Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Sử Dụng Nguồn Nhân Lực


- Thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo NNL dưới sự quản lý của chính quyền Tỉnh, đồng thời có chính sách và định mức cụ thể để các doanh nghiệp đóng góp cho việc sử dụng lao động theo trình độ đào tạo.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo NNL. Huy động vốn đầu tư cho đào tạo nghề thông qua các tổ chức quốc tế UNICEF, UNESCO, WB, và các tổ chức phi chính phủ.

3.2.7.2. Đổi mới cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực

Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta trong thời gian qua cơ chế chính sách sử dụng NNL cũng đã có những đổi mới căn bản theo hướng gắn với cơ chế thị trường. Cơ chế này đã bước đầu phát huy được vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế và gây lãng phí không nhỏ về NNL. Vì vậy cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách sử dụng để phát huy được vai trò to lớn của NNL trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo các nội dung sau đây:

- Thực hiện nhất quán chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường.

- Có chính sách hỗ trợ cho người sử dụng nhiều lao động và có chính sách khuyến khích cơ sở sử dụng lao động áp dụng công nghệ mới để thu hút và khai thác được NNL đã qua đào tạo khắc phục tình trạng chảy máu chất xám.

- Có chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài (những nhà khoa học, các nhà quản lý, kinh doanh giỏi, giáo viên giỏi...) về làm việc trong Tỉnh.

Các giải pháp nêu trên đối với đào tạo và sử dụng NNL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. Kết quả của việc thực hiện thể hiện rõ việc nhận thức và giải quyết một cách linh hoạt, đồng bộ mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng NNL, giữa cung và cầu NNL


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Hà Tây.


Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 12

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, luận văn đưa lại những kết quả sau:

1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một quá trình tất yếu của việc thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu lên một nước công nghiệp sản xuất lớn tiên tiến và xã hội chủ nghĩa. Thực chất của CNH, HĐH ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

2. Kết quả của CNH,HĐH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điều kiện, trong đó NNL là yếu tố và điều quan trọng nhất bởi xét đến cùng nó là nguồn lực của mọi nguồn lực. Song NNL có thể trở thành nguồn lực của mọi nguồn lực hay không, có thể phục vụ tốt cho sự nghiệp CNH, HĐH hay không điều này phụ thuộc rất lớn vào việc xã hội đã đào tạo và sử dụng NNL đó như thế nào? Chính vì vậy đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH có vai trò to lớn, đã và đang được Nhà nước, các địa phương và nhân dân rất quan tâm.

3. Hà Tây đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, việc đáp ứng nhu cầu về NNL thông qua đào tạo cho sự nghiệp CNH, HĐH là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay, là “chìa khoá” của sự thành công đối với Hà Tây trên con đường phát triển kinh tế - xã hội.

4. Trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình, qua khảo sát đặc điểm và thực trạng đào tạo và sử dụng NNL trong thời gian qua ở Hà Tây cho thấy: Hà Tây có nhiều thuận lợi song cũng còn không ít khó khăn. Mặc dù vậy, Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong đào tạo và sử dụng hợp lý NNL, nhưng kết quả của nó so với yêu cầu CNH, HĐH mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn. Tình trạng bất hợp lý trong đào tạo và sử dụng NNL cả về qui mô, cơ cấu, trình độ luôn xảy ra làm cho việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ của CNH, HĐH gặp


khó khăn, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra chậm so với yêu cầu.

5. Trước tình hình đó để khắc phục một cách có hiệu quả những hạn chế, đẩy nhanh việc đào tạo và sử dụng NNL trên con đường phát triển. Hà Tây cần có những phương hướng phát triển đúng đắn. Từ phương hướng chung của CNH, HĐH, luận văn đã đưa ra nhưng định hướng cụ thể của việc đào tạo và sử dụng NNL trong thời gian tới của Hà tây đến 2010.

6. Dưới góc độ nghiên cứu Kinh tế chính trị, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để góp phần khắc phục tình trạng "vừa thừa vừa thiếu" và bất hợp lý về qui mô, cơ cấu, trình độ NNL, khắc phục sự non kém về trình độ, sự tha hoá về đạo đức của một số cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao trình độ NNL để đào tạo ra NNL chất lượng cao cũng như việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đào tạo và sử dụng NNL trên thị trường lao động, đảm bảo sao cho Hà Tây có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động.

7. Tác giả tin tưởng rằng, các phương hướng và giải pháp đưa ra trên cả hai tầm vĩ mô và vi mô nếu được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kiên quyết đủ sức thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng NNL phát triển có hiệu quả phục vụ tốt yêu cầu CNH,HĐH trong thời gian tới ở Hà Tây.

8. Đào tạo và sử dụng NNL là một vấn đề có nội dung rộng lớn và liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH từ năm 2000 - 2010 theo hướng CNH, HĐH Hà Tây cần có những nghiên cứu tiếp theo, mà kết quả của luận văn này chỉ mới là bước đầu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin Toffer (1992), Thăng trầm quyền lự, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

2. Giang Bằng (2004), "Xã hội hoá công tác dạy nghề ,"Báo Hà Tây số (3.014), tr. 1 - 7.

3. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Cục thống kê Hà Tây (1996, 2000 đến 2003), Niên giám thống kê Hà Tây.

8. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, ( 8), tr.20-24.

9. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


12. Đảng Cộng sản Việt nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khoá IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết hội nghị Trung ương 9 khoá IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng bộ Hà Tây (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ lần thứ IX.

21. Bùi Hữu Đức (2004), "Để các làng nghề ở Hà Tây phát triển", Tạp chí Cộng Sản (14), tr. 65-68.

22. Tống Văn Đường (1995), Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động, tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX - 07, Hà Nội.


24. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

27. Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Lê Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 38, tập 41, NXB Tiến bộ Mátxcơva, tr. 364 - 365.

30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đỗ Mười (1996), Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 438 - 474.

33. Phan Thanh Phố (1994), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự gắn bó với phân công lại lao động xã hội”, Tạp chí Lao động và Xã hội.

34. Phan Thanh Phố ( 2001), “Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức”, Tạp chí Kinh tế và phát triển.

35. Nguyễn Duy Quý (1998), “Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, Tạp chí Cộng Sản, (19), tr.24.


36. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây (6/2001), Chiến lược phát triển Giáo dục đào tạo Hà Tây đến năm 2010.

37. Sở Thương mại và Du lịch Hà Tây, Đề án phát triển du lịch Hà Tây 2001 - 2005.

38. Sở Công nghiệp Hà Tây (2000), Làng nghề Hà Tây, XB 2001.

39. Sở Công nghiệp - sở Giáo dục - sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây (1999), Về đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề, nhân cấy nghề mới và giải quyết việc làm.

40. Lê Hữu Tăng (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Thị Thơm (2003), "Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải pháp nâng cao", Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.59-64.

42. Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (2000), Qui hoạch tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội Hà Tây đến 2010.

44. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Hà Tây giai đoạn 2000 đến 2003.

45. Nghiêm Đình Vỳ (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Viện Thông tin (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

47. Hồ Trọng Diện (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.49-53.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023