Nộp Ngân Sách Nhà Nước Của Du Lịch Ba Vì Từ 2006 - 2012

Du lịch Ba Vì còn mang tính thời vụ cao, khách tập trung nhiều nhất vào quý III trong năm, cao điểm nhất trong tháng là những ngày thứ 7, chủ nhật và những ngày lễ lớn như là 30 tháng 4, 2 tháng 9. Vào quý IV, khách giảm dần.

Bảng 2.10: Doanh thu của du lịch Ba Vì từ 2009 - 2012



Đơn vị tính

2009

2010

2011

2012

Tổng doanh thu xã hội

Triệu đồng

53000

70000

100137

140000

Vé thắng cảnh

Triệu đồng

17799

21300

47016

62550

Vé phương tiện

Triệu đồng

1421

3100

8120

11352

Ăn uống

Triệu đồng

22094

26200

26581

37162

Phòng nghỉ

Triệu đồng

7538

8400

8443

11804

Dịch vụ vui chơi giải trí

Triệu đồng

2338

8100

8305

12523

Khác

Triệu đồng

1811

2900

16672

4609

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 12

(Nguồn: phòng Công nghiệp - Khoa học - Thương mại huyện Ba Vì năm 2012)

Nhìn vào bảng tổng kết, có thể khẳng định kinh tế du lịch Ba Vì đang có sự tăng trưởng. Mức tăng trưởng tương đối đều, năm sau cao hơn năm trước trong suốt những năm trở lại đây. Sự tăng trưởng của kinh tế du lịch Ba Vì thể hiện trên hết các mặt kinh doanh: từ sự tăng trưởng của vé thắng cảnh, vé du lịch, đến doanh thu từ ăn uống, doanh thu phòng nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí hay các dịch vụ khác… kéo theo tổng thể doanh thu du lịch cũng tăng trưởng mạnh.

Trong vòng 3 năm, từ 2009 đến 2012, sự tăng trưởng của kinh tế du lịch Ba Vì đã tăng gấp đối. Năm 2009, tổng doanh thu xã hội đạt 53.000 triệu đồng, đến năm 2012, doanh thu đã đạt mức 140.000 triều đồng. Như vậy,

trong 3 năm, doanh thu của du lịch Ba Vì đã tăng hơn 2 lần, điều này cho thấy hướng phát triển của kinh tế du lịch Ba Vì là đúng đắn. Kinh tế du lịch Ba Vì đã và đang thu hút được đông đảo du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng.

Tổng doanh thu xã hội du lịch năm 2010 đạt 70.000 triệu đồng, năm 2012 đạt 140.000 triệu đồng, cho thấy du lịch Ba Vì đã và đang trên đà phát triển. Cơ cấu ngành ngày càng hợp lý hơn.

Kinh tế du lịch luôn đóng góp một phần lớn trong tổng số GDP của toàn huyện. Trong năm 2012, tổng nhóm ngành dịch vụ (thương mại, dịch vụ, du lịch) đạt 4 833 tỷ. Du lịch đã dần chuyển hướng kinh doanh theo hướng hiệu quả, chất lượng và số lượng đều tăng.

2.3.1.2. Mức độ liên kết, mật độ liên kết

Kinh tế du lịch Ba Vì phát triển đã liên kết được với hầu hết những ngành kinh tế khác trong địa bàn huyện, gắn kết và làm phát triển các ngành kinh tế khác.

Trong thể thống nhất của nền kinh tế, sự phát triển của ngành kinh tế này là nhân tố thúc đẩy ngành kinh tế khác phát triển. Sự phát triển của kinh tế du lịch huyện Ba Vì tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số ngành khác như ngành thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng, hàng không…phát triển. Du khách đến với huyện Ba Vì từ nhiều vùng miền, nhiều nước khác nhau, trong chuyến đi họ có thể mua loại dịch vụ vận chuyển khác nhau, họ có thể sử dụng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau để liên hệ với bạn bè, người thân; đồng thời, sau mỗi chuyến đi họ thường mong muốn mang về nơi họ sinh sống những mặt hàng đặc trưng của nơi họ đã tới thăm để làm kỷ niệm hoặc tặng cho người thân của họ…Chính vì lẽ đó mà việc phát triển ngành kinh tế du lịch sẽ là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Thực tế, ở Ba Vì trong những năm vừa qua, nhờ sự phát triển của ngành kinh tế du lịch mà ngành

xây dựng, ngành nông nghiệp, ngành bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ…đã có những bước tiến đáng kể.

Cụ thể, khu du lịch Ao Vua đang được đầu tư mở rộng quy mô năm 2013 với một khách sạn 3 sao, gồm 82 phòng, hội trường hơn 500 chỗ, nhà ăn và phòng họp hội thảo trên diện tích 5.000m2 cùng với nhiều trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm như: Khu nhà đa năng, công viên vầng trăng, đường đua công thức 1, nhiều sân tennis, nhiều bể bơi lớn có thể phục vụ hàng ngàn người cùng một lúc…. Tất cả những dự án mới đang chuẩn bị thi công của khu du lịch Ao Vua cùng một lúc đã tạo sự liên kết cho rất nhiều ngành, nghề khác trong huyện và khu vực. Việc xây dựng khách sạn 5 sao với 82 phòng tạo sư liên kết không chỉ với ngành xây dựng và còn với ngành chế biến gỗ trong việc sản xuất hàng loạt giường nằm, còn liên kết với nhà máy sản xuất gạch, với những nhà sản xuất chăn, ga, gối đệm… Hơn thế, từng chi tiết nhỏ tạo nên tổng quan một phòng trong khách sạn còn có mối liên kết với những ngành khác như ngành mỹ phẩn trong việc cung cấp sữa tắm, xà phòng, dầu gội đầu. Từng chi tiết như đầu đĩa, tivi trong phòng cũng cần có sự vào cuộc, liên kết của những trung tâm điện máy, của những sản phẩm điện tử, điện lạnh… Sự liên kết của một công trình xây dựng du lịch còn cần sự vào cuộc của ngành điện. Sự tiêu hao điện vào các thiết bị để xây dựng, thiết bị để nghe, nhìn, chiếu sáng trong một khu du lịch là vô cùng lớn. Như vậy, kinh tế du lịch Ba Vì có sự liên kết, mối liên kết chặt chẽ với những ngành kinh tế khác.

Hay việc xây dựng nhà ăn ở khu du lịch Ao Vua sắp tới đây cũng là sự liên kết giữa rất nhiều ngành nghề, tạo điều kiện cho rất nhiều ngành nghề cùng phát triển. Trước tiên là ngành xây dựng trong việc đầu tư vật liệu, xây dựng nên hệ thống nhà ăn, tiếp theo đó là sự vào cuộc của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong việc đóng bàn ăn, ghế ăn phục vụ liền một lúc hàng nghìn

lượt khách. Rồi còn là sự liên kết giữa ngành nông nghiệp, thủy hải sản trong việc cung cấp những sản phẩm lúa gạo, thức ăn cho nhà ăn với quy mô lớn…

2.3.1.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước

Bảng 2.11. Nộp ngân sách Nhà nước của du lịch Ba Vì từ 2006 - 2012

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012

Nộp NSNN


2.034


4.450


8.562


12.569


15.236


17.568


18.560

(Nguồn: Phòng du lịch huyện Ba Vì năm 2012) Từ năm 2006 đến nay, ngành dịch vụ nói chung và kinh tế du lịch nói riêng đã có những đóng góp đáng kể vào thu ngân sách của huyện. Theo số liệu thống kê của Phòng Du lịch huyện Ba Vì thì năm 2006 kinh tế du lịch đóng góp 2 034 triệu đồng vào thu nhập ngân sách của huyện thì đến năm

2012 con số này lên tới 18.560 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 62,2%.

Với tốc độ tăng bình quân là 62,2% về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước cho thấy, kinh tế du lịch huyện Ba Vì càng ngày càng đóng góp phần tích cực trong việc nộp ngân sách nhà nước. Kinh tế du lịch Ba Vì ngày càng đóng góp nhiều vào ngân sách, góp phần quan trọng trong việc xây dựng huyện Ba Vì.

Từ năm 2006 đến năm 2012, chỉ trong vòng 6 năm nhưng sự đóng góp của kinh tế du lịch đã và đang tăng mạnh vào ngân sách nhà nước. Nếu như năm 2006, du lịch Ba Vì chỉ đóng góp 2034 triệu thì đến năm 2012 con số này đã lên đến 18560, gấp gần 10 lần so với năm 2006.

Như vậy, thực tế cho thấy, hàng năm ngành kinh tế du lịch huyện Ba Vì đã góp phần quan trọng trong việc đưa kinh tế của huyện nhà được khởi sắc, mức đóng góp vào ngân sách huyện ngày càng tăng lên.

2.3.1.4. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Kinh tế du lịch là ngành có nhu cầu về lao động rất cao, vì thế, hàng năm ngành đã thu hút được số lượng lao động tương đối lớn. Theo thống kê của Phòng Du lịch huyện Ba Vì, năm 2005 ngành kinh tế du lịch của huyện đã giải quyết được khoảng 740 lao động làm du lịch thì năm 2012 con số này đã lên 1593 người, góp phần đáng kể trong việc giảm sức ép về việc làm đối với toàn xã hội.

Tổng số lao động làm du lịch có đến năm 2006 là 802 lao động, trong đó:

+ Lao động hợp đồng dài hạn: 396 người.

Lao động gián tiếp: 66 người.

Lao động trực tiếp: 330 người.

+ Lao động hợp đồng ngắn hạn: 406 người.

Năm 2007, số lượng lao động trong du lịch tăng với tổng số 893 lao động. Trong đó:

+ Công ty CP xây dựng và du lịch Ao Vua : 96 người.

+ Công ty du lịch Khoang Xanh: 128 người.

+ Công ty cổ phần du lịch Đầm Long: 70 người.

+ Chi nhánh du lịch Thác Đa: 162 người.

+ Chi nhánh DL Thiên Sơn Suối Ngà: 150 người.

+ Công ty du lịch Tản Đà: 142 người.

Bên cạnh sự tăng lên về số lượng của đội ngũ lao động phục vụ trong ngành du lịch thì chất lượng lao động trong ngành du lịch cũng được dần nâng cao.

Hiện nay, số lao động đạt trình độ đại học có 218 người chiếm 13,6%; trình độ cao đẳng: 395 người chiếm 24,79%; trình độ trung học: 442 người chiếm 27,74 %; còn lại là lao động phổ thông: 538 người chiếm 33,77%. Tuy nhiên, đội ngũ tiếp viên tại các điểm du lịch có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài còn hạn chế.

Thu nhập của người lao động làm việc trong các đơn vị du lịch bình quân đạt 2.500 - 4.500 nghìn đồng/người/tháng.

Các đơn vị hoạt động du lịch đã tham gia các loại hình bảo hiểm cho nhân viên cứu nạn kịp thời khi tai nạn xảy ra trong các điểm du lịch. có hợp đồng dài hạn: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có bảo hiểm cho khách du lịch, thực hiện việc cứu hộ.

Không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm chính cho người dân, kinh tế du lịch Ba Vì còn mang đến những công việc kinh doanh phụ cho người dân địa phương, góp phần rất lớn trong việc cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng sống cho người dân bản địa. Ví dụ như ngoài những ngày làm việc chính, vào những ngày nghỉ, cuối tuần, nhiều người dân nơi đây lại có những việc làm phụ giúp tăng thu nhập một cách đáng kể từ loại hình kinh tế du lịch này.

2.3.1.5. Góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống cho người lao động

Khi kinh tế du lịch phát triển đời sống vật chất của nhân dân ở địa phương cũng được nâng lên, do đó họ có điều kiện để nâng cao học tập, nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi ngành kinh tế du lịch phát triển, luồng du khách đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau, vì thế, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hóa này, đã góp phần làm cho đời sống xã hội của địa phương phát triển trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn.

Số lượng khách đến Ba Vì ngày càng tăng, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp ngân sách huyện ngày càng cao. Ngành kinh tế du lịch phát triển đã thu hút nhiều lao động xã hội và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Quy hoạch phát triển du lịch đã có bước tiến bộ rõ nét, chú trọng đầu tư chiều sâu có trọng điểm. Hệ thống tổ chức được kiện toàn một bước, đội ngũ cán bộ phát triển về số lượng và đang nâng dần về chất lượng.

Đạt được những thành tựu nói trên là nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế dịch vụ nói chung và kinh tế du lịch nói riêng; sự chỉ đạo sát sao của chính quyền tỉnh và sự cố gắng nỗ lực của Phòng du lịch huyện Ba Vì.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế du lịch huyện Ba Vì thu được những kết quả đáng kể đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Song, sự phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, kết quả phát triển du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển du lịch của huyện.

Lượng khách đến tham quan du lịch Ba Vì trong những năm qua tuy có tăng nhưng mức chi tiêu bình quân còn quá thấp so với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây (mức chi tiêu bình quân của toàn tỉnh là 110.000 đồng/người). Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có những sản phẩm đặc thù của riêng từng vùng, từng địa phương nên chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Việc quản lý quy hoạch du lịch, quản lý đất đai của các ngành, các địa phương đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch thiếu chặt chẽ. Môi trường du lịch còn nhiều hạn chế, văn minh văn hoá du lịch còn nhiều bất cập. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên mang tính

thời vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch còn hạn chế.

Doanh thu du lịch Ba Vì còn thấp một phần do cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, chi tiêu của khách du lịch bình quân thấp. Trong khi chi tiêu của khách du lịch toàn tỉnh bình quân đạt 250.000 đồng/khách.

Bên cạnh những đơn vị hoạt động hiệu quả vẫn còn một số đơn vị hoạt động thấp hiệu quả như: Công ty du lịch Suối Mơ, công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai.

Việc chấp hành các chế độ báo cáo ở một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm, chưa đầy đủ, kịp thời làm khó khăn cho quá trình tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn. Trong quá trình xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước dẫn đến hiệu quả còn thấp, ảnh hưởng đến môi trường.

Việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch du lịch của các ngành đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch chưa đầy đủ, chặt chẽ. Chưa có sự phối hợp liên kết giữa các điểm du lịch trong việc liên kết tua du lịch khép kín trên địa bàn. Một số điểm du lịch thực hiện dịch vụ văn hoá chưa có giấy phép theo quy định của Nhà nước. Một số đơn vị có điều kiện về tiềm năng và diện tích lớn, nhưng kinh doanh hiệu quả còn thấp như: Công ty du lịch Suối Mơ 426 ha, Trung tâm du lịch Suối Hai 8 ha.

Tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch trên địa bàn huyện còn chậm: chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, doanh thu du lịch hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra được bước đột phá, chưa phát huy được hết vai trò của các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch, mức đóng góp ngân sách huyện hàng năm có tăng những so với một số ngành kinh tế khác thì chưa cao, mức thu nhập của người lao động trong ngành còn khiêm tốn...

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí