Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động, Đặc Biệt Là Việc Làm Tại Chỗ


1.2.3.4. Tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm tại chỗ

Sự phát triển kinh tế du lịch bao hàm cả sự gia tăng cả “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình sản xuất. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nó thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán sản phẩm… nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương, mặt khác, do đặc trưng của ngành kinh tế du lịch là ngành phục vụ đòi hỏi nhiều lao động sống, cho nên phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao mức sống.

Có những khu vực người dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hoặc phải đi làm ăn nơi xa. Nhưng từ khi những địa điểm du lịch ở đây được phát hiện, tôn tạo và trở thành điểm đến cho khách du lịch thì đồng thời những cơ hội việc làm của những người dân trong khu vực cũng được nâng lên. Họ có thể tìm thấy việc làm trong chính những khu du lịch, trở thành những người phục vụ, nấu ăn, dọn dẹp, hướng dẫn khách du lịch.. hay cũng có thể tự tạo cho mình những công việc kiếm ra thu nhập như bán hàng lưu niệm, bán hàng ăn uống, dịch vụ trông giữ xe, trông giữ đồ cho du khách. Du lịch tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho mọi người.

1.2.3.5. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống

Cuộc sống của những người dân ở những địa điểm du lịch trước đây chỉ bó hẹp trong những mối quan hệ thường ngày, gia đình, làng xã. Nhưng kể từ khi khu du lịch được đầu tư, tôn tạo và là điểm đến của du khách thì cuộc sống, mức sống và nhận thức của người dân cũng dần được thay đổi và nâng lên một mức mới. Ngoài việc có được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập thì đồng thời, cuộc sống của họ cũng được nâng lên, mở rộng mức sống, chất lượng sống. Hàng ngày họ được giao tiếp nhiều hơn với mọi người đến từ


khắp nơi, nhận thức của người dân cũng dần thay đổi theo chiều hướng tích cực. Họ hiểu biết hơn, nhận thức ngày càng nâng cao.

Có những vùng du lịch người dân có thể nói tiếng anh rất tốt. Mặc dù ngôn ngữ tiếng anh của họ chỉ dừng ở mức độ giao tiếp và có thể hiểu được, những thông qua đó chúng ta cũng thấy được sức ảnh hưởng của du lịch đối với cuộc sống của người dân lao động. Chính vì vậy, tiêu chí mở rộng mức sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là một tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch.

1.2.3.6. Khả năng thích ứng với những biến động của môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội luôn biến động, thậm chí có những thời kỳ sự biến động trở nên phức tạp, khó lường. Điều đó tác động rất lớn tới nền kinh tế, trong đó có du lịch. Biến đổi khí hậu gây thiên tai nặng nề, các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội…có những ảnh hưởng lớn tới cả cung lẫn cầu về du lịch. Những ảnh hưởng đó có thể làm cho chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch bị giảm sút và làm giảm đáng kể cầu về du lịch.

Cũng như các ngành kinh tế khác, phát triển kinh tế du lịch phải được đánh giá ở khả năng thích ứng cao trước những biến động của môi trường. Muốn vậy, công tác dự báo tình hình, những biện pháp ứng phó, trong đó đặc biệt chú ý tới những biện pháp kích cầu du lịch phải được đặc biệt quan tâm.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 8

Du lịch phải mang tính thích ứng cao với từng hoàn cảnh và thời điểm. Một địa điểm du lịch vừa là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, khám phá nhưng cũng có thể là nơi tổ chức những cuộc sinh hoạt cộng đồng, hội thảo.

Trước đây, khi du lịch còn chưa phát triển, những địa điểm du lịch đơn thuần chỉ la địa điểm đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Nhưng ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng cao và du lịch phải có khả năng thích ứng với những nhu cầu đó. Những điểm du lịch giờ đây không chỉ đơn thuần là nơi giải trí,


thăm quan mà còn là địa điểm để tổ chức những cuộc hộ thảo, họp bàn; hay trở thành nơi để chữa bệnh…

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự khác biệt và những yêu cầu đặt ra của khách du lịch quốc tế cũng đòi hỏi du lịch trong nước phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của du khách.

Bên cạnh đó, còn có nhiều tiêu chí để đánh giá sự phát triển của kinh tế du lịch, nhưng dù phát triển ở mức độ nào thì du lịch cũng phải đảm bảo được những yêu cầu về tự nhiên, xã hội, môi trường, an ninh trật tự… Du lịch phát triển nhưng môi trường ngày càng bị hủy hoại thì cũng không thể được coi là phát triển; hay an ninh trật tự trong vùng không được đảm bảo, trộm cắp, tệ nạ xã hội diễn ra thì cũng không thể đảm bảo cho du lich phát triển.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn Hà Nội về phát triển kinh tế du lịch

1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Sơn Tây - Hà Nội

Sơn Tây là một thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Do địa bàn sinh tụ nên địa danh này luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội. Vị trí địa lý thuận lợi, cách Trung tâm thành phố Hà Nội hơn 30 km, với hệ thống giao thông đường sá thông suốt, là một điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế du lịch. Sơn Tây là một trong những địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch khá đa dạng.

Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Chùa Mía, lễ hội đền Và.


Thành cổ Sơn Tây: Nằm ở trung tâm thành phố, là một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822).

Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm (đất hai vua): cách thành phố khoảng 4 km và trung tâm Hà Nội 46 km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm có tên gọi là Kẻ Mía. Là làng xã duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (898-944) nên Đường Lâm được tôn vinh là "đất hai vua", đúng hơn là "làng hai vua".

Thắng cảnh hồ Đồng Mô: Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía đông núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc tạo ấn tượng cho khách du lịch.

Đền Và: thờ đức Thánh Tản, vị thần cai quản Tản Viên Sơn - một trong "Tứ bất tử" trên điện thần nước Việt Nam. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển. Đền Và nằm kề bên địa danh Xã Tắc (nay thuộc phường Trung Hưng), là nơi diễn ra vụ tập kích Sơn Tây của không lực Hoa Kỳ năm 1970.

Làng Văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam đã được khởi công ở Đồng Mô với qui mô 54 dân tộc anh em sẽ trở thành một địa danh du lịch nghỉ dưỡng quan trọng của Hà Nội.

Thành phố Sơn Tây là một trong những trung tâm thương nghiệp, thương mại với đời sống thu nhập cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với những tiềm năng phong phú nói trên, Sơn Tây giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của du lịch Hà Nội và của cả nước. Quan điểm cơ bản xuyên suốt quá trình du lịch của thành phố Sơn Tây là du lịch kết hợp:


du lịch sinh thái, sân golf, trượt cỏ kết hợp với du lịch văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng cổ, thành cổ mang tính đặc thù riêng.

Để phát triển kinh tế du lịch, UBND Thị xã đã cấp giấy phép cho 36 tổ chức, doanh nghiệp và 3.794 hộ đăng ký kinh doanh thương mại; 356 tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Địa phương đã nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch, đầu tư tôn tạo, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa lịch sử của 130 di tích, trong đó có 44 di tích được Nhà nước xếp hạng tiêu biểu như: Thành Cổ, đền Và, quần thể di tích làng cổ Đường Lâm… cùng việc đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái như: Hồ Đồng Mô, sân Golf, Thung Lũng Vua, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam… nên hoạt động du lịch và thương mại của thị xã có bước tăng trưởng mạnh.

Sáu tháng đầu năm 2012, giá trị du lịch, thương mại trên địa bàn thị xã ước đạt 499,9 tỷ đồng, đạt 67,1% kế hoạch năm và tăng 68,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ thương mại là 224 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch năm, tăng 49,8% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch, dịch vụ là 225,9 tỷ đồng, đạt 70,6% kế hoạch năm, tăng 91,4% so với cùng kỳ.

Để đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn trong những năm tới, thị xã đang tiếp tục quy hoạch các điểm du lịch Trung Sơn Trầm, quy hoạch hạ tầng khu du lịch Đồng Mô, Khu chợ nông sản thực phẩm tươi sống, quy hoạch tổng thể làng cổ Đường Lâm và quy hoạch chi tiết dự án tu bổ và tôn tạo Đền Và.

Trong quá trình phát triển kinh tế du lịch ở địa bàn mình, thành phố Sơn Tây rất chú trọng đến việc không ngừng xây dựng tôn tạo các sản phẩm du lịch. Những công trình xây dựng, những dịch vụ xung quanh việc thăm quan giải trí ngày càng nhiều, tạo nên những thuận lợi cũng như thu hút du khách đến với du lịch Sơn Tây.


Những công trình về di tích lịch sử văn hóa rất được thành phố Sơn Tây gìn giữ, tôn tạo nhằm giữ nguyên bản sắc đặc trưng những cũng không để các khu di tích này bị xuống cấp theo thời gian. Hàng năm, Sơn Tây luôn có những đợt tôn tạo, xây dựng lại để giữ gìn những giá trị lịch sử thiên nhiên ban tặng này.

Với những di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, hàng năm cũng rất được quan tâm, đầu tư kinh phí. Nếu du khách có dịp đi nghỉ ngơi, giải trí tại những danh lam thắng cảnh ở Sơn Tây thì sẽ nhận thấy năm sau có những sự xây dựng, tôn tạo mà năm trước chưa có. Sơn Tây rất chú trọng đến việc đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo cũng như mở rộng các hình thức giải trí tại những địa danh thắng cảnh. Điều này vừa làm cho những di tích thắng cảnh của Sơn Tây ngày càng thu hút khách du lịch, làm cho du khách không nhàm chán khi đặt chân đến đây, nâng cao vị thế so sánh, để Sơn Tây luôn là điểm đến của du khách trong và ngoài khu vực.

Như vậy, kinh nghiệm của Sơn Tây - Hà Nội cho thấy: để phát triển kinh tế du lịch, địa phương đã xác định rõ vị trí của lĩnh vực kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế của địa phương, từ đó địa phương đã chú trọng tới công tác hoạch định phát triển một cách cụ thể, nghiên cứu, đầu tư, mở rộng các loại dịch vụ và khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch.

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức - Hà Nội

Huyện Mỹ Đức là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi tiếng, là khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn. Huyện Mỹ Đức là một trong những huyện có du lịch lễ hội, du lịch tâm linh tín ngưỡng phát triển vào bậc nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương (Thiên Trù, suối Yến, động Hương Tích,...), nằm ở phía tây nam huyện, khu du lịch hồ Quan Sơn và nhiều hang động đẹp, đền, chùa


mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như chùa Hàm Rồng, chùa Cao... Khu thắng cảnh chùa Cao (Chùa hàm rồng...), nằm ở rìa phía tây huyện, giáp ranh giới với huyện Kim Bôi.

Do mang tính chất đặc thù riêng, du lịch Mỹ Đức hướng đến chủ yếu là du lịch tâm linh tín ngưỡng là chính, kết hợp với du lịch sinh thái tổng hợp. Quan điểm du lịch xuyên suốt của huyện Mỹ Đức là: Quảng bá tuyên truyền về du lịch thắng cảnh Chùa Hương; Du lịch văn hóa tín ngưỡng gắn liền với lễ hội và thể thao; Giữ gìn và tôn tạo các khu du lịch tâm linh, tín ngưỡng; Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch.

Đồng thời, để thu hút nhiều hơn nữa các nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế nhằm tăng doanh thu du lịch, vì du lịch trong huyện nổi tiếng với du lịch tâm linh nên địa phương đã phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các ngành chức năng liên quan như: công an, dân phòng, giao thông vận tải…trong việc cải tiến thủ tục thuận lợi, lịch sự, duy trì tình hình an ninh trật tự, loại bỏ phiền hà làm nản lòng du khách, khắc phục các yếu kém bất cập để đứng vững, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Để phát huy tiềm năng du lịch, những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo... Việc tổ chức lễ hội với các dịch vụ du lịch là nguồn thu quan trọng cho huyện. Năm 2011, tổng thu từ lễ hội đạt tới 40 tỷ đồng. Năm 2012, có 1,4 triệu lượt người hành hương tới thăm Chùa Hương.

Trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức chủ trương phát triển Khu du lịch tâm linh tín ngưỡng Hương Sơn, Khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Quan Sơn, đồng thời phát triển sân golf Hồ Quan Sơn.


Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đang có chính sách kêu gọi đầu tư để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch từ Hương Sơn và Quan Sơn. Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành hiện thực để món quà tặng vô giá mà thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện ngày càng trở nên có ý nghĩa, mang lại hiệu quả cao cho cuộc sống người dân.‌

Như vậy, Mỹ Đức đã xác định kinh tế du lịch là ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Điều đó đã thu hút được sự ủng hộ và tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của mọi người dân vào lĩnh vực kinh tế này. Bên cạnh đó, việc đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có những hạng mục cao cấp như xây dựng hệ thống đường điện, hệ thống cáp treo…Đây là những bài học kinh nghiệm tạo nên sự phát triển mạnh của kinh tế du lịch ở địa phương này.

Kết luận chương 1

Kinh tế du lịch được coi là “ngành kinh tế không khói” trong nền kinh tế các quốc gia. Ngành kinh tế này có vai trò quan trọng như: đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác; du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho nước chủ nhà …

Sự phát triển kinh tế du lịch bao hàm nhiều nội dung khác nhau như: xây dụng quy hoạch phát triển; tổ chức bộ máy và mạng lưới phát triển; nghiên cứu, thăm dò, đầu tư, tôn tạo và tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch, tổ chức liên kết các dịch vụ kèm theo…

Sự phát triển kinh tế du lịch được đánh giá qua những tiêu chí như: mức tăng trưởng của kinh tế du lịch; mức liên kết, mật độ liên kết; tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm tại chỗ; mở rộng mức sống và nâng cao chất lượng sống cho người dân; tiêu chí về hội nhập kinh tế và khả năng thích ứng với những biến động của môi trường...

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí