Vị Trí, Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland còn 1

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.

Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là:

Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng;

Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh;

Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.


Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững


Hệ xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển

bền vững


Hệ kinh tế Hệ tự nhiên


Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội 2010

Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế đã đạt được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.

Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh:

Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển.

Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau.

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng

quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.

1.1.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững

Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường ở các vùng du lịch: ô nhiễm khí và nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng; ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, mất giá đồng tiền, xung đột về lợi ích xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, xói mòn bản sắc văn hóa bản địa... Trước những vấn đề tiêu cực đặt ra, Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Du lịch bền vững ra đời trong thập kỷ 90 nhằm giải quyết những vấn đề đòi hỏi nêu trên.

Theo World conservation Union 1996, “Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương

Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Tại Việt Nam, “Du lịch bền vững” là một khái niệm còn khá mới mẻ. Đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên khía cạnh bền vững. Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách

du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.

Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường.

- Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương.

- Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.

Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân” (International Ecotourism Society, 2004):

Thân thiện môi trường. Du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường.

Gần gũi về xã hội và văn hoá. Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.

Có kinh tế. Nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt.

Chính sách phát triển du lịch bền vững theo tác giả, là hệ thống các quyết định quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

1.2. Vị trí, vai trò của chính sách phát triển du lịch bền vững đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề phức hợp và mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một cơ hội tạo thu nhập. Với xu thế tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, ngành du lịch đang ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chính phủ nhiều quốc gia đã xác định chính sách phát triển du lịch bền vững có vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế- xã hội, là động lực phát triển của nhiều nước.

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển du lịch bền vững sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ nền kinh tế, cụ thể:

- Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập quốc dân. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá. Do vậy công việc phát triển du lịch góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển thông qua việc đáp ứng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước…Thu nhập từ du lịch sẽ đóng góp vào việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân địa phương thông qua các hoạt động du lịch góp phần đô thị hoá các địa phương có điểm du lịch.

- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một cộng đồng địa phương thông qua cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách.

- Góp phần cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch kéo theo các dịch vụ đi kèm góp phần cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương như : thông tin liên lạc, y tế, đường giao thông, các khu vui chơi giải trí…do có các dự án về du lịch kéo theo các dự án khác đầu tư về cơ sở hạ tầng tới khách du lịch.

- Tạo điều kiện giao lưu văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng và quốc tế. Việc phát triển du lịch tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá của người dân trong vùng và các địa phương trong cả nước với người nước ngoài thông qua giao tiếp với khách du lịch. Phát triển du lịch làm rút ngắn khoảng cách về cơ sở hạ tầng cũng như nhận thức của người dân địa phương. Những tác động về văn hoá của du lịch làm thay đổi cả hệ thống nhận thức đó là tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, nghi lễ truyền thống….qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp của người dân địa phương với du khách.

Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững cũng có thể gặp phải một số vấn đề cần giải quyết:

- Ảnh hưởng tới kết cấu dân số (số lượng, thành phần) theo ngành nghề do nhu cầu về nhân lực và sức hút thu nhập từ du lịch. Du lịch phát triển sẽ thu hút một lượng lớn lao động từ các ngành nghề khác đặc biệt là ngành nông nghiệp khiến cho lực lượng sản xuất lương thực ngày càng giảm đi đáng kể nhất là khu vực hay vùng có điểm du lịch. Hiện tượng nhập cư của lao động du lịch, các nhà kinh doanh du lịch từ nơi khác đến và vấn đề di cư của người dân địa phương trong khu du lịch nhằm giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở du lịch cũng gây ra nhiều vấn đề khác nhau như: mâu thuẫn giữa người dân địa phương với những nhà đầu tư, mâu thuẫn với dân lao động du lịch nhập cư tìm kiếm việc làm…

- Tạo áp lực lên cơ sở hoạt động du lịch: Do tính mùa vụ của hoạt động du lịch cho nên vào thời kỳ cao điếm số lượng khách đến cũng như nhu cầu

sinh hoạt của du khách có thể vượt quá mức khả năng đáp ứng về dịch vụ

công cộng và cơ sở hạ tầng của người dân địa phương như còn ùn tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải vượt quá khả năng của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch.

- An ninh và trật tự an toàn xã hôi bị đe dọa: Du lịch ngày càng phát triển càng thu hút đông đảo du khách cả nội địa và quốc tế. Nhiều đối tượng khách đến cùng đến một điểm hoặc địa phương nên khó kiểm soát được hết hoạt động của khách. Do vậy các tệ nạn phát sinh do nhu cầu của khách như nạn mại dâm, cờ bạc, ma tuý và tranh dành khách giữa người dân địa phương.

- Thay đổi phương thức tiêu dùng. Việc phát triển du lịch đã làm tăng thu nhập cũng như mức sống của người dân địa phương, làm tăng sức mua đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá nguyên liệu và thực phẩm. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự chi tiêu thoải mái của khách du lịch làm giá cả các mặt hàng trong khu vực bị đẩy lên làm ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng của nơi có các hoạt động du lịch, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

- Chuẩn mực xã hội bị thay đổi trong một số trường hợp làm suy thoái văn hoá truyền thống.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền xã hội: Du lịch gắn liền với việc tiếp xúc giữa người dân địa phương với khách du lịch, do vậy sự thâm nhập của các dòng khách khác về địa lý chủng tộc sẽ kéo theo nguy cơ lan truyền các loại bệnh khác nhau (bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh lây truyền qua đường tình dục..). Ngoài ra ô nhiễm môi trường như rác thải, nước bẩn…sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng địa phương.

Ở Việt Nam, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chính sách phát triển du lịch, ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phát triển du lịch một cách cực đoan, không quan tâm tới bảo vệ môi trường thì sau một khoảng thời gian nhất định, tăng trưởng du lịch sẽ không đạt được.

1.3. Nội dung của chính sách phát triển du lịch bền vững

1.3.1. Mục tiêu

Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:

- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng.

- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển văn hóa, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, xóa đói giảm nghèo.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí