Đánh Giá Chung Về Thuận Lợi, Khó Khăn Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Ba Chẽ Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch


Bảng 2.1. Giá trị sản xuất giai đoạn 2017-2019



STT


Chỉ tiêu


Đ.vị tính


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

Tốc độ tăng trưởng

(%)


Gía trị sản xuất

phân theo khu vực kinh tế


Tỷ đồng


4.387


4.494


4.680


106,68

1

Nông – Lâm nghiệp

– Thủy sản

Tỷ đồng

1.451

1.440

1.490

102,69

2

Công nghiệp –

XDCB

Tỷ đồng

1.389

1.409

1.501

108,06

3

Thương mại - Dịch

vụ

Tỷ đồng

1.547

1.645

1.689

109,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)

Đến hết năm 201, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 1.490 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010). Trong đó: trồng trọt 540 tỷ đồng; chăn nuôi 399,4 tỷ đồng; thuỷ sản 111 tỷ đồng; lâm nghiệp 120 tỷ đồng; dịch vụ nông nghiệp 319,6 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) 162,5 nghìn tấn.

Sản xuất nông, lâm nghiệp:

Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phòng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hoá. Có 11.343,8 ha diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 350 ha đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất trong các khâu chọn giống, nuôi trồng và chăm sóc; các giống lúa lai, lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chiếm 16% diện tích; giống ngô lai và ngô hàng hoá đạt 100% diện tích. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, trang trại, đạt hiệu quả kinh tế, trên địa bàn có trên 50 trang trại, trong đó có 31 trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp (trang trại gà 4.000 – 8.000 con/lứa, trang trại lợn 1.000 – 2.000 con/lứa). Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển, tiếp thu được nhiều dự án. Có nhiều hộ nông dân làm giàu từ sản xuất nông - lâm


nghiệp, thu nhập hàng năm đạt trên 100 triệu đồng. Đã hình thành vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như rau, hoa và chè, vv. Sản lượng lương thực 37.000 tấn = 107,28%; trồng chè mới 320 ha = 106,6%; sản lượng chè búp tươi 24.950 tấn = 113,4%; trồng rừng mới 5.712,7 ha = 285,6%; độ che phủ rừng đạt 51,48%, vượt 3,48% so với nghị quyết đề ra.

Sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển được nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt 5,9%/năm (chỉ tiêu Đại hội là 3,7%).

- Sản xuất CN - TTCN - Xây dựng:

Tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn năm trước; thực hiện Đề án phát triển CN- TTCN và dịch vụ; triển khai các bước xây dựng 4 cụm công nghiệp. Có 3 cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết, trong đó một cụm đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Nghị quyết về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất. Toàn huyện có 124 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn, góp phần thu hút nhiều lao động tại chỗ vào làm việc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách. 08/08 xã, thị trấn có điện, với 98% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh, tính đến hết năm 2019, bình quân 12,3 máy điện thoại cố định/100 dân.

Thương mại, dịch vụ:

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, tăng trưởng trên 12%/9m. Xây dựng mới 03 chợ tại trung tâm thuộc các xã Nam Sơn, Minh Cầm, Thanh Lâm. Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, duy trì hoạt động 05 chợ trong toàn huyện; đồng thời kiện toàn tổ chức, sắp xếp, quản lý các chợ nên đã nâng cao hiệu lực quản lý, đảm bảo công tác thu ngân sách đạt hiệu quả hơn.


Tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của địa phương, mở ra hướng liên doanh, liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ bình quân hàng năm tăng trên 20%. Các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường ngày càng đa dạng, phong phú như: Nhà nước, tập thể, doanh nghiệp, hộ cá thể với nhiều hình thức, phương pháp hoạt động đa dạng. Hoạt động thương mại, dịch vụ góp phần cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

2.1.2.2. Về xã hội

* Dân số và nguồn nhân lực

Ba Chẽ là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, đất rộng, người thưa, mật độ dân số thấp nhất tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2019 (31/12/2019): Dân số huyện Ba Chẽ đạt 21.800 người, mật độ dân số trung bình là 35,8 người/km2.

Huyện Ba Chẽ có trên 4.800 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số trên 3.600 hộ với tổng dân số 20.619 người (tính đến hết tháng 01/2014), gồm 10 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái), phân bổ rải rác tại 74 thôn, khu phố; dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số. Trong đó: dân tộc Dao chiếm 41%, Kinh 21%, Tày 16%, Sán Chỉ 14%, còn lại các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân 34 người/km2, trình độ dân trí không đồng đều.

Tính đến cuối tháng 12/2019 dân số của huyện Ba Chẽ gồm :

1- Thị trấn Ba Chẽ : 4035 người; Mật độ: 76 người/ha. 2- Xã Đạp Thanh : 305 người; Mật độ: 242 người/ha. 3- Xã Đồn Đạc : 4765 người; Mật độ: 230người/ha. 4- Xã Lương Mông: 1653 người; Mật độ: 230 người/ha. 5- Xã Minh Cầm : 3944 người; Mật độ: 217 người/ha.


6- Xã Nam Sơn : 2696 người; Mật độ: 216 người/ha. 7- Xã Thanh Lâm : 2775 người ; Mật độ : 213 người/ha. 8- Xã Thanh Sơn :1789 người ; Mật độ : 42 người/ha.

Các vấn đề nghèo đói và thu nhập

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đến năm 2019 chỉ còn 1,33%.

2.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ba Chẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Có thể nói, tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện rất phong phú và đa dạng tạo ra những nét đẹp khá hoàn hảo, một môi trường du lịch có tiềm năng cao về giá trị nhân văn. Bên cạnh các nguồn tài nguyên rừng và đất rừng tạo nên địa thế cho cảnh quan núi rừng hoang sơ mà hùng vĩ của huyện thì nguồn nước và khí hậu cũng làm nên nét đặc trưng có một không hai cho Ba Chẽ. Với nguồn tài nguyên này, Ba Chẽ hội tụ đủ các yếu tố tạo nên cho du lịch cộng đồng. Tất cả tạo nên cho Ba Chẽ những tiềm năng du lịch vô giá. Đó là điểm mạnh lợi thế của huyện thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển, đưa Ba Chẽ trở thành một trong những địa chỉ du lịch. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá ấy, Ba Chẽ có tiềm năng lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch trên sông, du lịch phượt, du lịch chữa bệnh,…

Hoạt động văn hóa tại địa phương cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để thu hút khách. Tuy nhiên, tại Ba Chẽ thì các hoạt động này lại không nhiều nên phần nhiều khách du lịch đến với Ba Chẽ chủ yếu là khách của loại hình du lịch sinh thái mà chưa phải là du lịch văn hóa. Hiện nay huyện Ba Chẽ đang triển khai nhiều dự án để phát triển du lịch cộng đồng. Nếu được chú ý phát triển thì đây chính là loại hình thu hút một lượng khách khá lớn cho huyện, vừa bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người dân, vừa nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Để phát triển loại hình du lịch này, huyện cần có sự quan tâm hơn nữa đến các tài nguyên nông lâm nghiệp và các giá trị văn hóa phi vật thể.


Bên cạnh đó, việc khai thác các tài nguyên du lịch của huyện, đặc biệt là tài nguyên nhân văn phục vụ cho du lịch cộng đồng vẫn còn hạn chế.

Tóm lại, tính nổi trội của tài nguyên du lịch Ba Chẽ là tài nguyên du lịch tự nhiên. Do đó, để hoạt động du lịch cộng đồng phát triển hơn nữa, bên cạnh việc khai thác tối đa lợi thế tài nguyên tự nhiên, ngành du lịch cần có biện pháp khôi phục và bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn vừa là phục vụ cho mục đích phát triển du lịch vừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đảo để quá trình khai thác được lâu dài và có hiệu quả.

Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập của tỉnh và của huyện, tiềm năng du lịch Ba Chẽ được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và sự phát triển du lịch của cả nước.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;

- Khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ;

- Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp là thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương cũng địa phương như: Tổng cục Thống kê, UBND huyện Ba Chẽ, Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Chẽ, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ba Chẽ,... nhằm thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,…


2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước

Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và người dân địa phương trên địa bàn.

- Đối tượng điều tra: tác giả điều tra 50 khách du lịch, trong đó có 25 khách du lịch trong nước và 25 khách du lịch nước ngoài và 50 người dân về hiện trạng du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ.

b) Phương pháp quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp hiện trường để thu thập các số liệu liên quan về thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn.

c) Phương pháp thảo luận nhóm với những người có liên quan

Nhóm người liên quan gồm cán bộ quản lý cấp huyện và đại diện chủ cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng. Nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến khó khăn, thách thức cũng như giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.

d) Phương pháp phân tích SWOT

Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá những mặt mạnh, cơ hội, yếu điểm và thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng hiện nay ở địa phương.

2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin số liệu

2.3.2.1. Phương pháp phân tích Excel

Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012). Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%) nhằm hiểu rõ bản chất dẫy số liệu đã quan sát.


2.3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, được trình bày bằng bảng số liệu, hình,...

2.3.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo ngành nghề của các cơ sở hoạt động du lịch cộng đồng. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồngcủa huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Đề tài đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định tính, chỉ rõ những đặc điểm mang tính định tính của trang trại, đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định lượng thông qua xác định các thông tin định lượng của các cơ sở du lịch trên địa bàn trong nghiên cứu.

2.3.2.5. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để thiết lập trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng, chỉ ra bộ mặt hiện thực của đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho nghiên cứu giải thích nhằm chỉ ra mối quan hệ tất yếu, bản chất của hiện tượng này (tức là hiện tượng cần được giải thích) với hiện tượng khác mà có quan hệ với hiện tượng giải thích.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về thông tin cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng

- Đặc điểm danh tính của cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng (tên, địa chỉ, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh,....);


- Nguồn lực chính của cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng (lao động, vốn đầu tư, cơ sở vật chất,...)

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến nguồn lực du lịch cộng đồng

- Lao động ngành du lịch: số lượng, chất lượng,...

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Nhà nghỉ (số lượng, chất lượng), đường giao thông, điểm mua sắm, dịch vụ vận tải hành khách,...

- Môi trường du lịch: đất trồng đồi núi trọc, rác thải, vệ sinh,...

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về sản phẩm du lịch cộng đồng

- Làng văn hóa du lịch

- Nhà văn hóa dân tộc

- Nhà nghỉ Homestay

2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế du lịch cộng đồng

- Doanh thu, lợi nhuận

- Số lượng khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022