Giải Pháp Và Tổ Chức Thực Hiện Nhằm Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Huyện Ba Vì, Hà Nội

3.1.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch Ba Vì

* Phương hướng phát triển theo ngành

Du lịch Ba Vì mới được đầu tư xây dựng, khai thác từ năm 1988 đến nay vẫn là ngành non trẻ, chiếm tỉ trọng chưa cao so với các ngành kinh tế khác của huyện. Nhiệm vụ trước mắt là tổ chức các chuyến du lịch khép kín trong huyện, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí tăng cường trang thiết bị phục vụ du khách.

Du lịch phát triển đòi hỏi sự phát triển về nhu cầu hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp có thi truờng tiêu thụ, nâng cao đời sống vật chất văn hoá cho nhân dân địa phương.

Du lịch Ba Vì trong tương lai là du lịch dân tộc hiện đại, rất đa dạng, được hình thành từ nhiều nghề chính tương ứng với từng điểm du lịch, thậm chí có sự đan xen trong kinh doanh. Cụ thể như sau:

Khu vực Suối Hai

Bao gồm nhiều ngành kinh doanh chính như:

- Thể thao dưới nước (lướt ván, bơi chải, bơi thuyền)

- Cắm trại, đua ngựa, tham quan vườn thú, du lịch miệt vườn, vui chơi giải trí ở đảo lớn giữa hồ.

- Câu cá tắm mát ở ven hồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Du lịch chữa bệnh.

- Nghỉ an dưỡng, hội thảo, hội nghị.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 15

- Tạo trường quay phim.

Khu vực vườn quốc gia Ba Vì

Kinh doanh những ngành nghề chính:

- Hội nghị, hội thảo, vui chơi, tham quan ở Ao Vua.

- Leo núi, tắm suối ở Khoang Xanh, Suối Mơ, Ao Vua.

- Du lịch tham quan sắc thái dân tộc ở 7 xã miền núi.

- Du lịch môi trường sinh thái tham quan vườn thú, vườn dược liệu.

- Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử.

- Du lịch lễ hội đền Thượng, đền Trung.

- Nghỉ cuối tuần ở Ao Vua, Khoang Xanh.

- Du lịch chữa bệnh.

- Tạo trường quay phim ở Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ….

Các điểm du lịch khác như vườn cò Ngọc Nhị, Đầm Long, rừng nguyên sinh…kinh doanh những ngành nghề:

- Du lịch tham quan thắng cảnh, tạo trường quay phim.

- Nghiên cứu môi trường sinh thái.

- Du lịch văn hoá, nghiên cứu lịch sử.

- Du lịch lễ hội tại các đình chùa.

- Du lịch đền Dã, tham quan các làng nghề tại xã Cổ Đô, Minh Quang, chè Ba Trại, làng văn hoá, quê hương của các tiền bối.

Các điểm du lịch tập chung chủ yếu ở vùng núi và vùng đồi gò, di tích lịch sử đươc phân bố đều khắp các xã. Nếu căn cứ vào tình hình tổ chức thì du lịch Ba Vì được chia theo các thể loại du lịch theo gia đình và theo đoàn.

* Phương hướng phát triển theo không gian

Điểm du lịch

Ba Vì có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá phong phú đa dạng. Mỗi nơi tạo nên những nét đặc sắc tạo thành các điểm du lịch. Những điểm du lịch xung quanh núi Ba Vì về phía Đông đã và đang được khai thác. Những điểm du lịch phía Tây núi Ba Vì chưa được khai thác mạnh như Suối Tiên, Suối Bóp, đền Trung, đền Hạ…Nếu những điểm du lịch này được khai thác mạnh sẽ tạo thành mạng lưới du lịch khép kín liên hoàn, chuyển tiếp các vùng Tây Bắc, Hoà Bình.

Các điểm du lịch có thể chia làm 2 nhóm:

- Nhóm mang ý nghĩa quốc gia, quốc tế:

Là những điểm mang tính chất độc đáo, và khả năng thu hút khách cao độ: đó là khu vực vườn Quốc Gia Ba Vì ở các độ cao 400, 600, 800, 1200m; nơi đây có điều kiện xây dựng các khu nghỉ mát, xây dựng bể bơi tiêu chuẩn cho du khách. Khu vực hồ chứa nước Suối Hai có dung lượng nước 50 triệu m3 nước, địa hình phong phú, khí hậu mát mẻ dễ chịu có khả năng tiếp cận với

các loại hình du lịch hiện tại mang bản sắc dân tộc .

- Nhóm mang tính chất độc đáo của địa phương gắn liền truyền thuyết của Ba Vì. Bao gồm các điểm:

Thác Ngà, Khoang Xanh, Suối Mơ, Hóc Cua, Ao Vua, các đền chùa, miếu mạo, các di tích lịch sử được xếp hạng.Những điểm du lịch này có điều kiện phát triển du lịch sinh thái.

Cụm du lịch

Nơi tập trung nhiều tài nguyên phong phú với một tập hợp các điểm du lịch.

- Cụm du lịch trung tâm Suối Hai bao gồm các điểm tại các đảo giữa hồ, vườn cò Ngọc Nhị, vườn nguyên sinh Cẩm Lĩnh.

- Cụm du lịch vườn Quốc gia Ba Vì với tập hợp các điểm nhà nghỉ bể bơi trên các độ cao 400m trở lên, các điểm lễ hội, các điểm quanh sườn phía đông núi Ba Vì.

- Cụm du lịch sườn Tây núi Ba Vì gồm các điểm Suối Tiên, K9, rừng thông, đền Hạ, đền Trung, suối Bóp…

Hướng khai thác của các cụm du lịch này là tham quan thắng cảnh rừng thông xã Minh Quang, nghiên cứu bản sắc dân tộc ở khu Suối Tiên, lễ hôị các đền, chùa, thăm viếng nơi an nghỉ của Bác Hồ trong những năm kháng chiến.

Tuyến du lịch

- Từ Hà Nội - Hà Đông đi làng văn hoá các dân tộc Viêt Nam lên thác Mơ, Khoang Xanh, thác Ngà (suối Ổi), vườn quốc gia Ba Vì ở các độ cao 400m, 600m, 800m, 1200m về Ao Vua ra suối Hai nghỉ ngơi cuối tuần.

- Từ Hà Nội - Hà Đông đi trung tâm Suối Hai, vườn cò Ngọc Nhị, rừng nguyên sinh Cẩm Lĩnh theo quốc lộ 89 do sườn núi Ba Vì lên Tây Bắc Hoà Bình.

- Từ Hà Nội - Hà Đông dọc theo quôc lộ 32 qua các di tích lịch sử đình, chùa ở các xã Cam Thượng, Chu Minh, Tây Đằng, Cổ Đô…sang đền hùng Phú Thọ về lễ hội đền Hạ, đền Trung nghỉ cuối tuần ở Suối Hai.

Vùng du lịch

Cả huyện Ba Vì là vùng du lịch của tỉnh Hà Tây. Do đó các xã có điểm du lịch có thể xây dựng các nhà nghỉ nhỏ. Sản xuất các loại sản phẩm đặc sản, phát triển ngành nghề truyền thống.

3.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội

3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch đối với Ba Vì

3.2.1.1. Công tác quy hoạch phát triển du lịch

- Thực hiện rà soát và bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì đến năm 2020, quy hoạch các điểm Du lịch sườn Đông núi Ba Vì:

+ Mở rộng các điểm du lịch: Ao Vua, Đầm Long, Thiên Sơn - Suối Ngà với tổng diện tích 463 ha.

+ Khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì với tổng diện tích 2.000 ha.

+ Khu du lịch sườn Đông, nước nóng Thuần Mỹ và các điểm khác với tổng diện tích là 500 ha.

Phối hợp với các ngành của Thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch khu Du lịch Suối Hai, quy hoạch khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ. Lập dự án quy hoạch mở rộng các điểm du lịch như: Ao Vua, Đầm Long, Thiên Sơn - Suối Ngà. Rà soát và lập quy hoạch đất đai của các nông, lâm trường trên địa bàn huyện phục vụ phát triển du lịch. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet các quy hoạch đã được

phê duyệt, công bố các danh mục đầu tư. Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn huyện, khuyến khích những dự án có tính khả thi cao đầu tư vào du lịch Ba Vì.

- Năm 2010 - 2015: Tập trung rà soát quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì đến năm 2020. Rà soát bổ sung, hoàn thiện các điểm quy hoạch chi tiết sườn Đông núi Ba Vì. Phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh xúc tiến hoàn thành quy hoạch khu du lịch suối Hai, xây dựng quy hoạch khu nước khoáng nóng Thuần Mỹ.

- Năm 2015 - 2020: Tập trung rà soát quy hoạch đất đai của các nông trường (nông trường sông Đà, nông trường Việt Mông, nông trường Suối Hai). Phối hợp các Sở, ngành của tỉnh, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, xây dựng phương án giải quyết nước tưới trong lưu vực các hồ tưới nước trên địa bàn huyện để chuyển dần sang phục vụ phát triển du lịch và Đề án khai thác lợi thế Vườn quốc gia Ba Vì để phát triển du lịch sinh thái tập trung vào các điểm: bản Di, bản Cốc, suối Cái - đền Trung, suối Mít, suối Bóp, khu vực từ cốt 400, 600, 800 sườn Đông núi Ba Vì.

3.2.1.2. Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch

Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Ba Vì, tăng cường thu hút khác du lịch, một trong những việc cần làm của ngành kinh tế du lịch huyện Ba Vì là tuyên truyền quảng bá du lịch.

- Nghiên cứu tâm lí, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.

- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, giới thiệu về tiềm năng sản phẩm du lịch, nhất là giới thiệu các quy hoạch được duyệt, danh mục dự án để xúc tiến đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet, biên tập và phát hành các tập gấp tờ rơi ở các điểm du lịch.

- Bồi dưỡng đào tạo văn hoá du lịch cho nhân dân địa phương có điểm du lịch, nhằm phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện văn hoá văn minh trong văn hoá giao tiếp. Tăng cường liên doanh liên kết tạo thành các tua du lịch thu hút khách đến tham quan du lịch Ba Vì.

- Tích cực khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch Hà Nội, mở rộng thị trường khách du lịch ở các tỉnh lân cận như tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình tập trung khai thác khách có nhu cầu cao.

- Liên kết tạo thành vùng, tua du lịch trong vùng và các tỉnh lân cận tiến tới liên kết quốc tế.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

- Nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm du lịch nhằm từng bước xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng cao thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao.

+ Sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch: khách sạn cao cấp, trường đua, sân Gôn, Casinô, trường quanh phim.

+ Sản phẩm phục vụ du lịch của các doanh nghiệp, các làng nghề và các hộ gia đình: hàng thủ công mỹ nghệ, lụa tơ tằm, chè Ba Trại, mật ong.

- Đối với các điểm du lịch hiện khai thác như: Ao Vua, Khoang Xanh, suối Tiên, thác Đa, Đầm Long, Hồ Tiên Sa. Là những nơi có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, đầu tư chưa ngang tầm, quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch đơn điệu, cần chỉ đạo, khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, tạo cảnh quan môi trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Đối với các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư như khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ suối Hai - núi Ba Vì, sườn Tây núi Ba Vì, đập Mỡ Gù,

nước nóng Thuần Mỹ cần được công bố giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm gọi các nhà đầu tư có tính khả thi cao, vào thực hiện dự án.

- Thực hiện tốt Chỉ thị số 07 CT/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự địa phương, an ninh, an toàn cho khách du lịch. Triển khai quy chế bảo vệ môi trường du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm giữ gìn bảo vệ nâng cao giá trị tài nguyên và môi trường du lịch.

3.2.1.4. Huy động nguồn vốn

* Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch, vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn ngân sách Nhà Nước.

- Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và các chương trình hành động Quốc gia về du lịch để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

- Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn xây dựng hạ tầng đấu nối tới các điểm du lịch sau đó hoàn trả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước hoặc từ đất.

* Đối với nguồn vốn đầu tư cho các sản phẩm du lịch do các nhà đầu tư thực hiện:

- Huy động nguồn vốn tự có: vốn vay, vốn liên doanh, liên kết của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào xây dựng các sản phẩm du lịch.

- Khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn huyện với lãi suất ưu đãi, thời gian dài, thủ tục nhanh gọn.

3.2.1.5. Phối kết hợp có hiệu quả các lực lượng làm du lịch trên địa bàn

Kinh tế du lịch là ngành kinh tế liên ngành và mang tính tổng hợp cao. Vì vậy, việc phối kết hợp các lực lượng làm du lịch trên địa bàn, một mặt huy động được mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Vì vậy, giải pháp trong những năm tới ngành kinh tế du lịch Ba Vì cần phải: mở rộng kinh tế du lịch nhiều thành phần, tạo điều kiện

cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh du lịch . Như vậy, một mặt huy động được mọi nguồn lực như nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên…phát huy được lợi thế so sánh của địa phương; mặt khác phát triển các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên trong đường lối phát triển kinh tế hiều thành phần vẫn phải đảm bảo được vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.

3.2.1.6. Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch

Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh và huy động nội lực của các ngành địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch như:

* Dự kiến đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2012 - 2020:

+ Năm 2012 - 2015 triển khai dự án đường nối Vườn quốc gia Ba Vì - Ao Vua, cầu Suối Bơn, đường Tản Lĩnh - Yên Bài đến đường Láng - Hoà Lạc kéo dài, đường nối sườn Tây với Sườn Đông núi Ba Vì, đường Ba Trại - Thuần Mỹ, đường suối Hai - Sơn Đà, đường vành đai khu du lịch hồ suối Hai. Đầu tư lưới điện trung thế, hạ thế, các trạm biến áp, lắp đặt hệ thống thu phát sóng di động, cấp nước sạch đến các điểm du lịch.

+ Năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường nối sườn Đông

- sườn Tây núi Ba Vì, đường Láng Hoà Lạc kéo dài - hồ Suối Hai, đường nối đền Thượng, đến Trung, đền Hạ, cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 87, tỉnh lộ 89.

+ Thúc đẩy dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch hồ Suối Hai (của công ty dầu Khí Việt Nam), khu vực đập Mèo Gù, nước nóng Thuần Mỹ, hồ suối Bóp, sườn tây núi Ba Vì.

* Các dự án thu hút đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020

+ Dự án quy hoạch trùng tu cac di tích lịch sử văn hoá đền Thượng, đền Trung, đền Hạ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022