Căn Cứ Vào Nhu Cầu Làm Nảy Sinh Hoạt Động Du Lịch


Vì vậy, muốn tối đa hóa lợi nhuận người kinh doanh du lịch cần chú ý đầy đủ tới đặc diểm này để tìm mọi cách áp dụng những thủ thuật và biện pháp hữu hiệu, cố gắng giảm thiểu sự chênh lệch giữa mùa đông khách và mùa vắng khách, khai thác tối đa các thiết bị và tài nguyên du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cũng như mặt lí luận trong lĩnh vực du lịch.

* Tính tổng hợp cao

Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu về ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui chơi, giải trí, mua sắm…Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó, nhà cung cấp dịch vụ cần cung cấp tuyến du lịch, cung cấp tư vấn tin tức, cung cấp các phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách…Vì vậy, sản phẩm của ngành kinh tế du lịch là sản vật tác dụng chung cho nhiều bộ phận, là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện ra bằng nhiều loại dịch vụ.

Ngành kinh tế du lịch vừa bao gồm các khách sạn du lịch, công ty du lịch, giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch. Đồng thời bao gồm bộ phận sản xuất tư liệu vật chất, và một số bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất (văn hóa, giáo dục, tôn giáo, khoa học kĩ thuật, hải quan, tài chính, bưu điện).

Nắm được đặc điểm tổng hợp của ngành kinh tế du lịch có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng đối với việc quản lí kinh doanh của các ngành. Các bộ phận trong ngành kinh tế du lịch không chỉ có đặc tính hướng đích thông qua nút “thỏa mãn nhu cầu của du khách” mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau. Bất cứ hành vi chậm trễ hoặc bỏ lỡ dịp của bất kì bộ phận nào cũng sẽ ảnh hưởng tới số lượng du khách du lịch. Do vậy, các bộ phận trong ngành kinh tế du lịch phải hỗ trợ lẫn nhau và cần thiết triển khai kinh doanh liên hợp. Nếu các doanh nghiệp du lịch theo đuổi lợi ích cục bộ, không phối hợp nhịp nhàng thì


hiệu quả kinh doanh của toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng theo. Vì thế, thực hiện quản lí ngành nghề toàn diện trong ngành kinh tế du lịch là điều hết sức cần thiết.

* Tính đa ngành

Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Du lịch sẽ không phát triển được nếu không có sự giúp đỡ của các ngành kinh tế xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải, công an, môi trường. Ngược lại, du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch như: điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mĩ nghệ, tranh ảnh, sách báo.

Nắm được đặc tính đa ngành trong hoạt động du lịch đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương cần phải có chính sách phối, kết hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra “xung lực” mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 4

* Tính đa thành phần

Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng dân cư trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.

Do đặc tính đa thành phần của ngành kinh tế du lịch mà nhiều loại hình du lịch khác nhau và dịch vụ mới đã nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của du khách.

Tuy nhiên, đặc tính đa thành phần trong lĩnh vực, nếu không được khai thác một cách hợp lí sẽ dẫn đến sự bất đồng quan điểm giữa các cá nhân trong đoàn đi du lịch, cũng như mâu thuẫn trong nội bộ những người làm du lịch.

* Tính chi phí


Mục đích đi du lịch của khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, mà không phải với mục tiêu kiếm tiền. Du khách sẵn sàng trả những khoản chi phí trong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ăn uống, ăn ở, đi lại và nhiều các chi phí khác nhằm thực hiện được các mục đích vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử.

Hiểu rõ đặc tính này, các quốc gia, các nhà kinh doanh du lịch cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ, nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Song, thực tế, ở một số điểm du lịch nhiều nhà kinh doanh du lịch đã lợi dụng đặc tính này để đẩy mức giá dịch vụ lên quá cao, làm cho sự tin tưởng của du khách đối với nhà cung cấp du lịch giảm sút. Những sai sót này sẽ lan truyền từ du khách này đến du khách khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành kinh tế du lịch trong con mắt du khách.

* Tính liên vùng

Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.

Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Vì vậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển du lịch cần phải đưa mình vào “quỹ đạo” chung của quốc tế và khu vực. Hoạt động du lịch ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển du lịch nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

1.1.2. Các loại hình du lịch

1.1.2.1 Căn cứ phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch

Theo tiêu thức này, du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.


* Du lịch quốc tế

Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của những quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và sử dụng ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

Bản thân du lịch quốc tế lại được phân thành du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động. Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Du lịch quốc tế thụ động là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư trú.

Ví dụ: khách nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch, ngành du lịch Việt Nam phục vụ. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế chủ động. Du lịch quốc tế chủ động tương đương với xuất khẩu vì cùng tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Trong khi công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch, ngành du lịch Việt Nam gửi khách, trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế thụ động. Du lịch quốc tế thụ động tương đương với nhập khẩu vì cùng gây ra hiện tượng xuất ngoại tệ từ một quốc gia ra nước ngoài.

* Du lịch nội địa

Là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau:

* Du lịch chữa bệnh

Ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh lại được phân thành: Chữa


bệnh bằng khí hậu: Khí hậu núi, khí hậu biển...;Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng...;Chữa bệnh bằng bùn, chữa bệnh bằng hoa quả....

* Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Nhu cầu chính nảy sinh hình thức du lịch này chính là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát cho con người khỏi những công việc thường ngày.

* Du lịch thể thao

Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao, du lịch thể thao chủ động như: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá, du lịch tham gia các loại thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, trượt tuyết...

Du lịch thể thao thụ động: những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội olympic...

* Du lịch văn hóa

Là hình thức du lịch với mục đích chính nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của đất nước di du lịch.

Du lịch văn hóa được phân làm hai loại: Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch đi với mục đích có sẵn. Họ thường là các cán bộ khoa học, sinh viên hay các chuyên gia...; Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân.


* Du lịch công vụ

Mục đích của loại hình du lịch này để thỏa mãn, thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách đi tham dự những cuộc hội nghị, hội thảo, các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ...

Ngoài ra còn có các loại hình du lịch như du lịch thương gia, du lịch thăm hỏi, du lịch tôn giáo, du lịch quá cảnh....

1.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: Du lịch dành cho thanh thiếu niên; Du lịch dành cho những người cao tuổi; Du lịch dành cho gia đình, du lịch dành cho phụ nữ...

1.1.2.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

* Du lịch theo đoàn

Ở loại hình này, các thành viên tham gia đi theo đoàn và thường có ý định, chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ đến thăm, nơi lưu trú và nơi ăn uống. Du lịch theo đoàn có thể tổ chức theo hai hình thức:

Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch được các tổ chức trung gian (các doanh nghiệp lữ hành), các tổ chức vận tải (thường là các hãng hàng không), hoặc các tổ chức du lịch khác tổ chức cuộc hành trình. Các tổ chức đó chuẩn bị, thỏa thuận trước chuyến hành trình và lịch đi cho đoàn. Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương trình của chuyến đi

Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch tự chọn tuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, số ngày đi, những nơi sẽ đến thăm... Có thể đoàn đã thoả thuận trước hoặc tới nơi mới tìm cơ sở ăn uống, lưu trú...


* Du lịch cá nhân

Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch: cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của các tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác. Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước.

Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch (tự do).

Ngoài ra, còn có rất nhiều căn cứ để phân loại các loại hình du lịch. Như: Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng: Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành các loại hình như: du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng xe máy, du lịch bằng xe ô tô hay du lịch tàu thuỷ, du lịch bằng máy bay...

Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng: Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: du lịch ở khách sạn, du lịch nhà nghỉ, du lịch lều trại....

Căn cứ vào thời gian đi du lịch: Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày.

Căn cứ và vị trí địa lý của điểm du lịch đến: Theo tiêu thức này, du lịch được phân chia thành du lịch nghỉ núi; du lịch biển, sông, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê...

Tuy nhiên, thông thường một người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên ta thường gặp sự kết hợp của một vài loại hình du lịch cùng một lúc. Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du lịch văn hoá; du lịch công vụ với du lịch văn hoá....

1.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch

1.1.3.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Du lịch là ngành kinh tế cung ứng dịch vụ - bộ phận cấu thành của GDP của một quốc gia, chính vì thế, mức độ đóng góp của kinh tế du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của ngành kinh tế này.


Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân. Chẳng hạn, việc sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.

Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng (thường thì các vùng phát triển mạnh về du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của người dân tự sản xuất tại những vùng đó là thấp).

Du lịch nội địa là ngành kinh tế huy động tốt nhất kết cấu vật chất kinh tế xã hội, các nguồn lực khác nhau của các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế quốc dân nói chung và mỗi vùng, mỗi địa phương nói riêng.

Ngoài ra, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Đồng thời, du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế không nhiều có thể sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa. Theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật.

Trên phạm vi quốc tế, sự phát triển của du lịch tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Thực thế cho thấy, cùng với hàng dân dụng, cung ứng tàu biển, kiều hối, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí