Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Kinh Tế Du Lịch


khu du lịch với du khách và là một trong những lý do để du khách lựa chọn đến nghỉ dưỡng cho lần tiếp theo.

1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch

1.2.2.1. Nhân tố tự nhiên

*Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề phát triển kinh tế du lịch. Điểm du lịch có nằm trong khu vực phát triển du lịch hay không; Khoảng cách từ điểm du lịch đến các điểm liên quan đến khách ngắn.Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa và khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều.

*Địa hình

Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa đạng phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi… Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều đồi, núi, biển, đảo…, thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho rằng tẻ nhạt, không thích hợp với du lịch.

*Khí hậu

Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ khách du lịch biển thường thích những điều kiện khí hậu như: số ngày mưa tương đối ít vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt


Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 7

độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, nhiệt độ khí hậu ban đem không cao lắm, dễ chịu….

*Hệ thực vật

Hệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa… Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh. Nếu thực vật phong phú và quý hiếm thì sẽ thu hút được khách du lịch ham tìm tòi và yêu thích cảnh thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những thực vật không có ở đất nước họ thường có sức cuốn hút, sức hấp dẫn mạnh mẽ. Ví dụ như khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây leo, cây to và cao…

*Hệ động vật

Động vật cũng là một trong những nhân tố để thu hút khách du lịch, Nhiều loài động vật có thể làm đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loài động vật quý hiếm có thể là đối tượng để nghiên cứu, nuôi dưỡng, bảo vệ trong vườn bách thú.

*Tài nguyên nước

Các nguồn tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm… vừa tạo điều kiệm để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch nói riêng.

Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời Đế chế La Mã. Ngày nay các nguồn nước khoáng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh.

1.2.2.2. Nhân tố kinh tế xã hội

*Các yếu tố nguồn lực

Lực lượng lao động


Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động (thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định (trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trong khoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động. Những người không được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những người không có quyền công dân, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.

Lực lượng lao động ở một địa phương dồi dào, số người đang trong tuổi lao động lớn sẽ đóng góp và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế du lịch ở địa phương.

Tài nguyên thiên nhiên

Cơ sở ban đầu của sự phát triển du lịch chính là những tiềm năng du lịch về tài nguyên thiên nhiên: Rừng nguyên sinh, biển, cảnh quan thiên nhiên…Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những tài nguyên vô giá đó. Ở Việt Nam: Vịnh hạ Long, rừng Cúc Phương, hang động ở Quảng Bình, Ninh Bình… là những điểm đến của nghề du lịch cũng như khách du lịch sau này.

Tài nguyên nhân văn

Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Các giá trị lịch sử được chia làm hai nhóm:

Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút khách du lịch với nhiều mục địch du lịch khác nhau.

Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia cùng lĩnh vực quan tâm.


Tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường chúng thu hút những khách du lịch nội địa có hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc mình.

Tương tự với các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến trung tâm của các Viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật và điêu khắc, các trung tâm thường xuyên tổ chức hội diễn âm nhạc, biểu diễn sân khấu, liên hoan phim, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc thi tuyển chọn giọng hát hay, những làng mạc có kiến trúc và xây dựng độc đáo, triển lãm các loại hình nghệ thuật…

Các giá trị văn hoá thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham gia nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước đến thăm. Do vậy tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hoá.

Các phong tục tập quán cổ truyền cũng luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách.

Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch. Khách du lịch cũng hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân của đất nước đến thăm với những năm trước đó, hoặc với kinh tế nước mình. Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay của vùng, nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ cũng được tổ chức.


Yếu tố văn hoá

Các giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch ở một điểm, một vùng, một đất nước, có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều mục đích khác nhau của chuyến đi.

Các tài nguyên có giá trị lịch sử, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách có trình độ ham hiểu biết. Các tài nguyên có giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu…Ngoài ra, các thành tựu kinh tế kỹ thuật của đất nước cũng có sự hấp dẫn khách du lịch.

* Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch

Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch là văn bản cụ thể hóa chiến lược phát triển; luận chứng và sự lựa chọn phương án phát triển hợp lý, tổ chức phát triển du lịch trên một không gian nhất định. Đây là văn bản thể hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nói chung, chiến lược phát triển du lịch nói riêng về mặt thời gian và không gian nhất định. Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cụ thể và hợp lý sẽ thể hiện được rõ mục tiêu và giải pháp thực hiện, định hướng cụ thể trong quá trình phát triển du lịch của đất nước cũng như ở từng địa phương. Mặt khác, quy hoạch phát triển du lịch là căn cứ khoa học để có được những chương trình, dự án chuyên sâu trong phát triển du lịch.

Quy hoạch phát triển du lịch bao gồm nhiều nội dung như: phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển du lịch và dự báo những nhân tố tác động tới hoạt động du lịch; Luận chứng mục tiêu phát triển kinh tế du lịch; xác định nhiệm vụ cụ thể; Luận chứng các hạng mục, các nguồn lực cho phát triển du lịch; Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch.

*Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là gồm các thành phần kinh tế, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau nằm trên toàn lãnh thổ của một quốc gia cấu thành nền kinh tế của


quốc gia đó. Cơ cấu kinh tế phải hợp lý, ổn định, dựa trên mọi hướng phát triển của địa phương. Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với những gì đặc trưng mà địa phương có và phải bền vững và có thể phát triển lâu dài.

Nền kinh tế có sự phân công lao động, có các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt, cô đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển nhất định. Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các ngành những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vội nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn, thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm chiến lược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài.

*Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế là quan điểm,cơ chế tác động tới hoạt động kinh tế. Chính sách kinh tế gồm tổng thể những chính sách về những lĩnh vực, như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…

Chính vì thế, du lịch ở một địa phương phát triển phụ thuộc nhiều vào các chính sách kinh tế của địa phương này. Những chính sách kinh tế tạo điều kiện, ưu tiên cho phát triển du lịch, cho hoạt động du lịch là một trong những điều kiện tốt để hoạt động du lịch có thế phát triển. Ngược lại, nếu ở một địa phương mặc dù có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch nhưng chính sách kinh tế của địa phương lại không chú trọng đến vấn đề này thì cũng là một yếu tố kìm hãm sự phát triển.


*Hội nhập kinh tế

Hội nhập kinh tế là một trong những nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển của kinh tế du lịch. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước hết ở chỗ, du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, lâm sản theo giá bán lẻ cao hơn mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Du lịch còn là ngành mang yếu tố đối ngoại, không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố khách quốc tế mà còn mối liên hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ hối ngoại quốc tế.

Du lịch phát triển phải mở rộng ra thế giới, có thể giúp đất nước quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của đất nước, giúp người dân những nước khác biết đến con người, cảnh quan của đất nước mình. Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua du lịch rất hiệu quả. Chính vì vậy, tiêu chí hội nhập quốc tế là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch

1.2.3.1. Mức tăng trưởng của kinh tế du lịch

Sự tăng trưởng của kinh tế du lịch trước hết thể hiện ở sự tăng trưởng doanh số, doanh thu. Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ việc cung cấp dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác hoạt động du lịch. Doanh thu từ du lịch phải có sự tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Sự tăng trưởng của kinh tế du lịch còn phải được thể hiện ở chất lượng tăng trưởng. Sự tăng trưởng phải là tăng trưởng bền vững, đảm bảo các yếu tố về tự nhiên, xã hội, môi trường, an ninh….

Trong những tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng, trước hết, du lịch phải góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong


tổng thu nhập quốc dân. Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội và tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân.

1.2.3.2. Mức độ liên kết, mật độ liên kết

Một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của kinh tế du lịch chính là mức độ liên kết. Du lịch phát triển phải có mối liên kết, gắn kết và làm phát triển của các ngành kinh tế khác. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, các sản phẩm du lịch tạo ra không đơn thuần là của ngành du lịch là còn là sự kết hợp của các ngành kinh tế khác. Ví dụ như muốn có cơ sở lưu trú thì cần phải có ngành xây dựng, có nguyên liệu chế biến trong kinh doanh ăn uống của nhà hàng, khách sạn thì phải có ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến…Do đó, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi phải có sự hỗ trợ liên ngành. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác. Như vậy, thông qua đó, các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy hoạt động thương mại…

1.2.3.3. Đóng góp vào GDP của kinh tế du lịch

Giống như những ngành kinh tế khác ở địa phương, du lịch có những đóng góp cho kinh tế chung của vùng. Không chỉ vậy, những đóng góp của kinh tế du lịch cho ngành kinh tế của địa phương còn rất đáng kể, đóng góp một phần quan trọng, lớn trong tổng GDP của vùng.

Thực tế đã chứng minh, vùng đất nào mà có kinh tế du lịch cũng kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng như kinh tế chung của cả vùng. Những vùng du lịch nổi tiếng của đất nước như Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh… thì ngành kinh tế du lịch đã và đang làm điểm tựa cho những ngành kinh tế khác trong vùng, và như vậy, chắc chắc sự đống góp của kinh tế du lịch chiếm đa số so với các ngành kinh tế khác của cả vùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022