Các Đơn Vị Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Ba Vì, Hà Nội


Quốc Gia Ba Vì, Nhà nghỉ công đoàn Suối Hai, Công ty Thủy sản và Dịch vụ du lịch Suối Hai, Công ty Thương mại và Du lịch Cao Sơn, Chi nhánh du lịch Thác Đa, Chi nhánh du lịch Hồ Tiên Sa, Chi nhánh du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà, Công ty cổ phần Tản Đà. Trong các đơn vị kể trên có 3 đơn vị chuyên kinh doanh du lịch đó là: Công ty cổ phần Xây dựng và Du lịch Ao Vua, Công ty Du lịch Khoang Xanh, Công ty Du lịch Suối Mơ. Số còn lại kiêm nhiệm kinh doanh du lịch.

Số đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện hiện nay, chủ yếu tồn tại dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội


Loại hình

doanh nghiệp

Tên đơn vị

Tỷ trọng

(%)


Công ty cổ phần

Vườn quốc gia Ba Vì

Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua

Công ty cổ phần Du lịch Đầm Long Công ty cổ phần Du lịch Tản Đà


33,33%


Công ty TNHH

Công ty TNHH Khoang Xanh Công ty TNHH Suối Mơ

Công ty TNHH Thác Đa

Công ty TNHH Hồ Tiên Xa

Công ty TNHH Thiên Sơn - Suối Ngà Công ty Thủy sản - Du lịch Suối Hai


50%

DNTN

Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai

Công ty Du lịch dịch vụ Cao Sơn


16,67%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 10

(Nguồn: Phòng Du lịch huyện Ba Vì - 2012)

Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong tổng số 12 đơn vị kinh doanh du lịch


thì có 6 đơn vị thuộc Công ty TNHH: Công ty TNHH Khoang Xanh, Công ty TNHH Suối Mơ, Công ty TNHH Thác Đa, Công ty TNHH Hồ Tiên Xa, Công ty TNHH Thiên Sơn - Suối Ngà, Công ty Thủy sản - Du lịch Suối Hai, chiếm tỷ trọng 50%; có 4 đơn vị kinh doanh du lịch tồn tại dưới hình thức Công ty cổ phần, chiếm 33,33%; và Công ty tư nhân chiếm 16,67% với 2 đơn vị, đó là nhà nghỉ Suối Hai và Công ty du lịch dịch vụ Cao Sơn.

Các đơn vị kinh doanh du lịch Ba Vì là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động còn khiêm tốn, chưa mở rộng đón được nhiều khách nước ngoài. Số lượng và chất lượng buồng, phòng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, chủ yếu được xây dựng xen kẽ khu vui chơi giải trí.


Biểu 2.2: Cơ sở vật chất các đơn vị du lịch huyện Ba Vì




Đơn vị tính


Tổng số

Trong đó


Ao Vua


Khoang xanh


Đầm Long


Hồ Tiên Xa


Thác Đa


T. Sơn Suối Ngà


CTy.CP

Tản Đà

Vườn Quốc Gia

Cđ Suối hai


Thuỷ sản Suối Hai


Cao Sơn

I. Nhà khách














+ Số phòng khách

Phòng

450

65

106

56

40

70

13

16

30

30

6

18

Trong đó:

- Phòng khép kín

- Phòng 2 sao


Phòng phòng


362

88


65

-


76

30


56

-


10

30


50

20


13

-


8

8


30

-


30

-


6

-


18

-

II. Hội trường














+ Số lượng nhà

Chiếc

14

2

2

2

2

1

2

1

-

1


1

+ Diện tích

m2

3.100

320

600

400

350

600

280

160

-

140

-

250

+ Số ghế

Chiếc

2.980

300

600

400

300

600

260

150

-

130

-

240

III. Nhà hàng














+ Số nhà

Chiếc

15

2

2

2

1

1

2

1

1

1

-

1

+ Diện tích

m2

2.600

450

460

300

100

300

300

180

100

140

-

150

IV. Phương tiện














+ Phao bơi

Chiếc

470

80

150

70

80

30

-

-

-

20

40

-

+ Ô tô các loại

Chiếc

12

4

2

2

-

1

2

-

1

-

-

-

+ Tầu trở khách

Chiếc

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

+ Thuyền thiên nga

Chiếc

78

20

30

20

8








(Nguồn: phòng Công nghiệp - Khoa học - Thương mại huyện Ba Vì năm 2012)


70


Qua số liệu trên cho thấy tổng số buồng, phòng ở các đơn vị du lịch là 450 phòng (không tính đến các nhà nghỉ: Minh Long, Đại hữu, Hưng Thịnh, nhà hàng Phố Núi). Trong đó có 362 phòng khép kín, đặc biệt trong năm 2005 có một số đơn vị đã đầu tư nâng cấp buồng, phòng chất lượng cao, được Sở du lịch Hà Tây (cũ) quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao đó là: Công ty du lịch Khoang Xanh 30 phòng, Công ty du lịch Hồ Tiên Sa 30 phòng, chi nhánh du lịch Thác Đa 20 phòng, Công ty cổ phần Tản Đà 08 phòng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch có khả năng chi tiêu cao. Hệ số sử dụng buồng phòng đạt 30 - 35%/năm, ở những tháng cao điểm mới đạt 50%/năm. Bên cạnh đó có nhiều nơi chỉ đạt bình quân 15 - 20%/năm như: Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà.

Qua hệ số sử dụng buồng, phòng cho thấy khách nghỉ lại qua đêm ở Ba Vì còn thấp, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm và ngày nghỉ cuối tuần, còn lại là vắng khách.

Về hội trường, tổng số hội trường là 14. Hầu hết các đơn vị du lịch đều có 2 hội trường; một số đơn vị có 1 hội trường. Diện tích hội trường lớn nhất là Công ty du lịch Khoang Xanh và Chi nhánh du lịch Thác Đa với diện tích là 600m2; sức chứa là 600 người. Một số hội trường khác như Ao Vua, Đầm Long, Hồ Tiên Xa có diện tích từ 300 - 400 m2 với sức chứa 300 - 400 người. Nhìn chung, số hội trường đã đạt tiêu chuẩn, có sức chứa tương đối lớn.

Về nhà hàng, tổng số nhà hàng của các đơn vị du lịch là 15 nhà hàng với tổng diện tích 2.600m2. Chủ yếu mỗi đơn vị du lịch có từ 1 - 2 nhà hàng, sức chứa của các nhà hàng khá lớn với diện tích trung bình khoảng 300m2. Một số nhà hàng như Hồ Tiên Xa, công ty cổ phần du lịch Tản Đà, Vườn Quốc Gia, Công đoàn Suối Hai, Cao Sơn có diện tích còn chưa lớn, khoảng 100-200m2. Công ty du lịch Ao Vua, Khoang Xanh có hai nhà hàng với diện tích 450-460m2.


Các phương tiện khác như phao bơi, ô tô các loại, tàu ctrở khách, thuyền thiên nga đều có đủ để nhu cầu của khách du lịch.

2.2.2 Công tác thăm dò, nghiên cứu, phát hiện sản phẩm du lịch

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, công tác thăm dò, nghiên cứu và phát hiện những sản phẩm du lịch đã được tiến hành một các thường xuyên. Vào cuối những năm 1980, khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới kinh tế, nền kinh tế bắt đầu khởi sắc thì nhu cầu du lịch của người dân trong nước và khách quốc tế cũng dần tăng lên. Với cơ chế kinh tế mới, Ba Vì đã bắt tay vào việc nghiên cứu và đưa vào khai thác khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, vườn Quốc gia Ba Vì... Đây là những tiền đề ban đầu để Ba Vì tiếp tục khai thác và đầu tư có hiệu quả cho những sản phẩm du lịch sau đó và để trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực và của đất nước. Những cảnh quan thiên nhiên như Ao Vua, Khoang Xanh… được phát hiện và đưa vào khai thác thăm quan từ trước, nhưng hình thức thăm quan chưa nhiều, chỉ dừng lại ở du lịch thắng cảnh. Đến những năm 1990, hình thức tắm khoáng nóng, tắm bùn, du lịch sinh thái chữa bệnh mới được tìm tòi và đưa vào khai thác.

Những khu du lịch khác cũng mới được phát hiện và đưa vào sử dụng như khu du lịch Suối Hai, Đầm Long, trong đó khu du lịch sinh thái Đầm Long được phát hiện và đưa vào khai thác đầu những năm 1990.

Không chỉ tập trung thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch mới, Ba Vì còn không ngừng tìm ra những hình thức kinh doanh du lịch được đông đảo du khách yêu thích. Ban đầu, các khu du lịch trên địa bàn chỉ dừng lại ở việc thăm quan, nghỉ ngơi vãn cảnh, nhưng hiện nay, du khách đến với Ba Vì còn để thưởng thức các loại hình du lịch thể thao, du lich mạo hiểm hay du lịch chữa bệnh... Hình thức tắm khoáng, tắm bùn được Ba Vì phát hiện và không ngừng đầu tư, khai thác, tận dụng những ưu đãi mà thiên


nhiên ban tặng để hình thành nên những nét đặc trưng của mình. Hình thức du lịch sinh thái như chèo thuyền, bơi vịt cũng được người dân đưa vào khai thác sử dung. Những hình thức du lịch mới như xây dựng những sân golf, sân tennis phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng được Ba Vì khai thác và đưa vào sử dụng mang lại những giá trị kinh tế rất cao.

Đến nay, Ba Vì vẫn tiếp tục thăm dò, nghiên cứu để tìm ra những sản phẩm du lịch mới, những hình thức kinh doanh để ngày càng đáp ứng tốt nhất thị hiếu và yêu cầu của du khách.

2.2.3. Đầu tư, tôn tạo và khai thác tiềm năng du lịch

Tổng diện tích các đơn vị kinh doanh du lịch của Ba Vì đang quản lý và sử dụng là: 1.222,25 ha, chủ yếu thuộc địa giới hành chính của xã Vân Hoà, Yên Bài, Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh, đất rừng Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý từ cốt 400 trở xuống bao gồm:

+ Công ty du lịch Suối Mơ xã Yên Bài: 426 ha.

+ Công ty du lịch Khoang Xanh xã Vân Hoà: 150,16 ha.

+ Chi nhánh du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà xã Vân Hoà: 258,6 ha.

+ Công ty cổ phần du lịch Ao Vua xã Tản Lĩnh: 127,8 ha.

+ Công ty cổ phần du lịch Đầm Long xã Cẩm Lĩnh: 68,13 ha.


Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất du lịch huyện Ba Vì



TT


Tên đơn vị


Tổng diện tích đang sử dụng (ha)

Trong đó


Ghi chú

Có hồ sơ thuê đất

Có HĐ thuê đất của các tổ

chức khác

Tổng diện tích (ha)

Loại đất (ha)

Tổng diện tích (ha)

Loại đất (ha)

XD CB

Cảnh quan

XDCB

Cảnh quan

1

CTy CP XD& du lịch Ao Vua

127,8

20,8

1,74

19,06

107

-

107

Vườn Quốc Gia

2

CTy du lịch Khoang Xanh

150,16

38,16

1,16

37,0

112

-

112

Vườn Quốc Gia

3

Chi nhánh DL Thiên Sơn - SN

258,6

6,6

0,61

5,99

252

7,56

244,44

Vườn Quốc Gia

4

CTy cổ phần du lịch Tản Đà

4,79

4,79

0,9

3,89

-

-

-


5

Cty cổ phần du lịch Đầm Long

68,13

68,13

5,0

63,13

-

-

-


6

Chi nhánh du lịch Thác Đa

94,23

16,23

2,19

14,04

78

-

78

Vườn Quốc Gia

7

Chi nhánh du lịch Hồ Tiên Sa

34,74

17,74

1,14

16,6

17

-

17

xã Tản Lĩnh

8

CTy du lịch Suối Mơ

426,0

-

-

-

426

0,68

425,32

Vườn Quốc Gia

9

Nhà nghỉ công đoàn Suối Hai

4,7

4,7

1,3

3,4

-

-

-


10

Trung tâm du lịch Suối Hai

8,0

8,0

1,5

6,5

-

-

-


11

CTy đầu tư & PT ĐT Thanh Long

40,0

6,5

0,65

5,85

33,5

-

33,5

Vườn Quốc Gia

12

CTy dịch vụ du lịch Cao Sơn

5,1

5,1

0,5

4,6

-

-

-


Tổng cộng

1.222,25

196,75

16,69

180,06

1.025,5

8,24

1.017,26


(Nguồn: phòng Công nghiệp hạ tầng huyện Ba Vì năm 2012)


74

Đất của khu vực này chủ yếu là đất lâm nghiệp, tạo môi trường cảnh quan cho các khu du lịch: 1.047,32 ha chiếm 85,7 %, đất hồ đầm, suối, thác: 150 ha chiếm 12,3 %, đất xây dựng cơ bản là 24,94 ha chiếm 2%. Các đơn vị du lịch đã làm dự án, quy hoạch chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ về đất đai, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, nộp tiền thuế đầy đủ, hợp đồng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Ba Vì và được các cấp có thẩm quyền giao mốc giới cho từng đơn vị.

Việc sử dụng đất của các đơn vị hoạt động du lịch đã kết hợp hài hoà việc tạo cảnh quan môi trường sinh thái bền vững gắn với kinh doanh du lịch.

Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, các đơn vị hoạt động du lịch đã đầu tư cơ sở hạ tầng như: làm đường giao thông nội bộ; xây dựng các trạm phát sóng mạng di động (Viettel, Mobiphone, Vinaphone, Hà Nội Telecom) 7 trạm với tổng kinh phí là 28 tỷ đồng; xây mới, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, hội trường, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí... Đến nay, đặc biệt Công ty cổ phần du lịch Đầm Long, Công ty cổ phần Xây dựng và Du lịch Ao Vua đã và đang xây dựng cải tạo theo quy hoạch mới, công ty du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên đã đầu tư xây dựng mới khu bể bơi tắm khoáng nóng, giữ được môi trường cảnh quan khang trang, sạch đẹp, tạo sự hấp dẫn đối với du khách. Các đơn vị có sự đầu tư cơ sở vật chất lớn đó là: Ao Vua, Thiên Sơn, Thác Ngà, Khoang Xanh, Đầm Long, Thác Đa, Tản Đà, tổng giá trị trên 50 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị còn bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư các sản phẩm mới phục vụ vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Tổng vốn đầu tư của các đơn vị cho phát triển du lịch đến nay là 340,5 tỷ đồng tại các điểm cụ thể:

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí