nằm trên các đảo.
2.2.3.2. Khu vui chơi giải trí
Cùng với thị trường khách sạn du lịch, trong vòng 2 đến 5 năm tới, thị trường bán lẻ của Nha Trang sẽ phát triển nhưng sẽ không có sự thay đổi lớn. Vào năm
2010, dự án Nha Trang Shopping Centre, đường Trần Phú dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Ngày 5/1/2010, Trung tâm thương mại Maximark Nha Trang thứ hai đã đi vào hoạt động với tổng diện tích kinh doanh khoảng 15.000 m2. Hiện tại, chuỗi hai siêu thị Maximark và Phố mua sắm Vinpearl là ba trung tâm bán lẻ hiện đại tại thành phố này với tổng diện tích bán lẻ khoảng 23.000 m2.
Trung tâm thương mại Maximark Nha Trang vừa đi vào hoạt động có công suất thuê đạt 99% với giá thuê dao động từ 20 – 40 USD/m2/ tháng. Siêu thị Maximark hiện đã cho thuê kín với giá thuê dao động từ 20 – 40 USD/m2/tháng. Công suất thuê tại Phố mua sắm Vinpearl đạt 76% với giá thuê từ 10 – 20 USD/m2/tháng.
2.2.3.3. Hệ thống cấp thoát nước
TP. Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.3.4. Hệ thống cấp điện
Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã.
2.2.3.5. Hệ thống dịch vụ viễn thông
Nha Trang sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng Internet. Toàn tỉnh có 103/105 xã có điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, chiếm tỷ lệ 98%.
2.2.3.6. Hệ thống giao thông
Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km. Phương tiện đi lại giữa Nha Trang và sân bay Cam Ranh là xe buýt hoặc taxi. Vé xe buýt được bán ngay cửa ra sau khi lấy xong hành lý.
Đường Sắt: Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3- 4, SQN1-2 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Ngoài ga Nha Trang thành phố còn có 1 ga phụ là Ga Lương Sơn, nhưng ga này ít khi đón khách
Đường Thủy: Cảng Nha trang là một cảng biển nằm trong vịnh Nha Trang, là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam trung bộ nói chung.
Đường bộ :
Các tuyến đường đối ngoại: Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk.Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt đã rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km.
Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với TP. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra Quốc lộ 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh.
2.2.4. Thực trạng phát triển du lịch Nha Trang
2.2.4.1. Hiện trạng về thị trường du lịch Nha Trang
Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới và trong nước, thị trường khách du lịch Nha Trang trong giai đoạn đến năm 2010 và mhững năn 2020 được xác định gồm hai nhóm chính: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.
* Thị trường trọng điểm:
Thị trường trọng điểm của du lịch Nha Trang đến năm 2020 được xác định bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước.
Thị trường khách quốc tế: Là một bộ phận của du lịch Việt Nam nên thị trường khách quốc tế trọng điểm của Nha Trang gồm những thị trường có lượng khách lớn đến Việt Nam, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch Việt Nam thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khá chặt chẽ với Việt Nam hoặc các thị trường khách có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại phương tiện giao thông...
Trên cơ sở phân tích hiện trạng dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà, sự hấp dẫn của tài nguyên và xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới, trong những năm tới thị trường khách trọng điểm của Nha Trang bao gồm :
+ Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản...là những thị trường trọng điểm truyền thống của du lịch Nha Trang ;
+ Thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường bộ Canavan;
+ Thị trường Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển theo xu thế hiện nay;
+ Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm cần hướng tới trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực.
Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các tuyến bay trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm du lịch lớn của quốc gia, cảng Nha Trang thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được nâng cấp.v.v...
Thị trường khách du lịch nội địa: Thị trường khách trong nước là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hoà có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Đối với du lịch Khánh Hoà thị trường truyền thống là từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên qua
hệ thông đường không, đường bộ thuận tiện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, du lịch Khánh Hoà cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị trường trọng điểm.
* Thị trường tiềm năng: Thị trường tiềm năng là những thị trường khách quốc tế lớn nhưng số lượng khách đến Nha Trang trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do khả năng tiếp cận giao thông khó khăn, số lượng đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chưa nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này chưa phát triển.v.v...Các thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada...
Đối với thị trường này cần quan tâm những khách đến từ Ý, Thuỵ Sĩ Thuỵ Điển và Canada và Đông Âu là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngoài ở các nước này hàng năm khá đông.
2.2.4.2. Khách du lịch
Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, Nha Trang đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Số lượng khách tăng khá nhanh qua các năm.
Nếu năm 2000, Nha Trang mới đón được 100 ngàn lượt khách du lịch, thu nhập du lịch đạt 70 tỷ đồng; năm 2009, đón hơn 1,53 triệu lượt khách du lịch thì năm 2010 thu hút 1,67 triệu lượt khách du lịch, tăng 9,15% so với năm 2009; Năm 2011, Nha Trang đón khoảng 2,180 triệu lượt khách DL, tăng 24,13% so với năm 2010.
Về cơ cấu khách du lịch, khách du lịch Nha Trang bao gồm hai loại – khách quốc tế và khách trong nước. Khách trong nước luôn chiếm tỷ lên cao hơn rất nhiều so với khách quốc tế. Năm 2009, số lượt khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ chỉ chiếm 360210 lượt (23,52%) trong khi đó số lượt khách trong nước chiếm 1171014 lượt (76,48%). Năm 2010, số lượt khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ chỉ chiếm 369501 lượt (22,1%) trong khi đó số lượt khách trong nước chiếm