Đảng Bộ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Chỉ Đạo Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Giai Đoạn (1991 - 2005)


kinh tế quan trọng trong nền kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Đảng bộ cũng nhận định, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu: “kinh doanh du lịch của địa phương vẫn còn kém hiệu quả và có mặt còn xuống cấp”. Trên cơ sở đó, Đảng bộ đã đặt ra yêu cầu, trong khi phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, phải thấu suốt các quan điểm chỉ đạo của Đảng về CNH, HĐH, thấu suốt tinh thần Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ trương: “Quy hoạch và đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế địa phương. Tiếp tục mở rộng du lịch quốc tế, đồng thời tạo cho được tiến bộ mới trong kinh doanh du lịch nội địa” [40, tr.47]. Đại hội xác định rõ vai trò của du lịch nội địa: Một mặt, tận dụng những điều kiện sẵn có, mở thêm nhiều loại hình dịch vụ có khả năng thu hút khách tới du ngoạn và nghỉ dưỡng dài ngày; mặt khác tập trung xây dựng khách sạn, nhà hàng, đầu tư hiện đại hóa từng bước các trọng điểm du lịch, hình thành một số cụm du lịch thích hợp trên địa bàn. Văn kiện Đại hội ghi rõ:

Cần thống nhất nhận thức: xây dựng một số công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phấn đấu tạo cho được một môi trường văn hóa, xã hội ngày càng lành mạnh chính là cách đầu tư trực tiếp và có hiệu quả cho ngành du lịch. Sắp xếp lại và kiện toàn doanh nghiệp Nhà nước; khuyến khích và quản lý tốt các dịch vụ du lịch nhân dân; phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mỹ nghệ, hoa và sinh vật cảnh. Tăng cường quan hệ hợp tác với các địa phương khác và với các công ty nước ngoài để vừa tranh thủ vốn đầu tư, vừa khơi thêm luồng khách, phấn đấu đưa mức tăng trưởng bình quân hàng năm về kinh doanh du lịch trên địa bàn lên 32,5% và riêng địa phương lên 31,3% (cao hơn trong thời gian 1991 - 1995 là 5,8%) [40, tr.47].


Như vậy, đến Đại hội lần này, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch đã có những bước phát triển mới, thể hiện rõ nhận thức mới về ngành kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội Đảng bộ Tỉnh, ngày 05 tháng 12 năm 1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Nghị quyết chuyên đề số 17/NQ-TV về phát triển du lịch đến năm 2000, nhấn mạnh mục tiêu: “Nâng cao mức tăng trưởng và chất lượng, hoạt động kinh doanh du lịch. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn: du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần… nhằm tạo được tiến bộ mới trong kinh doanh du lịch nội địa; mở rộng dịch vụ du lịch quốc tế” [117, tr.3].

Nghị quyết đã đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại về kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngành du lịch, các loại hình dịch vụ du lịch chưa đa dạng, kém hấp dẫn, hoạt động của các doanh nghiệp du lịch quốc doanh kém hiệu quả, quản lý Nhà nước về du lịch còn hạn chế… Đó là, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, các loại hình kinh doanh du lịch trên địa bàn. Phát triển mạnh các dịch vụ văn hóa, hoạt động vui chơi, giải trí tại các tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Củng cố, sắp xếp doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong đó cần cổ phần hóa một số doanh nghiệp, khách sạn để phát huy sức mạnh tổng hợp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, phù hợp với tình hình chung của đất nước. Đẩy nhanh góp vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với nước ngoài, chú trọng các dự án đầu tư theo hình thức BOT hoặc 100% vốn nước ngoài.

Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đặt ra yêu cầu, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, các doanh nghiệp và các đối tác tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của phát triển kinh tế du lịch. Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý, phối hợp chặt chẽ với các ngành tổ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

chức điều tra cơ bản phục vụ phát triển du lịch; quy hoạch phát triển du lịch những vùng có tiềm năng lợi thế, đảm bảo khai thác tốt tiềm năng, lợi thế tài nguyên, nhất là tài nguyên nhân văn, tài nguyên biển… cho phát triển du lịch.

Theo đó, các hoạt động du lịch phải được triển khai đồng bộ với việc ban hành các quy chế, quy định kinh doanh dịch vụ, phân cấp quản lý, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch. Quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong đó, bốn nhiệm vụ trước mắt được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo là: Củng cố Công ty Du lịch Vũng Tàu; tiến hành nâng cấp khu du lịch Bãi Sau; thực hiện dự án Công viên - dịch vụ công cộng Bãi Trước; bổ sung quy định, quy chế về các dịch vụ công cộng, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử [117, tr.4].

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 7

Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch, thể hiện rõ sự quan tâm lãnh đạo, định hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn. Nghị quyết là văn bản cụ thể hóa kịp thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế du lịch được Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng bộ tỉnh đề ra. Nội dung Nghị quyết đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng bộ tỉnh, mở ra một bước tiến mới phát triển toàn diện kinh tế du lịch.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng bộ tỉnh, với tinh thần đoàn kết đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra sức khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi và tiềm năng sẵn có, thực hiện hoàn thành về cơ bản các nhiệm vụ KT - XH do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Kinh tế tăng khá, GDP sau 5 năm (tính cả Dầu khí) tăng hai lần: năm 1995 là 10.759 tỷ đồng; năm 2000 là 21.998 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.396 năm 1995 lên 2.438 năm 2000 (không tính dầu khí) tăng từ 512 USD lên 851 USD. Trong đó, ngành kinh tế du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang nhiều sắc thái đặc trưng của vùng đất lịch sử truyền thống của Nam Bộ, thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế.


Đánh giá kết quả đạt được của ngành Du lịch, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ III (01 - 2001) ghi nhận: Dịch vụ du lịch được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh trong tổng doanh thu ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên; đầu tư nước ngoài tăng cao, các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần khá lớn vào việc hiện đại hóa ngành du lịch và đô thị Vũng Tàu. Tiềm năng, lợi thế du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe đang từng bước được phát huy.

Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát 10 năm (2001 - 2010) của tỉnh: “Đến năm 2010, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế” [49, tr.18]; mục tiêu cụ thể tăng trưởng tốc độ bình quân của ngành du lịch là 10,9% năm. Năm 2000, công tác quy hoạch đã tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Tỉnh cũng tập trung quảng bá du lịch mạnh mẽ thông qua việc tham gia các hội chợ trong nước và khu vực, quảng bá trên các tạp chí chuyên ngành; đẩy mạnh xúc tiến du lịch, liên doanh liên kết…, tạo cơ sở quan trọng cho đẩy nhanh phát triển du lịch trong giai đoạn sau. Chủ trương cụ thể đối với ngành Du lịch được Đại hội xác định rõ: “Du lịch là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2005 tập trung đầu tư các dự án phát triển sau: Dự án cáp treo Vũng Tàu, tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh bãi tắm Thùy Vân, xây dựng khu công viên Bãi Trước, Khu du lịch Hồ Tràm (Xuyên Mộc), suối nước nóng Bình Châu, khu Kỳ Vân, công viên Bàu Sen, du lịch sinh thái Côn Đảo” [41, tr.86].

Như vậy, từ khi thành lập tỉnh đến năm 2005, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vận dụng đúng đắn chủ trương của Đảng và Chính phủ vào điều kiện thực tế của địa phương kịp thời, đề ra các chủ trương phát triển du lịch đúng hướng, có lộ trình và những bước đi phù hợp. Từ việc xác định chủ trương đến quyết tâm chỉ đạo đều hướng tới mục tiêu phát triển du lịch thành


ngành kinh tế mũi nhọn, thành trung tâm du lịch của khu vực và cả nước. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt một số vấn đề sau:

Một là, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của du lịch với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh;

Hai là, đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, cụ thể;

Ba là, xác định hướng phát triển kinh tế du lịch;

Bốn là, huy động mọi tiềm năng, thế mạnh và sức mạnh của cả hệ thống chính trị để phát triển kinh tế du lịch.

2.3. ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GIAI ĐOẠN (1991 - 2005)

2.3.1. Chỉ đạo phát triển đồng bộ ngành du lịch

Về công tác quản lý phát triển du lịch

Triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ VII của Đảng, ngày 22 tháng 6 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45 về đổi mới quản lý và phát triển du lịch, khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước” [21]. Phát triển kinh tế du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Nghị quyết Chính phủ được ban hành thể hiện quyết tâm cao trong quản lý Nhà nước về du lịch, với phương hướng là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đưa ngành du lịch phát triển sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước phát triển trong vùng và trên thế giới.

Trong Nghị quyết còn thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ đối với việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nhằm mục tiêu hình thành các trung tâm du lịch với những sản phẩm đặc sắc, thu hút đầu tư cơ sở vật chất hiện đại; tập trung kiện toàn Tổng cục Du lịch và xúc tiến thành lập các sở du lịch ở các tỉnh, thành phố. Điều đặc biệt tại Nghị quyết 45 của Chính phủ là đã xác định Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước cần phải tiến hành việc lập quy hoạch tổng thể.


Thực hiện Nghị quyết số 45/CP của Chính phủ và Quyết định số 171/TTg ngày 17 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số sở du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo UBND tỉnh xúc tiến việc thành lập Sở Du lịch, đáp ứng công tác quản lý về mặt Nhà nước. Sở Du lịch có chức năng, nhiệm vụ tham mưu và quản lý Nhà nước về các hoạt động du lịch; đồng thời, được giao trách nhiệm quản lý 16 doanh nghiệp lữ hành, 116 cơ sở lưu trú với 3.760 phòng. Sở có bộ khung cơ cấu tổ chức khá đầy đủ, bao gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc phụ trách các mảng công việc chuyên môn về quản lý lữ hành - khách sạn; thanh tra - nghiên cứu phát triển du lịch; xúc tiến du lịch. Cơ cấu nhân sự gồm 30 cán bộ làm việc tại các phòng: Quản lý du lịch, Văn phòng sở và Thanh tra, giúp cho các hoạt động quản lý du lịch đi vào nền nếp.

Năm 1999, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương. Ban Chỉ đạo ra đời đã làm tăng năng lực quản lý Nhà nước, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo và điều phối các hoạt động du lịch, làm đầu mối phối hợp các sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các chương trình phát triển du lịch.

Triển khai Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành quán triệt, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và nhân dân. Sở du lịch tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch tại các địa phương, như: Chỉ thị số 27/2000/CT-UB ngày 19 tháng 4 năm 2000 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Năm 2001, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại các bãi tắm, quy định bắt buộc các cơ sở kinh


doanh phải thành lập đội cấp cứu thủy nạn. Sở Du lịch đã xây dựng mạng lưới cứu hộ du lịch đông nhất trong cả nước.

Năm 2002, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ tại các điểm du lịch, quy chế hoạt động của ca nô, du thuyền, mô tô trượt nước, đã giúp quản lý tốt về an ninh trật tự, an toàn cho du khách đến với Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 05 tháng 02 năm 2002, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Thanh tra Nhà nước về du lịch, du lịch các cấp ra đời đã phát huy chức năng, nhiệm vụ trong việc đảm bảo hoạt động du lịch ổn định, đúng luật pháp và tuân thủ các quy định của tỉnh. Đến năm 2005, đã kiểm tra 399 lượt các đơn vị kinh doanh du lịch về tổ chức hoạt động, trật tự trị an, vệ sinh môi trường, giá cả dịch vụ. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường.

Ngày 15 tháng 4 năm 2004, UBND Tỉnh ban hành quyết định số 1727/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tiếp đến, ngày 05-11-2004, UBND tỉnh ban hành quyết định số 8737/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các ngành: Du lịch, Tài nguyên - Môi trường của tỉnh tăng cường nâng cao ý thức tự giác của doanh nghiệp về công tác đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch trong các hoạt động kinh doanh.

Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển du lịch trong tỉnh. Năm 2003, tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu đã thành lập 5 ban quản lý các khu du lịch tại thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và Côn Đảo trực thuộc UBND các huyện, thành phố và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của Sở Du lịch. Các ngành Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải và các huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 27 của UBND tỉnh về đảm bảo vệ sinh môi


trường, an ninh trật tự tại các điểm thăm quan du lịch và đề án đảm bảo trật tự trị an tại các điểm thăm quan, các bãi tắm. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong công tác cấp cứu thủy nạn, xây dựng đội ngũ 158 cứu hộ viên trên các tuyến biển có bãi tắm.

Chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các điểm thăm quan, các bãi tắm đã an toàn, vệ sinh, trật tự hơn, tạo sự ổn định, nề nếp trong kinh doanh du lịch. Công tác quản lý Nhà nước, do đó được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Từ khi thành lập đến năm 2005, các Ban quản lý các khu du lịch đã tiến hành 563 lượt kiểm tra về trật tự trị an, bình ổn giá tại các khu du lịch, cấp cứu thủy nạn cho 5.833 lượt người [141, tr.10].

Năm 2004, trước yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về du lịch, Sở Du lịch được phân công bổ sung một số nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ làm đầu mối thu hút đầu tư du lịch, quản lý quy hoạch và các dự án đầu tư du lịch. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, Sở Du lịch đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đến 2005, toàn tỉnh đã có 69 dự án đầu tư cho du lịch [121, tr.4]. Hiệp hội du lịch tỉnh được thành lập (2005), đã đóng vai trò quan trọng quy tụ các doanh nghiệp thành viên, tạo một diễn đàn chung cho các doanh nghiệp du lịch có vai trò hỗ trợ và phản biện với các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện các chương trình phát triển du lịch.

Về công tác quy hoạch phát triển du lịch

Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch của Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn, coi đây là lĩnh vực quan trọng, đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế du lịch. Trước mắt, tập trung triển khai, thực hiện Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010. Trong đó, nhận định Bà Rịa

- Vũng Tàu “là địa bàn đô thị du lịch chủ yếu cần phát triển khu vực du lịch

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí