Ngoài ra, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống với kĩ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc với nhiều nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị đã tạo cho du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác về du lịch văn hóa- lịch sử, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách.
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi, địa hình có núi, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên, núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh); động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Tự Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); thác Bản Giốc (Cao Bằng)
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành lãnh thổ du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm lớn:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình đặc sắc, điều kiện khí hậu, nước, sinh vật và các HST đặc biêt, các di sản thiên nhiên thế giới...
- Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử, văn hoá kiến trúc, lễ hội, các đối tượng liên quan đến dân tộc học, đối tượng văn hoá, thể thao, di sản văn hoá thế giới.
2.3. Vị trí, vai trò của ngành dịch vụ du lịch ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, ở nhiều nước phát triển, thậm chí du lịch đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống, môi trường sống và môi trường làm việc ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và du lịch là một hướng giả quyết nhằm tái sản xuất sức lao động...
Trong 10 năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 14 lần, trong đó năm 2007 đã đón 3,58 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng 10,43 % so với năm 2005. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900 USD đã góp phần đẩy mạnh doanh thu “xuất khẩu tại chỗ” năm 2005 lên trên 3 tỷ USD. Số du khách tới Việt Nam đã tăng trung bình
10%/năm từ 2000 lên 3,5 triệu người năm 2006. Dự đoán số du khách tới Việt Nam sẽ tăng lên tới 8 triệu người vào năm 2010.
Những đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng gia tăng, khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế. Do đó, trong Nghị quyết của Đảng và Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đã xác định: xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM
I. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH
1. Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kì về dịch vụ du lịch
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kì (BTA) được kí kết ngày 13/07/2000 và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, Hiệp định này được đánh giá là hiệp định thương mại song phương toàn diện nhất mà Việt Nam và Hoa Kì từng đàm phán, quy định các nghĩa vụ toàn diện nhất cho cả 2 bên. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì có hiệu lực đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và có ảnh hưởng sâu sắc đến các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành du lịch… Hiệp định này mở ra một triển vọng to lớn cho việc thu hút đầu tư, công nghệ du lịch, cũng như thu hút số du khách nước ngoài (gồm cả khách đi du lịch và khách sang tìm hiểu thị trường, làm kinh tế). Các quy định về mở cửa thị trường dịch vụ du lịch giữa hai bên được quy định ở Chương III (chương về thương mại dịch vụ) và phụ lục F đính kèm theo Hiệp định.
Theo hiệp định này, Việt Nam đã cam kết tương đối thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch (xem bảng 1). Trong phân ngành khách sạn và nhà hàng, Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kì được thành lập liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam hay công ty 100% vốn Hoa Kì. Còn trong phân ngành dịch vụ đại lí và điều phối lữ hành, Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kì được lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó có phần góp vốn của các công ty Hoa Kì không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh, 3 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, hạn chế này sẽ được nâng lên 51% và 5 năm sau khi hiệp định hiệu lực, hạn chế này sẽ được bãi bỏ, với điều kiện các công ty này phải đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng.
Bảng 1: Cam kết của của Việt Nam về dịch vụ du lịch trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kì
A. Khách sạn và nhà hàng bao gồm: - dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn - dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống | B. Dịch vụ đại lí lữ hành và điều phối du lịch lữ hành | ||
Hạn chế tiếp cận thị trường | (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kì cùng với việc đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng được phép cung cấp dịch vụ thông qua thành lập liên doanh với đối tác VN hay xí nghiệp 100% vốn Hoa Kì. (4) Chưa cam kết ngoài các cam kết chung và giám đốc khách sạn hay nhà hàng phải thường trú tại Việt Nam. | (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kì được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam. Phần vốn góp của của phía Hoa Kì không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, hạn chế này là 51% và 5 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, hạn chế này được bãi bỏ. (4) Không hạn chế, trừ các cam kết chung. | |
Hạn chế đối xử quốc gia | (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế (4) Chưa cam kết ngoài các cam kết chung | (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Các hướng dẫn viên trong liên doanh phải là công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư Hoa Kì chỉ được kinh doanh dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (Inbound). (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. | |
Nguồn: Hiệp định thương mại song phương Việt - Hoa Kì |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 2
- Các Ngành Nghề Kinh Doanh Chính Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch
- Yêu Cầu Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đối Với Ngành Dịch Vụ Du Lịch Việt Nam
- Tác Động Tới Dịch Vụ Du Lịch Việt Nam Do Việc Thực Hiện Các Cam Kết Quốc Tế
- Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Toàn Ngành Du Lịch Ngày Càng Được Cải Thiện
- Lượng Khách Du Lịch Nội Địa Của Việt Nam Từ 2000 - 2007
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Phương thức cung cấp: (1). Cung cấp qua biên giới (2). Tiêu dùng ở nước ngoài (3). Hiện diện thương mại (4). Hiện diện thể nhân
29
2. Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ du lịch
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào ngày 11/01/2007. Chính các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này sẽ có những tác động rất lớn đến tất cả các ngành, trong đó có ngành dịch vụ du lịch. Việc đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được tiến hành theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
Về diện cam kết, Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lí lữ hành và điều hành tour du lịch, không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch. Theo đánh giá của giới chuyên môn về các cam kết trong WTO về dịch vụ du lịch, Việt Nam mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ so với một số ngành dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (xem bảng 2).
Việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO được áp dụng như các cam kết của GATS. Như vậy trong các cam kết của mình đối với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam không cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chi nhánh cung cấp dịch vụ du lịch tại Việt Nam (phù hợp với Điều 51, 42 Luật Du lịch Việt Nam 2005) mà chỉ cam kết cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam; không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật Du lịch Việt Nam 2005 chưa đề cập đến). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam mà không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lí vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lí của công ty phải là người Việt Nam.Tuy nhiên, hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam; và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như một phần của dịch vụ đưa khách
vào du lịch Việt Nam. Đối với phương thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Bảng 2: Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ du lịch
Hạn chế tiếp cận thị trường | Hạn chế đối xử quốc gia | |
A. Khách sạn và nhà hàng (CPC 641- 643) | (1) Không hạn chế | (1) Không hạn chế |
B. Dịch vụ đại lí lữ hành và điều hành tour (CPC 7471) | (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phần góp vốn của phía nước ngoài. (4) Không hạn chế, trừ các cam kết chung. | (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, trừ các hướng dẫn viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công dân Việt Nam. được phép đưa khách vào du lịch Việt Nam (Inbound). (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. |
Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam |
Phương thức cung cấp: (1). Cung cấp qua biên giới (2). Tiêu dùng ở nước ngoài (3). Hiện diện thương mại (4). Hiện diện thể nhân
32
3. Cam kết của Việt Nam trong trong ASEAN về dịch vụ du lịch
Trong khuôn khổ hợp tác đa phương trong ASEAN, Du lịch Việt Nam đã có quá trình hơn 10 năm tham gia cùng các bộ, ngành vào hoạt động đàm phán để có được những kết quả phân ngành hợp tác rất cụ thể và hiệu quả.
Đến tháng 6/2004, Việt Nam đã cho phép đối tác ASEAN được liên doanh đầu tư về khách sạn, khu nghỉ du lịch tổng hợp. Việt Nam cũng cho phép đối tác ASEAN được tham gia 3 phân ngành là xếp chỗ trong khách sạn, phục vụ ăn trong nhà hàng, phục vụ uống không có chương trình giải trí.
Từ năm 2005, ASEAN đã thực thi một hướng đi mới, phát triển hội nhập khu vực dựa trên sự liên kết của 11 ngành ưu tiên, trong đó ngành dịch vụ du lịch được đẩy nhanh hơn.
Du lịch Việt Nam đã cùng các nước thành viên hoàn thành vòng 3 đàm phán hợp tác dịch vụ ASEAN với việc thống nhất nội dung cam kết dịch vụ lữ hành, góp phần đẩy mạnh luồng khách, vốn đầu tư du lịch trong ASEAN. Trong đó Việt Nam cho phép đối tác nước ngoài có thể liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn đóng góp không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh và 05 năm sau khi cam kết có hiệu lực, hạn chế này sẽ là 51%. Hướng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.
Du lịch Việt Nam cũng chú trọng hợp tác song phương với các nước thành viên ASEAN. Cho tới nay, Việt Nam đã miễn thị thực du lịch cho 09 nước (trừ Myanmar) trên cơ sở có đi có lại, tạo điều kiện cho khách các nước đi du lịch Việt Nam.
Các nước ASEAN đã cam kết mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ vào năm 2015 để tiến tới thực hiện mục tiêu thành lập “Cộng đồng kinh tế ASEAN” có thị trường và cơ sở sản xuất chung vào năm 2020.