Còn về ban đêm, lệ treo cờ, bắn súng có sự khác biệt. Việc bắn súng được đình chỉ để tránh sự huyên náo và giữ sự yên bình nơi miền biển. Hiệu cờ được thay bằng một chiếc đèn lồng lớn, chu vi trên dưới 7, 8 thước, trong bọc giấy trắng, ngoài bọc vải the như một tín hiệu đường biển, giúp lái thuyền định được phương hướng và không bị nhầm lẫn vì màu cờ ban đêm thật khó quan sát và phân biệt.
Những quy định chặt chẽ trên chứng tỏ triều Nguyễn rất chú trọng đến hoạt động báo hiệu, lưu thông tin tức nơi cửa biển bằng các tín hiệu. Tuy nhiên, những lệ định này không nhất quán mà thay đổi rất nhiều, nhiều lệ định chỉ được đặt ra trong một thời gian ngắn rồi bị bãi bỏ.
3.3.2.2. Cứu tuất thuyền biển gặp nạn
Dưới triều Nguyễn, khi gặp thuyền bị nạn trên biển (thuyền buôn, thuyền quân, thuyền công cán khác), Tấn thủ chiểu theo lệ định mà có những hành động cụ thể nhằm cứu tuất thuyền bè.
Đối với thuyền buôn nước ngoài bị bão gió đường biển, Nhà nước có những biện pháp cứu giúp như cấp tiền, gạo, cử thuyền đưa về nước để “tỏ ý thương xót người buôn bị nạn” [52, tr.264]. Trên cơ sở nhận thức “thương người bị nạn để rò chính sách nhân từ. Vả đường biển gian hiểm, sóng gió khó lường, gần đây quan quân dân chúng, hoặc đi việc công, hoặc đi buôn bán, lội hiểm lặn sâu, đều là bất đắc dĩ cả, gián hoặc bỗng gặp nạn gió, người sống thì không nơi nương tựa, người chết không ai liệm bọc, xét soi thấy thế, rất đáng xót thương” [66, tr.43], các vua Nguyễn đã ra lệ định cho các cửa biển dự trữ tiền gạo để cấp phát cho người bị nạn phương xa.
Nhiệm vụ cấp tuất đường biển được giao cho các Tấn thủ. Năm 1820, Minh Mạng xuống Dụ, cửa biển các thành dinh trấn “đều dự trữ tiền 100 quan, gạo 100 phương ở thủ sở cửa biển, khi có người bị nạn thì xem việc công hay việc tư, tuỳ bậc mà cấp” [66, tr.43]. Mức độ chẩn cấp cũng được phân theo thứ bậc. Những người do Nhà nước phái đi đường biển làm việc công, nếu là "cai đội, phó đội trở lên, mỗi người cấp tiền 4 quan gạo 1 phương; chánh đội trưởng, đội trưởng thì tiền 2 quan gạo 1 phương; người chết thì số tiền cấp gấp đôi. Binh lính thì tiền 1 quan gạo 1 phương; người chết thì tiền 3 quan. Nhân dân thì cấp 5 tiền và 15 bát gạo; người chết thì 2 quan tiền” [66, tr.43]. Đối với những người gặp sóng gió đường biển khi đang không làm nhiệm vụ thì “Cai đội, Phó đội trở lên, tiền 2 quan gạo 15
bát; người chết thì 3 quan tiền. Chánh Đội trưởng trở xuống đến quân dân thì 3 tiền 10 bát gạo; người chết thì 1 quan tiền” (năm 1820) [66, tr.43].
Đối với thuyền các nước gặp nạn trên phận biển Đại Nam, bên cạnh hoạt động cứu trợ về lương thực, Nhà nước còn giúp sửa chữa tàu thuyền, hỗ trợ trong việc đưa nạn dân về nước, nhất là đối với thuyền nước Thanh và Xiêm. Mức cứu trợ phụ thuộc vào mức độ hòa hiếu trong quan hệ bang giao giữa các nước với Đại Nam và phụ thuộc vào tính chính thống của đoàn thuyền (thuyền dân hay thuyền Nhà nước phái đi). Ví như thuyền nước Thanh và Xiêm được ưu ái hơn thuyền các nước phương Tây trong hoạt động cứu trợ. Trong đó thuyền quân được đối đãi hơn so với thuyền dân gặp nạn.
Dưới triều Nguyễn, mục đích “thương người bị nạn để rò chính sách nhân từ” của hoạt động cứu tuất thuyền gặp nạn được Minh Mạng khẳng định trong Chỉ Dụ năm 1820. Do đó, đối với những quan chức lợi dụng chức phận để trục lợi từ những thuyền gặp nạn, trái với mục đích nhân đạo, đều bị xử phạt nghiêm. Ví như năm 1822, thuyền bị nạn của nước Xiêm đậu vào hải phận phường An Hải (Quảng Ngãi), sau khi cấp tiền gạo cho các thuyền, trấn thần Nguyễn Văn Soạn, Lê Đường Anh “vì trái lệ bắt dân lặn vớt của cho họ, bị phạt 6 tháng bổng” [66, tr.193].
Dù cấp tuất là hoạt động nhân đạo song Nhà nước luôn cảnh giác trước âm mưu của những nước muốn lợi dụng hoạt động này để thực hiện mưu đồ thăm dò, nhòm ngó Đại Nam. Năm 1815, thuyền của sứ thần nước Xiêm sang nước Thanh nộp thuế cống gặp bão vào đậu ở phận biển Bình Định, khẩn xin đến Kinh chầu thăm. Gia Long ban thưởng cho đoàn sứ thần mỗi người 3 tháng lương, hộ tống đến Kinh rồi lại cấp thêm cho mỗi người 5 tháng lương và cho về. Sau đó, vua Xiêm cho sứ thần đến tạ ơn. Khi sứ giả về, tâu xin đi qua Nam Vang để thăm vua Phiên, rồi theo đường Châu Đốc, Hậu Giang mà về nước. Vua cho rằng “đi như thế là có ý nhòm ngó, không cho” [65, tr.900-901].
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Tu Sửa Các Công Trình Phòng Thủ Cửa Biển
- Quan Chế Và Sự Trang Bị Vũ Khí Của Lực Lượng Bố Phòng Cửa Biển
- Nhiệm Vụ Của Các Lực Lượng Bố Phòng Cửa Biển
- Tăng Cường Phòng Bị Đối Với Người Tây Dương Trước Nguy Cơ Xâm Lược (1847-1858)
- Tế Lễ Ở Các Cửa Biển - Biện Pháp An Ninh Đường Biển Về Mặt Tâm Linh
- Hải Cương Dưới Triều Nguyễn Và Vai Trò Của An Ninh - Phòng Thủ Vùng Biển Đảo Đối Với An Ninh Và Nền Độc Lập Quốc Gia
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
Bên cạnh mục đích nhân đạo, hoạt động cứu tuất đường biển đối với nạn dân cũng là một giải pháp hòa bình để đảm bảo sự yên ổn từ phía biển. Qua hoạt động này, Nhà nước thể hiện được tinh thần hòa hiếu, giao hảo trong mối quan hệ bang giao với các nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể kiểm soát chặt các nạn dân, ngăn ngừa vấn nạn như gây rối, thậm chí trở thành cướp biển khi vì mục đích sinh tồn, không còn gì trong tay mà không được cứu giúp. Điều này cũng lý giải vì sao khi
mối quan hệ giữa Đại Nam và Xiêm trở nên căng thẳng, triều Nguyễn lại có thái độ “lạnh nhạt” trong việc cứu giúp thương thuyền nước Thanh buôn bán ở Xiêm gặp bão bị trôi giạt. Đại Nam thực lục có chép sự kiện tháng 2 năm 1834, hơn 100 người bị giạt vào hải phận Vĩnh Long, thái độ của Minh Mạng với những nạn dân này cũng chỉ là: “Nước Xiêm bỏ tình giao hiếu sinh việc thù hằn, vô cớ gây hấn. Những người trong thuyền ấy ở nước Xiêm đã lâu, cũng như người Xiêm vậy. Huống chi người nhà Thanh quen làm trinh thám cho giặc Xiêm, đáng nên trị tội. Nhưng nghĩ đối với lũ tiểu nhân ấy, chẳng thèm nghiêm trách. Vậy sai áp giải đến Nam Vang, do đường bộ, lùa ra ngoài còi” [68, tr.56-57].
Cứu tuất đường biển bên cạnh việc thể hiện tấm lòng nhân nghĩa, thương người bị nạn còn là một biểu hiện mong muốn duy trì sự yên ổn, hòa bình của người Việt. Tuy nhiên, không chỉ riêng Đại Nam, chính quyền phong kiến các nước trong khu vực cũng tiến hành hoạt động cứu trợ đường biển đối với những thuyền bị nạn của Đại Nam. Đại Nam thực lục không ít lần chép sự kiện các đoàn thuyền công cán của Đại Nam gặp gió bão trên biển, được các nước cứu trợ và trở về an toàn.
3.3.2.3. Thu thuế thuyền buôn và kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài
Cửa biển là cửa ngò duy nhất để vào sâu trong đất liền bằng đường thủy, vừa hiểm yếu trong phòng thủ lại lý tưởng để thu lợi. Do đó, đây là nơi kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xâm phạm từ phía biển. Thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá là cách thức khai thác dễ dàng nguồn lợi vị trí cửa biển và kiểm soát hoạt động của các đối tượng này.
Ngay từ khi mới thành lập (năm 1802), triều Nguyễn đã ấn định thuế cảng/thuế cửa biển trong cả nước để khẳng định sự kiểm soát của mình trên toàn lãnh thổ (biển và đất liền). Đó là thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá của dân gian và thuế thuyền buôn của tàu thuyền nước ngoài.
Hoạt động thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá của dân gian thực chất là hoạt động kiểm soát việc khai thác nguồn lợi biển của cứ dân, nhằm ngăn ngừa tệ nạn và giữ yên miền biển. Khi đó, Tấn thủ là người được chiểu theo luật mà thu thuế thuyền buôn theo kích thước thuyền và theo hàng hóa vận chuyển, thu thuế thuyền đánh bắt hải sản của dân gian (xin được trình bày cụ thể hơn ở phần 4.4.1.3 và 4.4.2.2 của chương 4).
Đối với thuyền buôn nước ngoài, theo quy định của Nhà nước, các tàu thuyền này đến Đại Nam buôn bán đều phải nộp nhiều khoản thuế. Ngay từ năm 1803, lệ thuế đã trở nên rò ràng và chặt chẽ. Khi đó, lệ thu được dựa trên 3 cơ sở: thứ nhất, đối tượng tàu thuyền (thuyền buôn từ quốc gia hay từ các địa phương trong quốc gia đến buôn bán); thứ hai, theo bến cảng mà tàu thuyền cập bến; thứ ba, theo kích thước thuyền (được tính theo bề ngang của thân tàu, thuyền). Chính sách thuế thuyền buôn ngoại quốc dưới triều Nguyễn khá phức tạp, đòi hỏi người đảm trách nhiệm vụ thu thuế phải có sự phân biệt chính xác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngoài nhiệm vụ thu thuế, các Tấn thủ còn chiểu theo luật pháp, kiểm soát chặt thuyền buôn ngoại quốc qua thủ tục xuất, nhập cảng và giám sát việc thực hiện lệ cấm của thuyền buôn để phòng ngừa mối tệ và tránh thất thoát nguồn thu.
Đối với những thuyền đến Kinh thành buôn bán, năm 1824, Nhà nước quy định thủ tục nhập cảng theo trình tự: Khi thuyền buôn đến cửa biển, ty Thương bạc cử nhân viên đến đo khám thuyền, sau đó trình bày vào “sớ sách” để tâu lên vua. Quan cai tàu làm nhiệm vụ thu tiền thuế cảng và thuế hàng hoá. Số tiền đó được kê vào sổ sách để đến tháng 10 quan cai tàu làm thành 2 bản sổ Giáp, Ất dâng lên vua để xin đóng dấu kim bảo. Sau khi đóng dấu kim bảo, bản Giáp được giao cho bộ Hộ, bản Ất do quan cai tàu giữ. Số tiền thuế quan cai tàu nộp vào kho và nhận đơn để làm bằng.
Đối với các tỉnh, thuyền buôn khi ra vào cảng, quan địa phương phải cử người “đi nhanh” tới hộ dẫn và khám đo kích thước, tra xét bài thuyền để thu thuế. Người coi giữ cửa biển có trách nhiệm thu tiền thuế, gồm thuế vào cảng, thuế hàng hoá, sau đó nộp cho quan địa phương để làm 3 bản sổ Giáp, Ất, Bính. Theo quy định năm 1812, đến tháng 10, quan địa phương nộp tiền thuế về kho Kinh; 3 bản sổ được dâng lên vua để đóng dấu kim bảo. Sau đó bản Giáp được giao bộ Hộ, bản Ất giao quan cai tàu, bản Bính đưa về địa phương. Cũng trong năm 1812, Nhà nước cho chia tiền lễ quan cai tàu làm 10 phần, 1 phần cấp cho quan cai tàu, chín phần lại
hợp làm 7, trong đó 2 phần ban cho tả hữu cung tần, 2 phần cho vò ban và mệnh phụ1, 1 phần cho văn ban và mệnh phụ [52, tr.254].
Riêng thuyền buôn Tây dương, quy định năm 1835 ghi rò: thuyền đỗ ở cửa biển Đà Nẵng, “ngoại trừ là chiến thuyền hoặc có sự thể nào khác, còn thì cho đồn ấy lập tức một mặt trình tâu, một mặt sức rò cho tỉnh, tỉnh ấy xét lời báo, lại tiếp tục tâu
lên để tỏ ý thận trọng; ngoài ra là thuyền buôn tới đỗ, cho đồn Đà Nẵng hỏi rò trình bày tâu lên và đem hàng hoá thuyền ấy khai riêng vào đơn, xong rồi đưa nộp kèm vào, rồi một mặt tư báo tới tỉnh, tỉnh ấy xét lời báo ở đồn, tư vào bộ để lưu chiểu” [52, tr.257].
Về việc kiểm soát thuỷ thủ và hành khách trên thuyền, năm 1805, Nhà nước quy định chủ thuyền phải kê khai đủ tên, họ, quê quán trong sổ, nộp cho quan địa phương. Đến ngày về, số người muốn ở lại, số người đáp thuyền tăng thêm lại được kê khai vào sổ. Trên cơ sở đó, hàng năm quan cai tàu đóng thành sách dâng nộp.
Dưới triều Nguyễn, việc “chở trộm” cư dân Đại Nam ra nước ngoài bị nghiêm cấm. Do đó, kiểm soát thủy thủ và hành khách cũng là một cách để Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động bất hợp pháp này. Theo lệ định năm 1809, “thuyền Hà Tiên, Xiêm La tới buôn bán, hôm vào cảng quan sở tại sức chiếu giấy thông hành điểm nhân khẩu trong thuyền, đến hôm về như có chở trộm dân nước ta không kể trai gái già trẻ từ 1 người trở lên, bị người tố cáo thì theo luật kết tội thuyền chủ phải 100 trượng đồ 3 năm. Nếu người trong thuyền có tên nào chở trộm, cũng xử như thế, thuyền chủ phải 600 trượng, những người trong thuyền đều bị 50 roi, của cải nộp vào quan hết. Như người trong thuyền tố cáo ra thời của riêng được miễn, còn người khác tố cáo ra bán hết của cải hàng hoá trong thuyền đủ 100 quan sung thưởng cho, như của cải trong thuyền không đủ số thưởng, quan sở tại cho tiền kho ra đủ số để sung thưởng” [52, tr.261].
Bên cạnh đó, khi thuyền ra vào cửa biển, quan coi giữ cửa biển phải nghiêm xét các loại hàng cấm mà thuyền buôn không được phép đưa vào Đại Nam hoặc mang về nước. Theo quy định, các mặt hàng thuyền buôn không được phép đưa ra khỏi cửa biển chủ yếu là các loại hàng hóa quý như trầm hương, kỳ nam, gạo, muối, vàng bạc, tiền. Các mặt hàng cấm đưa vào chủ yếu là thuốc phiện và sách Tây dương. Năm 1839, Minh Mạng quy định thuyền nước Thanh tới buôn bán phải cam kết nếu “ẩn giấu các tạp hoá tầm thường, hoặc các hạng quý giá châu ngọc gấm vóc cam chịu chiếu lệ tính tang vật kết tội và đưa hàng hoá giấu giếm sung công. Nếu
lại dám kèm mang thuốc phiện là của cấm cùng người lạ mặt, sách lạ1 cam chịu tội
chết và đem hết thảy hàng hoá trong thuyền sung công không còn hối hận” [52,
1 Tức người Tây dương và sách vở Tây dương (sách đạo Thiên chúa)
tr.262]. Sau khi đã có cam kết mà vẫn khám xét ra thì không những người cất chứa bị trị tội mà phái viên tra xét không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị răn bảo, quan địa phương cũng bị nghiêm xét. Nếu thuyền buôn không vi phạm lệ cấm mà viên quan tra xét cùng người giữ đồn cố tình gây khó dễ thì đều bị trị tội nặng [52, tr.262- 263]. Đó không chỉ là quy định đối với thuyền nước Thanh, thuyền buôn các nước cũng theo lệ định tháng 10 năm 1839 mà thi hành.
Theo lệ định tháng 10 năm 1839, ngay khi thuyền buôn ngoại quốc đến cửa biển, Tấn thủ có trách nhiệm “chiểu theo lệ cũ thân mang theo lại lệ, xuống thuyền kiểm tra. Nếu là thuyền mới lần đầu trước hết nên hiểu thị những điều lệ cấm, cho họ được rò. Nếu họ chịu mang ngay thuốc phiện ra nộp thì chuẩn cho miễn tội; nếu họ không chịu thú nộp thì lập tức cho cùng với những thuyền vẫn đến buôn cũng cam đoan thực nặng”. Lời cam đoan đó mang nội dung: “Nếu trong thuyền dám có mang theo thuốc phiện hay chứa giấu thuốc phiện ở đâu, hoặc thuê mượn hạng thuyền nào mang giúp thì cam chịu tội chết” [69, tr.585].
Các thuyền sau khi đã làm bản cam kết mà vẫn khám xét ra thuốc phiện thì không chỉ chủ thuyền, các lực lượng liên đới đều bị xét xử. Mức phạt không dựa vào mức độ quen thuộc một lần hay nhiều lần đến Đại Nam buôn bán mà phụ thuộc vào khối lượng thuốc phiện thuyền cất giấu. Những chủ thuyền cất chứa thuốc phiện dưới 1 cân trở sẽ bị xử “giảo giam hậu”, từ 1 cân trở lên thì bị “giảo lập quyết”. Thuyền và hàng hoá của can phạm đều tịch thu sung công. Thuyền chài, thuyền buôn trong nước nhận thuê chuyển thuốc phiện lên bờ, “cửa hiệu trong phố” nhận tiền thuê đem đi cất giấu đều bị xử cùng một mức với chủ thuyền, gia sản đều bị tịch thu. Người cùng thuyền biết mà không báo bị “đánh 100 trượng, đồ 3 năm” (mức xử giảm hơn so với chính phạm 2 bậc). Nếu người cùng thuyền vì “ăn tiền”
mà không tố cáo thì “tính tang vật khép vào tội “uổng pháp”1 theo mức nặng nhẹ.
Những người cáo giác đúng sự thực thì “tang vật không tới 1 cân trở xuống, thưởng 150 quan; 1 cân trở lên, thưởng 200 quan” [69, tr.585].
Thuyền công phái đi ngoại quốc, bất kể quan lại hay quân lính trên thuyền nếu mua giấu “thuốc phiện sống chín” mang về, số lượng dưới 1 cân, quan lại, quân lính sẽ bị xử “trảm giam hậu”, 1 cân trở lên bị xử “trảm lập quyết”, tài sản của kẻ can
1 Làm queo pháp luật
phạm bị tịch thu. Thuyền buôn, thuyền chài nhận tiền thuê chuyển thuốc phiện lên bờ, cửa hiệu trong phố nhận thuê chuyển thuốc phiện đi giấu đều đồng tội với chính phạm và cũng bị tịch thu gia sản. Người cùng thuyền biết mà không báo sẽ bị đánh 100 trượng, phát lưu 3.000 dặm (mức phạt kém chính phạm một bậc), nếu vì “ăn tiền” mà không báo sẽ bị tính số tang vật khép vào tội “uổng pháp” để xét xử. Những người cáo giác đúng sự thật sẽ được mức thưởng cao hơn so với tố giác thuyền buôn. Tang vật dưới 1 cân, người cáo giác được thưởng tiền 200 quan, 1 cân trở lên được thưởng 250 quan.
Những người giữ chức phận thi hành nhiệm vụ mà sai phạm cũng bị nghiêm xử. Quan lại, lệ, dịch đồn cửa biển và quan khám xét do Kinh thành hay các tỉnh phái đi cố ý dung túng thì dù nhận tiền hay không nhận tiền hối lộ cũng đều bị xử cùng tội với kẻ phạm. Những quan lại bị tội không đến mức xử tử nhưng tính tang vật đến mức bị xử tử thì cũng bị xử theo mức nặng này. Đối với những “người tri tình mà để cho làm thì xử kém tội kẻ can phạm một bậc” [69, tr.586]. Trong trường hợp không khám xét ra do “sơ suất”, người khám xét sẽ bị “đánh 100 trượng, cách
bỏ chức, việc”. Những người tận tâm kiểm xét, phát hiện thuốc phiện ở thuyền buôn được thưởng theo mức giảm một nửa so với số tiền thưởng của người cáo giác1, còn nếu là quan lại thì được thưởng tăng 2 cấp [69, tr.585-586].
Đối với những người “vu cáo người khác hút vụng thuốc phiện nấu bán, mang theo hay tàng trữ thuốc phiện, đều chiểu luật “vu cáo” giảm kém một bậc mà xét nghĩ; duy có vu cho người ta đến tội chết mà đã chót xử quyết rồi, thì phải tội phản toạ xử tội chết, không chuẩn cho được giảm bậc. Kẻ nào mượn cớ những điều nghiêm cấm mà khua gò, sinh sự quấy nhiễu làm khổ thường dân thì chiểu lệ những kẻ côn đồ hung ác sinh sự nhiễu dân mà nghĩ xử đem đi đày, nếu nhân thế mà doạ nạt lừa dối người lấy tiền, thì tính theo tang vật, khép vào tội làm queo pháp luật theo mức nặng mà nghĩ xử.
Trong trường hợp một người mà phạm nhiều tội kể trên thì sẽ bị xử theo tội nặng nhất, nếu các mức tội cùng ngang nhau thì xử theo một tội [69, tr.586].
Không chỉ có sự khác biệt trong thu thuế thuyền buôn mà trong các hoạt động kiểm soát khác, thái độ và chính sách của nhà Nguyễn cũng có sự phân biệt khá lớn
1 Tức là một nửa của mức thưởng 150 quan cho tang vật thuốc phiện dưới 1 cân và 200 quan cho 1 cân trở lên.
đối với thương nhân phương Tây và thương nhân phương Đông, nhất là thương nhân người Thanh.
Các nước phương Đông như nước Thanh, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương quần đảo/Tân Gia Ba, Xiêm La là đối tượng buôn bán và trao đổi chính của triều Nguyễn, trong đó đáng kể nhất là thuyền buôn người Thanh.
Trong quan hệ bang giao với Trung Hoa rộng lớn và hùng mạnh, từ lâu mối quan hệ từ phía Đại Việt đã là ngoại giao thần phục. Điều này chi phối rất lớn đến thái độ và cách ứng xử của những người đứng đầu Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với thương nhân Trung Hoa. Dưới triều Nguyễn, chính sách ngoại thương của Nhà nước giành cho thương nhân Trung Hoa mềm mỏng, thông thoáng hơn so với thương nhân của hầu hết các nước khác trong khu vực. Dưới triều Nguyễn, chính sách này cũng không ngoại lệ. Nhà nước cho phép thuyền buôn nước Thanh được vào tất cả các cửa biển, được lên bờ, tự do đi lại thông thương và lập phố buôn người Hoa. Tuy nhiên để phòng ngừa tệ gian, Nhà nước quy định chặt chẽ về việc thương nhân người Hoa đã lập phố buôn thì không được phép ra biển thông thương. Quan điểm này được Minh Mạng nhiều lần khẳng định và lý giải nguyên nhân: “cấm người Thanh không được ra biển thông thương, thực là lệ đặt ra để ngăn tệ, phòng gian”.
Trong quan hệ buôn bán giữa Đại Nam với các nước Đông Nam Á biển và hải đảo, tuy Nhà nước chưa đặt quan hệ bang giao như với Trung Quốc nhưng việc trao đổi mua bán vẫn diễn ra theo hướng ngày càng thường xuyên hơn. Trong đó, các vua Nguyễn nghiêm cấm việc bán gạo theo đường biển cho các nước khác nhưng lại khuyến khích thuyền buôn các nước chở gạo đến bán, nhất là thuyền buôn Hạ Châu. Thương nhân Hạ Châu được Nhà nước tha giảm thuế rất nhiều khi đến bán gạo ở Hà Tiên. Hầu như không thấy trường hợp thuyền buôn các nước này bị khước từ, nhưng việc trao đổi của triều Nguyễn với nước này chiếm tỉ lệ không lớn [17, tr.57].
Đối với thuyền buôn và người Tây dương, chính sách thông thương và kiểm soát các hoạt động được quy định ngày càng chặt chẽ.
Dưới triều Gia Long, chính sách của Nhà nước đối với thương nhân phương Tây khá thoáng mở bởi chính sách “trả ơn” của vua Gia Long. Tuy nhiên, do nhiều năm tiếp xúc và gắn bó với người Pháp, hơn ai hết, Gia Long cũng nhận thức rò